Những cánh thư gửi từ Trường Sa
‘Không xa đâu Trường Sa ơi…’. Đó là những cảm xúc dâng trào từ trong sâu thẳm mỗi người dân, mỗi cán bộ, chiến sỹ… lần đầu tiên được tận tay mang những lá thư gửi cho người thân ở trong đất liền.
Dòng chữ “Nơi gửi” trên bì thư, là những địa danh rất đỗi thân thương: xã Sinh Tồn; thị trấn Trường Sa… Hòm thư nhận những lá thư đó, là điểm bưu điện văn hóa xã đảo Sinh Tồn, điểm bưu điện văn hóa thị trấn Trường Sa vừa được khánh thành và đi vào hoạt động vào cuối tháng 4/2014.
Buổi sáng ngày 23/4/2014 là một buổi sáng bận rộn trên xã đảo Sinh Tồn. Với người dân, với các cán bộ, chiến sỹ đang sinh sống và làm việc trên xã đảo, ngày hôm nay sẽ là một ngày đặc biệt.
Xã đảo có thêm một công trình mới: điểm bưu điện văn hóa xã được hoàn thiện và khánh thành, đưa vào hoạt động.
Từ ngày hôm nay, những lá thư, những bưu kiện… từ đảo xa gửi về đất liền sẽ được thực hiện ngay trong xã đảo.
Người dân sẽ không còn phải chờ đợi những chuyến tàu từ đất liền ra làm trung gian trung chuyển, làm cầu nối vận chuyển như những thời điểm trước đó. Họ sẽ được tận tay mang thư từ, bưu phẩm của mình gửi vào hòm thư của bưu cục trên xã đảo.
Căn phòng rộng rãi, khang trang chừng vài chục mét nằm ở cuối dãy nhà thuộc trụ sở ủy ban nhân dân xã Sinh Tồn. Nó được dành để đặt điểm bưu điện văn hóa xã.
Đích thân Phó TGĐ Tổng cty Bưu điện Việt Nam Nguyễn Quốc Vinh, GĐ Bưu điện tỉnh Khánh Hòa cùng các nhân viên bưu chính trực tiếp lắp đặt các thiết bị cuối cùng để bưu cục hoàn thiện, đi vào hoạt động.
Tấm biển “Bưu điện văn hóa xã Sinh Tồn” được gắn ngay ngắn trên bức tường quét vôi vàng. Hòm thư được gắn ngay cửa chính, gần lối ra vào. Bàn ghế dành cho nhân viên bưu điện, bộ máy điện thoại bàn liên lạc, tem thư, bì thư… cũng được chuẩn bị tươm tất, đầy đủ…
Đúng 09h30 sáng ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông, ông Nguyễn Thành Hưng; Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Tương, Chuẩn Đô đốc, Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân; Phó TGĐ Tổng công ty Bưu điện Việt Nam Nguyễn Quốc Vinh đã cắt băng khánh thành Điểm Bưu điện Văn hóa xã đặt tại xã đảo Sinh Tồn.
Điểm BĐ-VHX đảo Sinh Tồn mang số hiệu 654810. Nó có chức năng cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích, bưu phẩm, bưu kiện; tổ chức hoạt động đọc sách báo miễn phí; cung cấp dịch vụ internet thông qua kết nối đường truyền với TCty Viễn thông Quận đội Viettel; các dịch vụ khác theo quy định…
Về cơ sở hạ tầng: mặt bằng điểm bưu điện văn hóa dùng chung trụ sở với UBND xã. Nhân lực của hai điểm bưu điện này được sử dụng chuyên viên tài chính kế toán của UBND xã kiêm nhiệm nhân viên điểm BĐVHX.
Video đang HOT
Đường thư được vận chuyển theo tàu cung cấp nhu yếu phẩm tiếp tế cho đảo Trường Sa do tiểu đoàn 46 phụ trách với tần suất 01 – 03 tháng/lần.
