Những cảnh tượng hiếm cả đời bạn chưa chắc đã được nhìn thấy dù chỉ một lần
Từ mưa sét đến nham thạch xanh tím, những cảnh tượng này chắc chắn sẽ khiến bạn tin rằng thiên nhiên còn vô vàn những điều kí thú tưởng như chỉ có trong mơ.
Một trong số những điều tuyệt vời nhất về thế giới tự nhiên đó là nó hoàn toàn khó đoán trước. Cứ khi nào bạn nghĩ rằng chẳng còn gì để khám phá nữa, thì thiên nhiên lại chứng minh cho bạn thấy có những thứ đáng kinh ngạc vẫn tồn tại mà bạn không thể tưởng tượng ra.
Ngay cả những người đã đi quanh quả địa cầu vẫn còn chưa chứng kiến hết sự vĩ đại của thế giới tự nhiên. May mắn thay, các nhiếp ảnh gia trên thế giới đã cố gắng thu lại được những kì quan này trên những thước phim của mình. Dưới đây là những cảnh tượng độc đáo, kì lạ và không kém phần ấn tượng của những hiện tượng tự nhiên cực hiếm trên Trái Đất.
1. Mưa sét
Cảnh tượng tuyệt đẹp nhưng kinh sợ cho thấy sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên.
Nếu như bạn là người sợ sấm sét thì có lẽ bạn sẽ không muốn đến nơi này! Tại cửa sông Rio Catatumbo ở Venezuela, sấm và sét thường xuyên đánh xuống đây với tần suất có thể lên tới 160 ngày trong một năm. Con số này tương đương với 159 cơn bão! Dù vậy không thể phủ nhận rằng cảnh tượng này vô cùng đẹp mắt.
2. Đá chảy máu
Một “hòn đá” mang hình dáng kì lạ trên bãi biển?
Nhưng nó ẩn chứa bí mật khó tin bên trong.
Nếu bạn có tình cờ đi ngang quá đống “đất đá” này trên bãi biển, thì có lẽ bạn sẽ chỉ nghĩ đó là một hòn đá ngộ nghĩnh thôi và không để ý nhiều lắm. Nhưng những sinh vật biển nằm ở bờ biển Chile này lại ẩn giấu một bí ẩn thú vị.
Chúng thực chất chính là loài pyura chilensis, một sinh vật biển thuộc họ sống đuôi tương tự như một khối cơ quan bên trong một tảng đá. Pyura chilensis kiếm ăn bằng cách hút nước biển và lọc vi sinh vật. Mặc dù có vẻ ngoài xấu xí nhưng pyura chilensis là nguồn thức ăn chính cho những cư dân sinh sống tại khu vực Chile.
3. Cây mạng nhện
Những tán cây bị bọc kín trong mạng nhện mỗi khi bão lũ xảy đến.
Tại Pakistan, những đợt nước bão lũ dâng cao khiến cho loài nhện không thể xây tổ ở dưới tầng mặt đất được. Khi mực nước bắt đầu dâng, những con nhện sẽ trèo lên ngọn cây cao và gần như bọc kín cái cây bằng những tấm mạng nhện rất dày để bảo vệ tổ của chúng khỏi bão tố gió lốc.
Mặc dù đây là cách thức vô cùng sáng tạo của lũ nhện để bảo vệ tổ của mình, việc này có thể gây tổn hại cho cây cối về lâu về dài.
4. Mây thấu kính
Video đang HOT
Các lớp mây mỏng xếp chồng lên nhau đều đặn đến không tưởng.
Từng tầng mây mỏng xếp chồng lên nhau tựa như những lớp kính nằm lơ lửng bên trên ngọn núi Phú Sĩ (Nhật Bản) trông giống hệt một sản phẩm chỉnh sửa kĩ thuật số, nhưng lại hoàn toàn có thật! Bí mật đằng sau sự hình thành mây này đó là do mây bị cắt đứt đoạn bởi những đợt gió mạnh tràn qua đỉnh núi.
5. Túm lông băng
Những sợi băng mỏng manh này trông xa giống như túm lông hoặc sợi tơ trắng tinh khôi.
Nếu bạn bất ngờ bắt gặp cảnh tượng này khi đang leo núi thì có lẽ bạn sẽ nghĩ đây là bộ tóc giả của ai đó làm rơi. Tuy nhiên, những gì bạn thấy ở đây chính là những sợi băng cực mỏng bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên pseudomonas syringae, một loại khuẩn hình roi. Chúng là thủ phạm khiến nước trong thực vật bị đóng băng ở nhiệt độ -4 đến -2 độ C và tạo ra cảnh tượng kì thú trên.
6. Sông nằm trong sông
Bạn nghĩ rằng anh chàng kia đang ngụp lặn dưới một con sông vào ban đêm phải không?
