Những cánh chim ất Mũi
Dòng Mê Kông mang phù sa trôi về hạ nguồn ra biển, theo dòng hải lưu giữa ông và Tây (biển ông và Vịnh Thái Lan) đã tạo nên vùng đất ngập ven biển Mũi Cà Mau với hệ sinh thái cây mắm đi trước giữ bãi gây bồi, cây đước theo sau giữ đất gây rừng.
Hệ sinh thái theo diễn thế tự nhiên ngập nước ven biển, mang tính đặc trưng, được bảo tồn, phát triển liên tục. Giá trị đã được ghi nhận, khi lập nên Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (năm 2003), Khu Dự trữ sinh quyển thế giới (năm 2009), Khu Ramsar thứ 2.088 thế giới, thứ 5 của Việt Nam, thứ 2 của BSCL (năm 2013), đã cho thấy ất Mũi thật sự mang trong mình nhiều tiềm năng vô giá.
Với diện tích rộng lớn lên trên 41.800 ha và luôn mở thêm phần đất liền do quá trình bồi lắng phù sa, làm cho hệ sinh thái vùng đất thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau càng thêm đa dạng và phong phú, phát triển. Trong đó, có nhiều loài chim quý hiếm di trú theo mùa, hay sinh trưởng và phát triển tại chỗ, nhiều nhất là loài cò trắng và nhạn biển.
Giữa màu xanh của rừng ngút ngàn, những cánh chim trắng dệt đường nét tươi vui, tạo nên khung cảnh bình yên, trù phú, ấm no của vùng ất Mũi.
Nhạn biển là loài chim chiếm số lượng khá đông tại vùng bãi bồi ven biển ở xứ rừng nguyên sinh ất Mũi.
Video đang HOT
Chim bói cá bên lá đước.
Cò trắng tìm thức ăn dưới chân rừng nguyên sinh với hệ sinh thái ngập nước ven biển, đặc trưng là cây đước, cây mắm
Những chuyến đi xuyên rừng là hoạt động trải nghiệm khám phá đầy lý thú, tìm hiểu hệ sinh thái tự nhiên của ất Mũi.
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau - Nơi lý tưởng để ngắm mặt trời mọc và lặn
Với vẻ đẹp hoang sơ, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc thiêng liêng mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng mong ước một lần được đến.
(Ảnh sưu tầm)
Nằm trên địa bàn các xã Đất Mũi, Viên An, Đất Mới và Lâm Hải, cách thành phố Cà Mau khoảng 100km và cách thành phố Hồ Chí Minh gần 400km, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là khu rừng ngập mặn nguyên sinh lớn nhất Việt Nam, nơi tiếp giáp với biển Đông và biển Tây nên chịu ảnh hưởng cả hai chế độ thủy triều: bán nhật triều biển Đông và nhật triều biển Tây, là bãi đẻ của nhiều loài thủy hải sản có giá trị kinh tế, là điểm dừng chân của nhiều loài chim nước di cư trú đông.
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có diện tích tự nhiên 41.862 ha, bao gồm diện tích đất liền 15.262 ha và diện tích đất ven biển 26.000ha. Cách đây gần 10 năm vào ngày 13/4/2013, Ban thư ký Công ước Ramsar thế giới công nhận Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau trở thành khu ramsar thứ 2.088 của thế giới về bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới. Đây là khu Ramsar thứ 5 của Việt Nam, sau Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), Bàu Sấu thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), hồ Ba Bể ở Bắc Cạn và Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp); và năm 2010 được UNESCO đưa vào danh sách các Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (Ảnh: Trần Thanh Minh)
Hiện nay, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có số lượng động thực vật sinh sống rất phong phú đa dạng. Hệ động vật có 93 loài chim, thuộc 23 họ; 26 loài thú thuộc 11 họ; 43 loài bò sát thuộc 12 họ; 09 loài lưỡng cư, với 5 họ; cá 139 loài, 89 giống 55 họ; tôm 24 loài. Trong đó, có nhiều loài quý hiếm như: bồ nông chân xám, cò trắng Trung Quốc, cầy giông đốm lớn, rái cá, rùa răng, rùa hộp lưng đen, rùa ba gờ, rùa cổ bự, ba ba Nam Bộ... Phần lớn diện tích đất là bãi bùn ngập triều và rừng ngập mặn, với nhiều loài thực vật. Trong khoảng 60 loài thực vật bậc cao thì có đến 26 loài cây ngập mặn và 02 loài đước đôi và quao nước nằm trong sách đỏ Việt Nam.
Món cua - đặc sản Cà Mau.
Đến đây du khách sẽ được khám phá và có những trải nghiệm độc đáo như: ngắm mặt trời mọc trên biển Đông và lặn ở biển phía Tây khi đứng cùng một vị trí vào 02 thời điểm trong ngày, tham quan rừng đước, đi soi bắt ba khía, bắt cá... và thưởng thức những món hải sản tươi sống đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đặc biệt là cua, tôm Cà Mau nổi tiếng với vị ngọt bùi, thịt thơm và chắc nịch theo từng thớ thịt bởi sinh sống ở vùng đất bãi bồi ven biển, phù sa giàu khoáng chất.
Cánh đồng rong biển Từ Thiện, Ninh Thuận Cách trung tâm TP Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 10km về phía Nam, đi theo đường ven biển (đường 701) là nhìn thấy cánh đồng rong biển, nằm ở cuối làng Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận), đang là điểm du lịch thu hút rất nhiều bạn trẻ, đến không chỉ "check in" lưu giữ những hình...