Ngoài ra, các cơ sở vật chất khác được trang bị cho hai điểm bưu điện văn hóa xã này cũng được Tcty Bưu chính Việt Nam trang bị đầy đủ, như bàn ghế, bảng hiệu, đồng phục nhân viên, bảng hiệu, máy vi tính, máy in, Dcom 2G, máy điện thoại homephone…
Bộ Thông tin – Truyền thông đã trao tặng mỗi điểm bưu điện văn hóa xã tại Trường Sa Lớn và Sinh Tồn một tủ sách với hơn 100 đầu sách để phục vụ các cán bộ, chiến sỹ quân nhân trên đảo.
Ngay sau khi lễ khánh thành điểm Bưu điện VH xã đảo Sinh Tồn kết thúc, rất nhiều cán bộ, chiến sỹ và các đại biểu trong đoàn công tác thăm và làm việc với quân dân trên quần đảo Trường Sa đã gửi thư về đất liền tại Bưu cục xã đảo Sinh Tồn.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, Chuẩn đô đốc Nguyễn Ngọc Tương – Thiếu tướng, Phó chính ủy Bộ Tư lệnh Hải quân; cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên đảo Sinh Tồn đều trực tiếp mang lá thư gửi vào hòm thư được gắn trên tường, ngay cửa ra vào của bưu cục.
Ai cũng có chung một niềm hạnh phúc, hân hoan, tự hào, một niềm vui nho nhỏ. Những lá thư họ gửi từ Trường Sa là món quà tinh thần đầy ý nghĩa dành cho người thân ở đất liền.
Theo thông tin từ Tổng cty Bưu điện Việt Nam: Hai điểm bưu điện văn hóa này thực chất chỉ là mở rộng thêm chứ không phải xây dựng mới.
Từ năm 1985, Tổng cty Bưu điện Việt Nam đã thành lập bưu cục cấp 3 Trường Sa, số hiệu 654800 đặt tại bán đảo Cam Ranh. Tình hình kinh doanh, phục vụ tại bưu cục Trường Sa mang lại nguồn thu khá lớn cho ngành bưu điện.
Tính riêng năm 2013, tổng sản lượng bưu kiện là 1.167 cái, doanh thu đạt 60 triệu đồng/năm. Dịch vụ chuyển phát nhanh sản lượng 850 cái, doanh thu đạt 40 triệu đồng; dịch vụ chuyển tiền đạt 6.807 phiếu chuyển tiền, doanh thu đạt 520 triệu đồng/năm.
Việc mở rộng hai điểm bưu điện văn hóa xã tại đảo Trường Sa Lớn, đảo Sinh Tồn, dấu bưu cục đến và đi từ hai điểm bưu điện này sẽ được đóng dấu có tên của hai địa danh nói trên.
Đây cũng là điều khẳng định chủ quyền của chúng ta đối với vùng quần đảo thân yêu của Tổ quốc , và khẳng định cuộc sống tại các đảo những năm qua luôn được đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo đời sống quân dân trên đảo như trên đất liền.
Play
Kiên Trung – Xuân Quý
Theo_VietNamNet
Bí mật lá thư gửi thế hệ năm 2100 ở Hòa Bình
Tại sân Nhà truyền thống Nhà máy Thủy điện Hòa Bình có khối bê tông hình thang. Trên đó có tấm biển khắc dòng chữ: "Thư gửi các thế hệ tương lai.
Cho đến hôm nay, xung quanh chuyện lá thư này có rất nhiều huyền thoại.
Thứ hai, ngày 31 tháng 1 năm 1983, trên trang nhất báo Nhân Dân trang trọng đưa tin "Hoạt động của đoàn đại biểu Thanh niên Cộng sản Liên Xô" trong đó có đoạn: "Tại Công trường Thanh niên Cộng sản, đông đảo cán bộ, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã tổ chức mít-tinh nồng nhiệt chào đón các đại biểu đến thăm công trường. Trong không khí dạt dào tình hữu nghị anh em, đồng chí Vũ Mão và đồng chí V.M.Mi-sin long trọng chuyển bức thư 'Gửi thế hệ trẻ Việt Nam mai sau' vào kho lưu trữ...".
