Những căn bệnh khiến bạn không thể phát triển bản thân
Trong thời gian làm việc tại Việt Nam vừa qua, tôi viết rất nhiều về kỹ năng, phẩm chất, và chia sẻ nhiều công cụ giúp các bạn trẻ phát triển bản thân.
Tuy nhiên, tôi nhận thấy có rất nhiều trường hợp bản thân các bạn trẻ không biết mình thiếu kỹ năng gì, hoặc tưởng là mình đã có kỹ năng rồi, nên không có kế hoạch rèn luyện.
Hôm nay, đứng từ góc độ ngược lại của người sử dụng nhân sự, tôi muốn chia sẻ với các bạn những triệu chứng bệnh thường ngày tại nơi làm việc mà tôi ghi nhận được.
Những căn bệnh này chính là nguyên nhân gây ra sự mất tập trung, cản trở việc phát triển bản thân.
1. Bệnh im
Do lớn lên trong môi trường giáo dục thụ động, người Việt đã quen nghe và im. Khi bắt đầu làm đi làm, thói quen này trở thành bệnh.
Sếp giao việc xong, làm xong không xong cũng im. Gặp vấn đề giữa chừng không giải quyết được cũng im. Sếp không hỏi tới thì im luôn, cho qua. Chờ đến khi hỏi thì đưa ra đủ kiểu lý do tại sao công việc chưa xong, dự án dở dang, không thành.
Đây là triệu chứng của bệnh thiếu sự chủ động, thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp. Đây là bệnh nghiêm trọng sẽ cản trở mọi sự phát triển sự nghiệp phía trước. Nếu đang bệnh, cần chữa ngay.
2. Bệnh đổ thừa
Khi hỏi tại sao việc không xong, 99% câu trả lời là tại vì đứa khác. Thói quen đổ thừa người khác không giúp gì cho ai. Nó chỉ cho thấy bạn là người thiếu trách nhiệm, kém khả năng, không đáng tin cậy.
Reliability – Sự đáng tin cậy là một phẩm chất cực kỳ quan trọng của người đi làm. Nếu giao việc cho bạn mà không trông cậy được vào bạn, chỉ toàn nghe đổ thừa, thì ai sẽ trọng dụng và giao việc trọng đại hơn cho bạn?
3. Bệnh kể lể
Khi kết quả không đạt, chưa đạt và bị sếp hỏi tại sao, hoặc khi sếp kiểm tra xem đang làm gì, rất nhiều bạn trẻ phản ứng tự vệ bằng cách kể lể ra một vạn thứ task đang làm.
Chuyện bạn đang làm bao nhiêu task không hề quan trọng. Nếu kể lể để thấy bạn đang làm cực khổ, hy sinh thân mình vì nghĩa lớn thì quên đi. Làm bao nhiêu, nhiều ít không quan trọng. Quan trọng là có đạt được kết quả, chỉ tiêu được giao không.
Nếu làm 1 việc rồi đi chơi mà kết quả đạt được là OK. Nếu làm một vạn thứ mà không tạo ra kết quả thì cũng không có ý nghĩa gì. Do đó, nếu biết mình có bệnh kể lể, hãy chữa bằng cách đi chơi nhiều hơn, làm ít hơn nhưng luôn đạt được KPI được giao.
4. Bệnh nhiều chuyện và politics
Video đang HOT
Chắc là do Việt Nam thiếu chương trình giải trí, nên tự mình viết kịch bản rồi tự diễn vai chính luôn tại công sở trở thành sở thích của nhiều người.
Họ không có thời gian phát triển bản thân, không có thời gian rèn luyện kỹ năng, nhưng ngày nào không gây chuyện, xì xào bàn tán là ngày đó thiếu gia vị cuộc sống.
That’s OK. Không sao. Nếu bạn sinh ra trong đời chỉ để đóng các vai drama hàng ngày rồi chết thì cứ đóng. Thời gian phí phạm vô ích vào những thị phi đời thường đó sẽ quận vào vận mệnh bạn suốt đời, khiến bạn loay hoay, quẩn quanh trong chốn ao tù do chính bạn tạo ra.