Thật ra người thợ lặn này đang ở dưới một con sông và giả vờ câu cá bên thềm một dòng sông ngầm bên dưới.
Những bức ảnh chụp tại Mexico này trông có vẻ bình thường, cho đến khi bạn nhận ra rằng chúng thực ra được chụp dưới mặt nước! Những vật chất đặc bị chìm xuống đáy sông, tạo nên một dòng chảy thứ hai nằm bên dưới.
Hang động Cenote Angelita, nằm ở Bán đảo Yucatan (Mexico) là nơi xảy ra hiện tượng độc đáo này. Một lớp mỏng khí hydrogen sulfate tách biệt giữa nguồn nước ngọt bên trên và nước mặn bên dưới, khiến những người đi lặn có thể bơi trong lớp khí này và tạo nên ảo giác sông nằm trong sông.
7. Sét núi lửa
Sét không chỉ có trên trời, núi lửa cũng có thể tạo ra được cảnh tượng này.
Khi một ngọn núi lửa phun trào, bạn nghĩ rằng chỉ có khí bụi và dòng chảy magma cực nóng thôi ư? Thật ra, núi lửa phun trào có thể tạo ra những cơn bão phóng điện giống như bức ảnh ấn tượng trên đây.
Các nhà khoa học tin rằng những hạt điện tích gây ra sét núi lửa chính là bắt nguồn từ các vật chất giải phóng từ núi lửa và quá trình hình thành điện tích ở bên trong đám khói bụi khi di chuyển trong không khí. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác của hiện tượng này vẫn đang gây tranh cãi.
8. Đá biết đi
Mặc dù không có chân, các hòn đá tại Thung lũng Chết ở Mỹ dường như có thể tự bò đi dọc trên cát.
Tại thung lũng Chết ở California (Mỹ) người ta có thể nhìn thấy những hòn đá tảng để lại những vệt dài trên cát như thể chúng đã tự bò đi một quãng dài mặc dù không có ai động vào chúng. Vậy chúng đã làm điều đó bằng cách nào?
Bí mật của hiện tượng này đó là: vào buổi tối hoang mạc trở nên cực lạnh nên quanh tảng đá hình thành nên một lớp băng giá mỏng. Thứ này đã khiến các hòn đá trượt đi trên mặt cát và để lại dấu vết như trên.
9. Cây cầu vồng
Loài cây tưởng như chỉ có trong truyện cổ tích này thật ra lại hoàn toàn có thật.
Bạn không nằm mơ đâu – thực sự có tồn tại cây sặc sỡ bảy sắc cầu vồng như thế này! Loài cây độc đáo mang tên eucalptus deglupta, hay khuynh diệp cầu vồng, được tìm thấy tại Philippines và Indonesia. Khi lớp vỏ cây chết đi, các phần khác nhau của vỏ cây sẽ diễn ra quá trình này với tốc độ khác nhau, tạo nên những mảng màu đối lập và hiệu ứng tuyệt đẹp trên.
10. “Nham thạch xanh tím”
Vẻ đẹp cực lạ của núi lửa Kawah Ijen khi phun trào.
Núi lửa Kawah Ijen tại đảo Java (Indonesia) trông như thể phun trào nham thạch màu xanh tím, nhưng thật ra lại không hẳn là vậy. Hiện tượng này được gây ra bởi một phản ứng hóa học giữa khí sunfua của núi lửa và khí oxy được đốt cháy bởi nham thạch, tạo ra thứ lửa màu xanh ánh tím bao phủ dòng lava.
Kì thực, nham thạch của Kawah Ijen không có gì khác biệt so với ở các ngọn núi lửa khác, tất cả là nhờ lượng khí sunfua cực lớn được giải phóng ở áp lực và nhiệt độ cao cùng với nó.
Khánh Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Thấy "cát vàng" nổi lềnh bềnh trên biển, các thủy thủ tới xem và không tin vào mắt mình
Những thủy thủ chứng kiến cảnh tượng trên đã không thể tin điều diễn ra ngay trước mắt mình.
Các thủy thủ đã vô cùng sửng sốt khi chứng kiến tận mắt khoảnh khắc một hòn đảo mới được "chào đời" ngay giữa biển nước mênh mông sau khi một ngọn núi lửa phun trào dưới đáy biển.
Ngay giữa vùng nước mênh mông bỗng xuất hiện một hòn đảo thứ thiệt.
Đội thuyền viên của du thuyền Maiken đang ra khơi tại phía Nam Thái Bình Dương, gần quần đảo Vava'u ở Tonga thì bất chợt để ý thấy vùng biển đằng xa bỗng dưng đổi màu sẫm lại. Sau đó, khi họ tiếp cận, vùng biển này đột nhiên biến thành đất đá một cách đầy bí ẩn.
