Những “cánh chim đầu đàn”
Người có uy tín của đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) không chỉ được ví như những nhịp cầu nối quan trọng giúp gắn kết ý Đảng và lòng dân, mà họ còn như những “ cánh chim đầu đàn” dẫn dắt người dân tham gia tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế ở địa phương.
Ông Vương Văn Long (bìa phải) người uy tín ấp Phú Tài, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc trao đổi kinh nghiệm trồng tiêu sạch với ông Vương Văn Quý (ngụ ấp Phú Tài, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc).
Chúng tôi tìm về ấp Phú Tài, xã Hoà Hiệp, huyện Xuyên Mộc gặp ông Vương Văn Long (dân tộc Hoa) – người có uy tín điển hình của ấp Phú Tài, vừa được Ban Dân tộc tỉnh tặng giấy khen là 1 trong 8 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, vận đồng ĐBDTTS năm 2020. Ông Long cho biết, ấp Phú Tài có gần 120 hộ là ĐBDTTS, chủ yếu sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Ngày trước, nơi đây địa hình chia cắt, giao thông trắc trở, tình hình sản xuất còn manh mún nên bà con còn nghèo. Nhưng được Nhà nước quan tâm làm đường, hỗ trợ vốn, khuyến khích nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đời sống đổi thay từng ngày.
Khi chọn một mốc thời gian được coi là điểm nhấn về phát triển kinh tế, ông Long nói ngay mà không cần nghĩ nhiều: “Đó là từ năm 2017. Tôi còn nhớ, lúc đó tôi được tham gia dự án sản xuất tiêu bền vững do Hội Hồ tiêu tỉnh giới thiệu. Gia đình tôi được hỗ trợ kỹ thuật, quy chuẩn trồng tiêu chất lượng cao. Đến vụ thu hoạch, tiêu được thu mua tận nơi và cao hơn giá thị trường 2.000 đồng/kg. Mỗi năm với 1 ha trồng tiêu sạch, gia đình tôi thu hoạch 4 tấn/ha, trừ chi phí lãi 150 triệu đồng/năm. Thấy trồng tiêu hiệu quả, tôi vận động bà con áp dụng. Đến nay, có 60 gia đình trong ấp tham gia dự án. Nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên khá giả. Như gia đình ông Vương Văn Quý, tham gia dự án từ năm 2019 với diện tích 2 ha. Mỗi năm lợi nhuận thu về 300 triệu đồng”.
Video đang HOT
Chị Dương Thị Hạnh (thứ 2 từ phải qua), người uy tín ấp Phước Bình, xã Sông Xoài, TX.Phú Mỹ thăm và trao quà Tết cho 15 đối tượng là người già, thanh thiếu nhi người DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn ấp Phước Bình.
Ông Bạch Thanh Hiển (dân tộc Châu Ro, người uy tín của ấp Tân Thuận, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ) cũng được coi là “cánh chim đầu đàn” của đồng bào trong ấp. Thời gian qua, ông Hiển không chỉ tích cực “gõ cửa từng nhà” tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với bà con, mà còn quyết tâm khôi phục sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào. Là nơi có nhiều người dân tộc Châu Ro sinh sống với khoảng 136 hộ dân, để có nơi sinh hoạt văn hoá cho đồng bào, ông Hiển vận động nhân dân hiến đất làm trụ sở Nhà văn hóa, đồng thời đề xuất chính quyền địa phương khôi phục sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào Châu Ro. Ngoài ra, ông Hiển còn tích cực vận động các hộ gia đình hiến 1.500m2 đất, đóng góp 527 ngày công lao động để mở rộng đường giao thông nông thôn; vận động nhân dân thực hiện mô hình “Đèn trước ngõ” trên đoạn đường 1,5km và mô hình “Trồng hoa tuyến đường nội vùng ấp Tân Thuận” góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Hai năm trước, cô gái dân tộc Châu Ro Dương Thị Hạnh (30 tuổi) được người dân tín nhiệm là người có uy tín trong ĐBDTTS ấp Phước Bình, xã Sông Xoài, TX.Phú Mỹ. Là một trong những người uy tín trẻ tuổi, để có được niềm tin tưởng, kính phục của người dân, nhiều năm nay, với cương vị là Phó Bí thư Đoàn xã Sông Xoài, chị Hạnh luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong công việc cũng như sinh hoạt đời sống thường ngày. Chị Hạnh phát động trồng hoa ven đường, lắp đèn chiếu sáng, vệ sinh đường làng ngõ xóm, thu gom rác thải, đều được bà con đồng thuận, tích cực hưởng ứng. Dù tuổi còn trẻ nhưng mọi lời nói, ý kiến của chị khi tham gia hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp trong khu dân cư đều được mọi người tôn trọng, nghe theo. Chị Hạnh cũng thường xuyên phối hợp với Đoàn xã và các đơn vị tặng quà người già neo đơn, người nghèo ĐBDTTS trên địa bàn, vận động con em đồng bào trong tuổi đi học đến trường, tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian được khôi phục thông qua các dịp lễ, Tết cổ truyền. “Được bà con tín nhiệm, tôi luôn tự nhủ phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc học tập kiến thức, kinh nghiệm, quan trọng hơn là phải sống gương mẫu, trách nhiệm, đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết…”, chị Hạnh bày tỏ.