5. Bệnh ego
Có lẽ đây là căn bệnh khủng khiếp và tràn lan nhất mà tôi thấy tại Việt Nam. Giá trị, thái độ, kiến thức, kỹ năng thứ gì cũng thiếu nhưng ego thì thổi phồng, nổ đì đùng mọi lúc mọi nơi.
Cái tôi hoang tưởng này chỉ làm được một việc mà thôi, đó là lôi người ta xềnh xệch về phía sau, vào quá khứ, bịt mắt bịt mũi không cho người ta nhìn thấy cơ hội được lớn lên, được là chính mình, được làm những điều vượt qua giới hạn mà bản thân tưởng tượng.
Thế giới này to lắm. Mở cửa thấy núi. Núi cao luôn có núi cao hơn, người giỏi luôn có người giỏi hơn. Và người không giỏi mà tưởng mình giỏi thì bạn vừa khai tử tương lai của chính bản thân mình.
6. Bệnh emo
Vì ego nên đâm ra emo. Người khác nói thì không lắng nghe, chỉ biết chăm chăm chém dạt mọi người ra để giành lấy phần thắng về mình. Người khác đưa ý tưởng thì gạt phăng, trả treo tiêu cực, cãi vã, drama cho thật cao trào đến nhìn không nổi mặt nhau.
Người không quản trị được cảm xúc là người thiếu EQ, không có cái nhìn toàn cảnh, không hiểu nguồn gốc của vấn đề và sẽ chẳng bao giờ làm gì thành công cả.
7. Bệnh hoang tưởng
Đây là bệnh làm tôi ngạc nhiên nhất khi trở lại Việt nam làm việc.
Dù nền tảng giáo dục không tới đâu, đến học đại học ra trường vẫn không chút kỹ năng hội nhập vào công việc, nhưng sự tự tin thái quá vào sức tỏa sáng của bản thân thì luôn cao vút.
Đây là bệnh ếch ngồi đáy giếng, không biết trời cao đất rộng, cần phải bị đời tán cho vài cú lăn lốc mới tỉnh người.
Tôi viết thế này, quá thẳng thắn, quá trực tiếp, sẽ làm không ít người khó chịu. Nhưng nghĩ rằng chúng ta không còn quá nhiều thời gian để nói những lời hoa mỹ với nhau.
Thuốc đắng dã tật. Nếu bạn rón rén cảm thấy mình đang có bệnh, làm ơn chữa.
Chúng ta nói với nhau ở đây không phải để dìm hàng nhau. Nói với nhau những lời chân thật là thực sự quan tâm, thực sự mong muốn cùng nhau phát triển bản thân, cùng nhau nắm bắt những cơ hội mới của tương lai và thế giới. Trừ phi bạn không muốn phát triển…
Nguồn: FB Nguyễn Phi Vân
Bệnh lạ: Hoang tưởng về tình yêu là một bệnh
Nếu không được hồi đáp lại tình cảm nhưng vẫn nghĩ người ấy thích mình, rất có thể bạn đã bị mắc hội chứng tâm lý tình cảm nghiêm trọng mang tên Erotomania.
Một ngày đẹp trời bạn nhìn thấy người ấy lạnh lùng bước qua, nhưng oái oăm thay, bạn không nghĩ như vậy, bạn tự vẽ ra một thế giới hoang đường có người ấy và bạn.
Bạn đã mắc hội chứng hoang tưởng về tình yêu cực kì nghiêm trọng.
Quay về lịch sử y khoa, thuật ngữ erotomania lần đầu được bác sĩ tâm thần người Pháp Gaetan Gatian de Clérambault sử dụng vào năm 1921, bởi vậy nên nó còn tên gọi khác là hội chứng De Clérambault.