Sự kiện này diễn ra sau lễ ngăn sông Đà đợt I và khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình 18 ngày. Tất cả thông tin về lá thư gửi đời sau chỉ có vậy và cái " kho lưu trữ" đó thực chất chỉ là một khối bê tông hình thang có cạnh đáy 2 mét, chiều cao 1,8 mét, cạnh trên 0,8 mét, nặng gần 10 tấn . Hồi đó, chúng tôi ở trên công trường Thủy điện Hòa Bình cũng được nghe lõm bõm về lá thư đó và cũng chỉ được nghe giải thích là đến năm 2100, nhà máy hết hạn sử dụng phải phá đi thì lúc đó mới được mở lá thư ra xem.
Trong một lần đi với ông Ngô Xuân Lộc - nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ và năm 1982 là Tổng Giám đốc Tổng Công ty xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình, tôi có hỏi ông về chuyện này... Rồi tiếp theo, tôi lại được gặp ông Đỗ Xuân Duy - nguyên là thư ký của cố Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phan Ngọc Tường và trước đó là Tổng Giám đốc tiền nhiệm của ông Lộc.
Câu chuyện về lá thư được tái hiện
Khi nhà máy chuẩn bị được khởi công thì ông Bagachencô - Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô có nói là theo thông lệ ở Liên Xô và một số nước trên thế giới, những người xây dựng đập thủy điện thường viết một lá thư và bỏ vào một chiếc chai thủy tinh, chôn vào lòng đập và thường gọi là "lá thư gửi hậu thế".
Thấy đây là ý tưởng cũng hay và mang màu... huyền thoại nên lãnh đạo Tổng Công ty đã báo cáo lên ông Đỗ Mười, khi đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - Trưởng ban chỉ đạo xây dựng Thủy điện Hòa Bình.
Sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và ông Đỗ Mười cho phép, lãnh đạo Tổng Công ty mời một số nhà văn, nhà báo, nhà trí thức tham gia viết lá thư. Tuy nhiên, ông Đỗ Mười cũng khuyên là vì Việt Nam không có tục lệ này, cho nên không được "chôn" vào lòng đập mà đặt ở chỗ nào trang trọng. Và thế là sau khi bàn bạc với chuyên gia Liên Xô, lãnh đạo Tổng Công ty quyết định đặt lá thư đó vào lòng khối bê tông.
Số người tham gia viết khá nhiều, trong đó có cả Bí thư đảng ủy Đoàn chuyên gia Liên Xô, ông Giaseplin. Để chọn lựa những lá thư hay nhất Đảng ủy Tổng Công ty cử hẳn ra một nhóm soạn thảo, nhưng "rất bí mật".
Ông Đỗ Xuân Duy kể lại rằng: Lá thư hiện nay để trong khối bê tông là một công trình tập thể bởi lấy ý hay, lời đẹp từ nhiều lá thư.
Thủy điện Hòa Bình
Nhưng chắc chắn có đoạn văn của hai người đó là nhà báo Thép Mới và Giaseplin. Vì là người đã dịch lá thư đó từ tiếng Việt ra tiếng Nga, hơn nữa, lời văn trong lá thư lại rất nuột nà, mang "nét" như giọng văn của bài "Cây tre Việt Nam", cho nên ông Duy đã thuộc lòng, thậm chí từng dấu phảy, dấu chấm. Tuy nhiên, ông tôn trọng cái sự bí mật "gửi thế hệ đời sau" cho nên chỉ đọc cho tôi một vài đoạn ngắn.
Đoạn mở đầu là của nhà báo Thép Mới: "Hôm nay, trước núi Tản, sông Đà, những Sơn Tinh của thời đại mới - những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình Việt Nam và Liên Xô gửi đến các thế hệ trẻ Việt Nam mai sau những dòng tâm huyết...".
Rồi tiếp theo, lá thư nói về những khó khăn: "Thế hệ chúng tôi cơm chưa đủ no, áo chưa đủ ấm, nhưng chúng tôi vẫn chắt chiu và quyết tâm xây dựng công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, biểu tượng tốt đẹp của tình hữu nghị Việt - Xô cho đời đời con cháu mai sau". Còn Giaseplin thì có đoạn: "Hòa Bình - tên gọi của công trình là biểu tượng tuyệt đẹp và ước mơ của toàn nhân loại".
