Những cảnh đời “chị Dậu” ở Kenya
Hạn hán kéo dài ở miền bắc Kenya khiến cho hoa màu, gia súc của những người nông dân đều chết khô và đẩy họ vào bước đường cùng đó là bán con để qua nạn đói.
Các bé gái bị ép làm cô dâu để cứu cả nhà khỏi cái đói (Ảnh: Reuters)
Cũng như nhiều gia đình khác ở Habaswein, phía bắc Kenya đang phải đối mặt với cái đói, quả phụ Fatuma Ahmed và 7 đứa con của mình đã phải bỏ nhà để đi bộ tới các trại tị nạn trong thành phố nơi mà họ có thể nhận được thức ăn và nước uống từ các tổ chức cứu trợ
“Một vài người đã phải bán con gái còn nhỏ để đổi lấy thức ăn. Đây là một hiện tượng phổ biến nhưng tất cả chỉ diễn ra một cách bí mật”-Ahmed tiết lộ.
Đồ viện trợ không đủ để phát cho khoảng 10 triệu người ở Đông Phi đang bị chết đói và họ phải dùng tới một “chiến lược tuyệt vọng” đó là bán con. Kết hôn với người chưa đủ 18 tuổi là phạm pháp ở Kenya, điều này giải thích tại sao hiện tượng “cô dâu hạn hán” chỉ được mọi người thì thầm truyền tai nhau.
Đám cưới trẻ em không phải là chuyện hiếm trên thế giới và tại một số cộng đồng sống du mục như Somalis ở Habaswein, người ta tin rằng chuyện kết hôn đối với một bé gái là cực kỳ quan trọng vì như vậy mới có thể giữ gìn danh dự, trinh tiết của các em. Những người phụ nữ không kết hôn khi còn nhỏ bị cho là một thiếu sót và gánh nặng của gia đình.
“Theo phong tục của của chúng tôi, các bé gái thường kết hôn khi lên 9″-một nhân viên y tế cộng đồng tại địa phương cho biết. “Chúng bị cha mẹ ép lấy một ai đó ngay cả khi chưa sẵn sàng”.
“Khi kết hôn, các cô dâu nhỏ thường được mang theo nhiều “của hồi môn”"-Abdi Issak, một nhân viên cứu trợ tại địa phương cho hay. Khi những đồng cỏ còn xanh mướt, gia súc lớn nhanh như thổi. Khuôn mặt của những người dân du mục cũng có vẻ rạng ngời hơn khi họ có đủ thức ăn dự trữ và những bé gái cũng được cha mẹ cho nhiều “của hồi môn” về nhà chồng.
Nhưng giờ đây, hầu hết gia súc đều đã chết vì hạn hán kéo dài và đẩy hơn 10 triệu người ở vùng Sừng châu Phi rơi vào nạn đói. Những bé gái bị lại đem ra bán như một món đồ để giúp gia đình vượt qua nạn đói với giá 15.000 si-ling Kenya (203 USD).
“Nếu gặp phải những người chồng giàu có, số tiền này có thể lên tới 50.000 si-ling”-Ahmed cho biết.
Video đang HOT
Cái đói đã làm thay đổi mọi chuyện.
“Một vài hộ gia đình có tới 10 đứa con và việc nuôi chúng hết sức khó khăn”, vì thế “một bà mẹ sẵn sàng bắt đứa con gái 14 tuổi bỏ học và bán cho một người đàn ông, thậm chí là một người đàn ông lớn tuổi để có tiền mua thức ăn cho những đứa con khác”-một nhà chức trách Habaswein nói.
Theo số liệu của trường tiểu học tại Habaswein, số học sinh đã giảm từ 350 xuống còn 210 em kể từ khi nạn đói hoành hành vào năm ngoái.
Liên Hiệp Quốc thống kê, chỉ có 1/5 bé gái tại các tỉnh đông bắc Kenya tới trường học. Đa số các bé gái đã được gửi tới họ hàng có điều kiện tốt hơn để được nuôi giúp hoặc đi làm ô sin hay làm thuê trong các cửa hàng thực phẩm. Trong khi một số bé gái khác lại bị ép kết hôn để đảm bảo cho cả gia đình không bị chết đói, Jacob Alemu, quản lý dự án World Vision tại Habaswein cho hay.
Theo VietNamNet
Hình ảnh xúc động về nạn đói ở Somali
Somali đang phải hứng chịu nạn hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng hơn nửa thế kỷ qua, khiến nạn đói xảy ở nhiều khu vực của nước này, buộc người dân phải chạy đến các trại tị nạn.
Cảnh nhìn từ trên cao của trại tị nạn Dagahaley, ở Dadaab (Kenya). Dadaab nằm ở biên giới Kenya với Somali, được xây dựng từ những năm thuộc thập kỷ 90 thế kỷ trước, có thể chứa 90.000 người, nhưng Liên Hiệp Quốc ước tính hiện có gấp 4 lần số người như vậy cư trú ở đây. (Ảnh trên Telegraph)
Khu vực tị nạn Dadaab rộng lớn với đất đai khô cằn.
Một người phụ nữ bế con ngồi chờ ở khu vực đăng ký của trại tị nạn Ifo, nằm ở Dadaab gần biên giới Kenya và Somali.
Hai đứa trẻ ngồi chờ ở khu vực đăng ký của trại tị nạn Dagahaley, trong khu tị nạn Dadaab.
Người mẹ bế đứa con ngồi chờ đến lượt mình đăng ký vào trại tị nạn Dagahaley.
Bé trai nằm chơi bên cạnh những thùng dầu thực vật ở trại tị nạn Dagahaley.
Cậu bé mặt mày nhem nhuốc trong một ngôi trường tại trại tị nạn Dagahaley.
Các bé gái đang ăn tại ngôi trường của trại tị nạn Dagahaley.
Bé gái nhìn ra ngoài từ một chiếc lều làm bằng cây của trại tị nạn Dagahaley.
Những người tị nạn được kiểm tra sức khỏe ở khu vực đăng ký của trại tị nạn Ifo.
Một bé gái đang được chữa trị bệnh về da, trong một bệnh viện ở trại tị nạn Ifo.
Một người tị nạn Somali đeo vòng tay để xác nhận danh tính, vừa đi qua biên giới Somali vào Nam Ethiopia và đang đứng cùng con trai ở trại tị nạn Dolo Ado.
Những người phụ nữ Somali đang chờ được phân phát thức ăn, trong một trại tị nạn ở thủ đô Mogadishu, Somali.
Hai đứa trẻ Somali ngồi trong một lán trại của trại tị nạn ở Mogadishu.
Những người phụ nữ nhận viện trợ ở một trại tị nạn tại Mogadishu.
Bình An
Theo Bưu Điện Việt Nam
Uganda có thể là nước tiếp theo phải chịu nạn đói Vùng Sừng châu Phi hiện đang phải hứng chịu nạn đói tồi tệ nhất trong vòng 60 năm qua, khi đã có tới 10 ngàn người đã chết vì đói và bệnh tật, đặc biệt là ở miền nam Somalia, Kenya, Ethiopia và Djibouti. Theo Liên hợp quốc, Uganda có thể là nước tiếp theo lâm vào thảm cảnh này do nạn hạn...