Những cảnh bay lượn trong loạt bom tấn siêu anh hùng được thực hiện như thế nào?
Con người không thể bay lượn, nhưng nhờ những kỹ thuật đặc biệt kết hợp với kỹ xảo tinh vi, các nhà làm phim Hollywood vẫn có thể biến điều không tưởng đó trở nên khả thi trên màn ảnh lớn.
Bay lượn có thể coi là một trong những siêu năng lực cơ bản và phổ biến nhất trong dòng phim siêu anh hùng. Khác với thực tế, việc chinh phục bầu trời đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết đối với rất nhiều siêu nhân màn ảnh, cho phép họ dễ dàng tham gia không chiến và đa dạng hóa kỹ năng cũng như chiến thuật chiến đấu của mình.
Để đưa những điều phi thực tế đó lên màn bạc một cách thuyết phục nhất, các nhà làm phim đương nhiên sẽ phải áp dụng rất nhiều kỹ thuật, kỹ xảo khác nhau để đánh lừa thị giác của khán giả. Nhắc đến “kỹ xảo”, không ít người sẽ nghĩ ngay đến những “kỹ thuật máy tính” hay “ kỹ thuật đồ họa”, vốn đang ngày càng phát triển và tinh vi hơn. Tuy nhiên, từ những năm 50 của thế kỷ trước, Hollywood đã tìm ra rất nhiều cách để thực hiện những cảnh bay lượn trên màn ảnh mà không cần đến sự can thiệp của máy tính.
Bay lượn là một trong những siêu năng lực phổ biến nhất của giới siêu anh hùng.
Hãy lấy loạt phim Superman do George Reeves thủ vai chính làm ví dụ. Vào thời điểm đó giờ, những cảnh quay bay lượn của chàng Siêu nhân được thực hiện một cách khá thô sơ và có phần vụng về. Để cất cánh, George sẽ dùng một chiếc ván bật nhảy để tung mình lên không. Để hạ cánh, ông chỉ cần trèo lên một cái thang ngắn rồi nhảy xuống đất là xong. Toàn bộ những đạo cụ này đều được bố trí bên ngoài khung hình, hoặc ở những nơi được che khuất khỏi ống kính máy quay.
Sự phát triển của công nghệ đã cho phép các nhà sản xuất có cơ hội và điều kiện thực hiện những cảnh bay theo nhiều cách tinh tế, phức tạp hơn. Dẫu vậy, có một kỹ thuật mà họ vẫn áp dụng trong suốt nhiều thập kỷ qua, cho đến tận hiện nay: Đó là dùng dây cáp bảo hộ, đặc biệt là trong những cảnh bay lượn trực tiếp trên không trung.
Vào thời kỳ mà kỹ xảo máy tính còn chưa phát triển, các nhà làm phim vẫn có thể tìm ra cách để thực hiện những cảnh bay lượn trong loạt phim Superman của George Reeves.
Đây được xem là phương pháp thông dụng nhất vì tính linh hoạt mà nó mang lại. Nó cho phép các diễn viên có thể tập trung toàn bộ tinh thần để nhập vai và thực hiện những động tác theo yêu cầu của đạo diễn mà không cần lo nghĩ quá nhiều đến việc bay lượn. Ngoài ra, hệ thống dây hiện đại, kết hợp với những tấm đệm được bố trí dưới mặt đất, sẽ đảm bảo an toàn cho các diễn viên hay đội ngũ đóng thế trong quá trình làm phim.
Ngoài ra, vẫn còn khá nhiều phương pháp khác được các nhà sản xuất Hollywood áp dụng để thực hiện những phân đoạn bay lượn. Trong đó có thể kể đến sử dụng đĩa cân, âm thoa, hay một số kỹ thuật hiện đại hơn như cánh tay robot. Dĩ nhiên, đạo cụ hỗ trợ chỉ là một phần, bản thân các diễn viên cũng phải rèn luyện thể chất thật tốt thì mới có thể thực hiện trọn vẹn những cảnh quay trên cao như vậy.