Các thủy thủ tàu Maiken nhận thấy một vùng biển khác thường đằng xa.
Họ quyết đinh lái thuyền lại gần để xem xét.
Cả một "bãi biển" mênh mông mở ra trước mắt.
Rất nhanh chóng, đoàn thủy thủ nhận ra "mảnh đất" này làm từ đá bọt.
Không lâu sau, cả một vùng đất lớn hiện ra, sủi bong bóng trồi lên khỏi mặt nước "tựa như sa mạc Sahara với những bãi cát mênh mông trải dài hết tầm mắt", theo như đoàn thủy thủ kể lại.
Bỗng dưng bãi biển xuất hiện giữa đại dương mênh mông.
Có người ví cảnh tượng này như sa mạc Sahara với những cồn cát trải dài bất tận. Đuôi tàu vạch một đường vạch dài trên lớp đá bọt dọc theo đường nó đi vào.
Đoàn thủy thủ đã ghi lại hiện tượng đặc biệt này bằng nhiều bức ảnh đáng chú ý được chụp trong lúc họ bơi thuyền đến gần nó để xem xét.
Sau khi cập bến "mảnh đất lạ", đoàn đã quyết định lái du thuyền tiến vào bề mặt lớp đá bọt thêm một chút nữa. Lúc này họ nhận ra thuyền của mình để lại một vệt dài sau đuôi tàu, cắt một đường vào lớp đá bọt.
Đi được một quãng, họ bỗng nghe thấy một tiếng rung chuyển từ xa. Khi họ quay lại hướng về phía tiếng động cách đó vài dặm, họ ngay lập tức nhìn thấy nước đang sủi bọt trên mặt biển. Đó chính là một ngọn núi lửa ngầm đang phun trào, cũng là nguồn gốc tạo ra vùng đá bọt nói trên. Đoàn thuyền mới thả neo và chiêm ngưỡng cảnh tượng kì lạ trước mặt.
Xa xa, họ nhìn thấy nước sỏi bọt trắng xóa...
Tiếp theo là một cột khói bốc lên mù mịt, đám khói dần che phủ kín cả bầu trời.
"Chúng tôi nhìn thấy một cột khói đen bốc lên trong không trung, và lúc đó chúng tôi hiểu ra đó chắc hẳn phải là một ngọn núi lửa", thủy thủ người Thụy Điển Fredrik Franson kể lại với tạp chí Discover.
"Cứ như thể có một cái gì đó đang cháy âm ỉ và bốc khói đen giống như than vậy, và khi ngọn núi lửa phun trào, chúng tôi có thể thấy các vật chất đất đá bắt đầu đùn lên". Một hòn đảo dần dần hiện ra ngay trên mặt nước.
Có thể nhìn thấy khá rõ hình dáng nhấp nhô của hòn đảo nhỏ mới ra đời.
Và lúc đó họ tận mắt chứng kiến một hòn đảo thực sự đang hình thành ngay trước mắt họ ở tại các nơi đáng lẽ ra phải là ngọn núi lửa ngầm Home Reef. Toàn bộ đoàn thủy thủ sững sờ không tin vào cảnh tượng mà họ đang nhìn thấy. Họ thậm chí còn lái thuyền lại gần để xem cho rõ, khẳng định rằng mình không phải đang bị ảo giác.
Đây quả thực là sự kiện cả đời có một, bởi lẽ dù các vụ phun trào dưới nước có thể xảy ra hàng chục lần một năm, chúng thường diễn ra tại những vùng biển xa xôi hoặc ở dưới độ sâu mà con người không thể tiếp cận được.
Cảnh tượng mà đoàn thủy thủ chứng kiến quả thật là sự kiện trăm năm có một.
Sự việc này đã khiến các nhà khoa học chú ý, nhưng lúc họ có thể tiếp cận hòn đảo khoảng 6 tháng sau, phần nhiều hòn đảo đã bị sóng biển cuốn trôi, bao gồm một phần dạt vào bờ Queensland, Australia cách đó khoảng hơn 3000km. Dù vậy, những hiện tượng núi lửa ngầm phun trào có tác động lâu dài đối với môi trường, vì chúng thu hút nhiều loài động vật như hàu, san hô, tảo và sò biển.
Khánh Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Những hiện tượng thời tiết cực lạ nhưng hoàn toàn có thật Từ những cơn mưa ếch và cá cho đến sét hòn, dưới đây là danh sách những hiện tượng thời tiết lạ lùng khiến bạn khó có thể quên nếu đã trải qua một lần trong đời. "Nắng mưa là chuyện của trời", có quá nhiều kiểu thời tiết và khí hậu khiến cho cả những chuyên gia cũng khó mà nhớ hết...