Những căn hộ tiện nghi trên xe hơi
Sản phẩm mới nhất trong phân khúc “ nhà xe” là chiếc Alkoven 950 gồm garage mini cho một môtô và hai buồng ngủ cách biệt.
Alkoven 950
Alkoven 950 nặng 15 tấn.
Khu bếp với những thiết bị tối thiểu.
Bàn ăn đồng thời là khu vực tiếp khách.
Mỗi phòng ngủ là một giường ngủ cỡ lớn.
Video đang HOT
Garage cho môtô phía sau xe có ba cửa, một cửa đuôi và hai cửa bên.
Không chỉ chứa được môtô, Perfect 1200 Platinum còn có garage đủ chỗ cho một chiếc ôtô cỡ nhỏ như Mini mui trần. Xe nhà này có giá khoảng một triệu USD.
Cabin được ốp gỗ anh đào, ghế lái bọc da, hệ thống âm thanh Bose, hai tivi màn hình phẳng, trần xe chiếu sáng bằng đèn LED ẩn phía sau lớp kính. Khu phòng khách rộng rãi với đi-văng, khu bếp đủ trang thiết bị như lò viba, máy pha cà phê, máy rửa bát, tủ đựng đồ, sàn lát đá granite.
Phòng ngủ rộng với giường cỡ lớn.
Mỹ Anh
Ảnh: Vario
Theo VnExpress
"Vừa bán, vừa la vẫn đắt hàng"
Liên hệ với hơn 10 hãng xe chất lượng cao để đặt vé xe, nhưng cả sáng 30.12, anh Phan Văn Đức chỉ nhận được những câu trả lời: Hết vé! Thậm chí, nhiều nhân viên bán vé còn "mắng" anh: "Đi chơi mà đến giờ này mới hỏi vé à?"
Trong khi xe ở bến tại Hà Nội phải ngậm ngùi không tăng giá vé và "chắt chiu" khách thì ngược lại, xe ngoài bến với danh nghĩa "du lịch lữ hành", "xe hợp đồng chạy tuyến cố định" tha hồ "chặt chém" khách.
Vé ... nằm dưới sàn xe cũng không còn
Gọi điện đến hơn 10 hãng xe chất lượng cao của các hãng du lịch lữ hành như Camel, Hưng Long... để đặt vé về quê (TP. Huế) vào chiều 31.12 nhưng cả sáng 30.12, anh Phan Văn Đức (SV năm thứ 3, ĐH Giao thông vận tải Hà Nội) chỉ nhận được những câu trả lời: Hết vé! Thậm chí, nhiều nhân viên bán vé còn "mắng" anh: "Đi chơi mà đến giờ này mới hỏi vé à?
"Dưới danh nghĩa xe hợp đồng, xe "VIP", các nhà xe ngang nhiên lập bến cóc, chiếm dụng bến xe buýt để bắt khách, bán vé cao gấp đôi mà không cơ quan nào xử lý
Cực chẳng đã, anh phải nhờ một lãnh đạo của một công ty vận tải mua hộ 2 vé đi Huế (xe ngồi) với giá cắt cổ: 270.000 đ/vé, tức là tăng gấp đôi so với ngày thường.
Đại diện công ty vận tải Hưng Thành cho hay, từ chiều 29.12 doanh nghiệp đã khoá vé xe giường nằm đi miền Trung. Vé ngồi chỉ còn lác đác, dù cho số lượng xe đã được tăng cường hơn 30% so với ngày thường, và giá vé cũng tăng gần gấp đôi. Ví dụ như xe đi Huế giường nằm đến chiều 29.12 đã tăng từ 180.000đ lên 300.000đ/vé.
Tương tự, xe du lịch chất lượng cao của công ty Hưng Long cũng tăng gần 100.000đ/vé chặng đi Quảng Bình, Hà Tĩnh, Vinh trong dịp tết dương lịch song cũng đã hết vé từ sáng 29.12. Ngày thường vé nằm xe này đi Đồng Hới chỉ 170.000/vé nhưng nay lên 250.000đ cũng không có mà mua.