Sử dụng dây cáp bảo hộ vẫn là lựa chọn được nhiều nhà sản xuất tin dùng khi thực hiện những cảnh bay lượn.
Để dễ hình dung các kỹ thuật quay phim đối với những phân đoạn bay lượn của dòng phim siêu anh hùng, mời bạn theo dõi đoạn video dưới đây.
[Phụ đề] Các cảnh bay lượn trong những bom tấn siêu anh hùng được thực hiện như thế nào?
Đây là cách các đạo diễn tạo ra những cảnh quay one-shot ấn tượng nhất trong loạt bom tấn đình đám thế giới
One-shot, hay one-take, là 1 kỹ thuật quay phim rất khó, nhưng nếu thành công, nó sẽ tạo ra những phân đoạn liền mạch, chân thực và dễ dàng kéo khán giả vào mạch cảm xúc của phim.
Kỹ thuật quay phim là 1 trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên 1 tác phẩm bom tấn và có thể hiện thực hóa được tầm nhìn của các đạo diễn. Trong đó, "one-take", hay còn được gọi là "oner", "one-shot", "quay tiếp diễn", từng được rất nhiều đội ngũ sản xuất áp dụng để mang lại trải nghiệm liền mạch, duy trì trọn vẹn cảm xúc của khán giả.
Hiểu 1 cách đơn giản, theo đúng nghĩa đen, "one-take" là việc dùng 1 máy quay và chỉ quay 1 lần liên tục để bắt trọn toàn bộ những diễn biến, tình tiết của bộ phim. Điều đó giúp cho người xem có thể cảm nhận rõ rệt những gì đang diễn ra trước mắt và dễ dàng hòa mình vào trong tác phẩm. Hiểu rộng hơn, "one-take" còn có thể là những cảnh phim mang đến cảm giác liền mạch, với những khoảnh khắc chuyển cảnh được giấu một cách tinh tế, khéo léo.
One-take là kỹ thuật quay phim liền mạch, liên tục, tạo ra cảm giác như thể phân đoạn đó chỉ được quay bằng 1 máy quay duy nhất.
Đó là lý do vì sao hiện tại, chúng ta có 2 loại hình "one-take" chính: Một loại "one-take" kéo dài toàn bộ thời lượng của phim; và loại còn lại thì là sự cắt ghép những cảnh "one-take" ngắn, được xử lý rất kỹ ở những điểm chuyển cảnh để tạo ra 1 phân đoạn dài hơn. Tùy theo trình độ và tham vọng của các đạo diễn, họ có thể sử dụng những phương pháp khác nhau, bởi để có thể quay toàn bộ 1 bộ phim (thường có thời lượng khoảng 90 - 120 phút) trong 1 lần duy nhất là nhiệm vụ không hề đơn giản chút nào.
Những bộ phim sử dụng kỹ thuật "one-take" lại đòi hỏi độ chỉn chu rất cao, từ khâu chuẩn bị cho đến khâu bấm máy. Lý do là bởi chỉ cần 1 chút sơ xuất thôi, ví dụ như lỗi vị trí, lời thoại của diễn viên, hay thành viên đội hậu cần vô tình lọt vào ống kính, họ sẽ phải tiến hành quay lại toàn bộ phân đoạn đó.
Đoạn video dưới đây sẽ cho chúng ta thấy các bom tấn lớn nhất thế giới, ví dụ như 1917, Extraction, Atomic Blonde..., đã khéo léo áp dụng kỹ thuật quay "one-take" như thế nào để tạo ra những cảnh phim liền mạch, "dài hơi" đầy ấn tượng trên màn ảnh lớn.
Khi di sản, hội họa và kiến trúc cùng hòa quyện lộng lẫy trên sàn diễn Các thiết kế trình diễn trong đêm thứ hai của Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam đã mang đến thật nhiều cung bậc cảm xúc, những gan màu, những không gian nhịp theo từng bước chân dàn mẫu Đảm nhận vai trò mở màn bộ sưu tập "Twinkling Night" (thương hiệu Metiseko), "nàng thơ" của Sơn Tùng MTP - người mẫu...