Tại sao lại phải đến năm 2100 mới được mở?
Về việc này, có hai ý kiến giải thích: Thứ nhất, đã là thư gửi "thế hệ đời sau" thì có nghĩa là lúc đó, những người sinh ra vào lúc Thủy điện Hòa Bình khởi công, có lẽ không còn mấy người, và những công nhân, kỹ sư... tham gia xây dựng nhà máy cũng đã thành người "thiên cổ" từ lâu.
Thứ hai, vào năm 2100, lớp bùn dưới lòng hồ đã dày thêm khoảng 56m, như vậy là không thể phát điện được nữa. Cần phải cho nhà máy nghỉ ngơi để nạo vét lòng hồ, hoặc phá bỏ nhà máy... Và lúc đó mới mở lá thư cho thế hệ ngày đó biết ngày xưa, lớp cha ông đã lao động như thế nào.
Lá thư viết xong và đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước duyệt. Còn nghi lễ đặt lá thư cũng được tiến hành rất cầu kỳ, đặc biệt là việc lựa chọn... 4 người để bắt 4 vít gắn tấm biển với khối bê tông. 4 người được lựa chọn theo tiểu chuẩn như sau: Phải có già, có trẻ. Phải có nam có nữ. Phải có Việt Nam và Liên Xô. Và phải có người... trên trời và người... dưới đất.
Phải có già có trẻ thì không khó. Hai người được chọn là ông Vũ Mão, khi đó là Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn và đồng chí Misen - Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Liên Xô. Có nam, có nữ thì hơi khó hơn. Có nam thì dễ, nhưng nữ thì chọn ai?
Chị Lê Thị Ngừng - công nhân lái máy xúc EKG, sau này là Anh hùng lao động được đề cử. Một nữ kỳ thủ vô địch thế giới người Grudia ở trong đoàn đại biểu thanh niên Liên Xô cũng được giới thiệu. Nhưng còn... người trên giời và người dưới đất thì ai đây?
Người dưới đất thì là Tổng Giám đốc Ngô Xuân Lộc, hoàn toàn xứng đáng. Nhưng còn người trên trời? Cuối cùng, mọi người chọn phi công vũ trụ thứ hai của Liên Xô là chị Xavitxkaia. Chiều ngày 30 tháng 1 năm 1983, tại sân nhà Điều độ Trung tâm. Một buổi lễ long trọng được tổ chức với sự tham gia của 250 đại biểu thanh niên Liên Xô, 350 đại biểu thanh niên Việt Nam và hàng ngàn công nhân.
Ông Ngô Xuân Lộc đọc lá thư bằng tiếng Việt, ông Giaseplin đọc bằng tiếng Nga. Sau đó, hai lá thư được bỏ vào một chiếc thỏi đồng được khoan rỗng và có nắp đậy rồi bỏ vào lòng khối bê tông. Tiếp theo, các ông Vũ Mão, Mi-sen; Ngô Xuân Lộc và Xavitxkaia mỗi người một chiếc tuốc-nơ-vít bắt vít tấm biển thép có đề dòng chữ "Nơi đặt lá thư gửi thế hệ đời sau" vào khối bê tông
Buổi lễ đã diễn ra trong sự trang nghiêm, xúc động và thiêng liêng. Nhưng mấy ngày sau, chả hiểu kẻ nào đã lấy đi một chiếc vít. Thế là người ta cho hàn chặt lại. Chúng ta hãy chúc cho nhau được sống đến năm... 2100 để được xem lá thư đó. Lãng mạn thật!
Theo Kiến thức
Xây trường cho học sinh ở đảo Sinh Tồn "Chăm lo cho các học sinh ở Trường Sa cũng chính là chăm lo cho tương lai của Tổ quốc", bà Trương Mỹ Hoa, Chủ tịch Qũy học bổng Vừ A Dính đã nhắn nhủ trong chương trình ủng hộ "Vì học sinh Trường Sa thân yêu". Đây là chương trình do Qũy học bổng Vừ A Dính tổ chức nhằm kêu gọi...