Công ty du lịch Lạc Đà trên phố Trần Khát Chân cũng cho hay, từ chiều 29.12 đã không còn vé đi Huế, Quảng Trị, Đồng Hới, thậm chí vé... nằm dưới sàn cũng không còn.
Trong khi các xe du lịch lữ hành, xe hợp đồng đón khách trên phố, tại bến cóc Trần Khát Chân, Võ Thị Sáu... đều cháy vé thì xe trong các bến xe lớn của Hà Nội như Giáp Bát, Mỹ Đình, Nước Ngầm vẫn giữ nguyên giá vé.
Lái xe giường nằm của công ty Sao Vàng chạy tuyến Nước Ngầm - Quảng Ngãi cho biết, 16g xe xuất bến nhưng đến 15g vẫn trống cả chục giường (xe có 39 giường), điều đáng nói là, giá vé đi Quảng Ngãi còn thấp hơn vé xe ngồi đi Huế của các công ty lữ hành bên ngoài bến.
Lái xe Hải Vân (Đà Nẵng) cũng không thể hiểu nổi, tại sao nhiều người chen chúc mua vé "tour" bên ngoài để đi Đà Nẵng với giá 400.000đ, mà xe nằm Hải Vân trong bến xe Nước Ngầm giá giữ nguyên 250.000 đ/vé vẫn rất ít người mua.
Cũng tại bến xe Nước Ngầm, nhân viên bán vé của xe Mai Linh cho biết, đến gần trưa ngày 30.12, vé đặt trước của khách đi trong các ngày 30, 31 cũng chỉ mới khoảng 50% số ghế, dù cho, vé của Mai Linh vẫn giữ nguyên mức cũ.
"Xe dù" chất lượng cao
Theo tìm hiểu của chúng tôi, các nhà xe nâng giá vé đều là xe không đăng ký hoạt động trong bến mà tự lập bến cóc gần các trường đại học (như khu vực ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế quốc dân), hoặc ngang nhiên chiếm dụng bến xe buýt thành "bến nhà" như nhà xe Hưng Long trên đường Trần Khát Chân.
Trong khi xe ngoài bến thì không còn chỗ thì xe trong bến vẫn đìu hiu chờ khách, dù giá vé không tăng
Hơn nữa, đây thực chất là những xe dán mác "xe hợp đồng", "xe du lịch lữ hành" (xe tour) nghĩa là chỉ được chở khách theo hợp đồng, không được bán vé lẻ trên xe. Tuy nhiên, các nhà xe này thường chở "khách quen" là cán bộ, sinh viên tại những địa phương đó đang học tập, làm việc tại Hà Nội chứ không phải hề có hợp đồng trước.
Thêm vào đó, tuyến cố định của nhà xe thường "ăn theo" các điểm du lịch như đi Huế, Quảng Bình (Phong Nha) để núp bóng xe du lịch lữ hành, "qua mặt" cơ quan chức năng và tha hồ chặt chém, tăng giá vé mà không cần phải thông báo với các bến xe.
Khi được phóng viên phản ánh chuyện tăng giá vé gấp đôi của các "xe hợp đồng", "xe du lịch lữ hành" này, ông Nguyễn Hoàng Linh, phó giám đốc sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, sở Giao thông chỉ có quyền tiếp nhận thông báo bảng giá của doanh nghiệp đăng kí lên, chứ không có chế tài nào quy định sở Giao thông hay thanh tra giao thông được phạt nếu doanh nghiệp tăng giá, mà đó là trách nhiệm của sở Tài chính.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Con bị nhà xe bán, bố bị đánh tử vong Bắt xe từ huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vào Sài Gòn để đi học, giữa đường, hai sinh viên Nga và Việt đã bị bán sang xe khác. Cuộc xô xát giữa nhà xe bán khách với gia đình sau đó đã dẫn đến cái chết oan nghiệt của bố 2 em. Cái chết oan nghiệt Di ảnh ông Cường Theo lời kể...