Ông Đỗ Đình Quốc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết, trên địa bàn tỉnh có 91 người uy tín. Những người uy tín luôn ý thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, làm tốt thông tin hai chiều giữa cấp ủy chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để nắm vững tình hình trong vùng ĐBDTTS. Đội ngũ những người có uy tín chính là những nhịp cầu nối quan trọng giúp gắn kết giữa ý Đảng và lòng dân.
Đồng bào dân tộc thiểu số đón Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệm
Theo báo cáo nhanh của Ủy ban Dân tộc gửi Chính phủ, trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, công tác tổ chức, chăm lo Tết cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được các cấp, các ngành quan tâm chu đáo, đảm bảo không có hộ gia đình nào thiếu đói. Đồng bào các dân tộc được đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.
Những ngày trước và trong Tết, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội đã tới thăm hỏi, động viên, chúc Tết, tặng quà cho các đối tượng chính sách, người có công, hộ nghèo, cán bộ lão thành cách mạng, hưu trí, Mẹ Việt Nam Anh hùng, nạn nhân chất độc màu da cam, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào các dân tộc thiểu số, các đơn vị lực lượng vũ trang... thể hiện sự quan tâm kịp thời của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc khi Tết đến Xuân về.
Đồng bào các dân tộc được đón Tết trong không khí đoàn kết, vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.
Riêng Ủy ban Dân tộc đã tổ chức các đoàn công tác tặng quà tết cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, cựu thanh niên xung phong là người dân tộc thiểu số, hộ gia đình chính sách, người có uy tín, nhân sĩ trí thức tiêu biểu, các đồn biên phòng, trường phổ thông dân tộc nội trú... với tổng kinh phí khoảng 3,7 tỷ đồng.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 11.580 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 16 tỉnh để hỗ trợ bà con vùng đặc biệt khó khăn, vùng thiên tai, mất mùa trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu và giáp hạt đầu năm 2021. Các tỉnh được hỗ trợ gồm: Ninh Thuận, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Quảng Trị, Cao Bằng, Bình Phước, Kon Tum, Đắk Nông, Hà Giang, Bình Định, Nghệ An, Quảng Nam, Điện Biên, Lạng Sơn, Lai Châu. Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương đã rà soát chặt chẽ, cấp phát đúng đối tượng, đảm bảo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước là không để đồng bào bị thiếu đói trong dịp Tết.
Trong dịp tết, các cơ quan dân tộc cấp tỉnh, huyện đã tích cực tham mưu, phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức các hoạt động thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ có hoàn cảnh khó khăn; thăm hỏi động viên cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên các tuyến biên giới, hải đảo... Bình quân mỗi phần quà trị giá từ 200.000 - 700.000 đồng.
Ngoài ra, từ nguồn xã hội hóa và ngân sách địa phương, các tỉnh, thành vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã hỗ trợ hàng trăm ngàn suất quà, trị giá hàng chục tỷ đồng để đồng bào đón Tết vui tươi, ấm áp, an lành.
Nhận định chung của Ủy ban Dân tộc là trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, tình hình vùng dân tộc thiểu số và miền núi cơ bản ổn định. Đồng bào được quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện đón Tết vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, an toàn.
Tặng thịt heo và gạo nếp cho đồng bào dân tộc thiểu số Mã Liềng Huyện Tuyên Hóa đã trích gần 100 triệu đồng từ nguồn Quỹ Vì người nghèo để hỗ trợ mỗi khẩu người dân tộc thiểu số Mã Liềng 0,7kg thịt heo và 2kg gạo nếp. Bí thư Huyện ủy Tuyên Hóa tặng quà Tết cho đồng bào dân tộc thiểu số Mã Liềng. Nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, ông Lê Công...