Hội chứng Erotomania hoặc hội chứng Clerambault, là một tình trạng mà người bị bệnh có ảo tưởng rằng có một người nào đó yêu mình tha thiết.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác nhận nguyên nhân chính thức của hội chứng hoang tưởng tình yêu này ngoài vấn đề tâm lý.
Theo đó, người bị erotomania thường xuyên ngộ nhận những người có địa vị xã hội, kinh tế, chính trị cao đang si mê họ đến mất lý trí.
Bệnh nhân có niềm tin mãnh liệt vào việc người kia dù không hề có bất kì bằng chứng nào chứng minh cho tình yêu của người đó.
Họ tự ngụy tạo mọi lý do để hợp thức hóa tình cảm giả dựng kia và hoàn toàn đặt niềm tin vào tình yêu đó.
Tình yêu khiến họ trở nên phấn khích hơn và ngày càng chìm đắm đến mức phát bệnh với các dấu hiệu cơ bản như: cuồng yêu, liên tục nói về "người ấy", liên tục gửi thư, email hoặc quà tặng cho người yêu trong tưởng tượng, nhắn tin hoặc gọi "người ấy" giả tạo, điên loạn mất kiểm soát thậm chí có hành vi quấy rối người khác nơi công cộng, đôi khi bị cơ quan chức năng khiển trách hoặc bắt giữ,...
Erotomania là tình trạng sức khỏe tâm thần có sự liên kết với các tình trạng sức khỏe tâm thần khác liên quan đến ảo tưởng hoặc hành vi hưng cảm.
Theo Medical News Today, người bệnh sống với niềm tin được một người hoàn mỹ yêu thương, dù thực tế không phải vậy.
Hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình có thể xảy ra trong thời gian dài hoặc chỉ trong những giai đoạn ngắn, được gọi là "phá vỡ tâm thần".
Phá vỡ tâm thần là một triệu chứng phổ biến của các tình trạng sức khỏe tâm thần, có thể xảy ra trong các rối loạn như tâm thần phân liệt, rối loạn hoang tưởng và rối loạn lưỡng cực.
Có một vài quan điểm đồng thuận rằng hội chứng này bắt nguồn từ ám ảnh thiếu tình cảm từ thời ấu thơ.
Việc thiếu tình cảm trong thời kỳ ấu thơ là một trong các điểm ảnh hưởng nhiều nhất đến phát triển tâm lý gây nên căn bệnh, ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm lý và tâm thần của người bệnh.
Nhà nhân chủng học, tiến sĩ Helen Fisher cho biết, hình ảnh chụp não của 18 bệnh nhân hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình đã cho thấy sự hưng phấn khác thường.
Tình yêu thật sự sẽ kích hoạt sự hưng phấn của não bộ, nhưng nếu tình yêu đó không được đáp trả thì nó sẽ biến thành nỗi ám ảnh và dẫn tới chứng bệnh nguy hiểm này.
Năm 1980, bệnh nhân đầu tiên được xác minh là một người phụ nữ. Theo đó, cô ta tin rằng có nhiều người đàn ông khác nhau (ở những thời điểm khác nhau) đang yêu và theo đuổi mình một cách mãnh liệt.
Năm 1995, Robert Dewey Hoskins theo đuổi ca sĩ nổi tiếng Madonna và anh tin rằng cô đã được định sẵn là vợ anh. Anh ta trèo tường vào nhà Madonna nhiều lần, đe dọa cô trước khi bị tòa xét xử và bị tống giam 10 năm.
Robert Dewey Hoskins, 54 tuổi, bị kết án 10 năm tù sau khi bị bắt vì leo qua tường nhà Madonna ở Hollywood Hills và đe dọa cắt cổ diva này nếu cô không làm vợ ông ta năm 1996.
Erotomania có thể khiến bệnh nhân thể hiện hành vi hung hăng và gây nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp, những hành động này có thể khiến người bệnh bị bắt vì tội rình rập hoặc quấy rối.
Tồi tệ hơn, hội chứng hoang tưởng người khác yêu mình có thể khiến một người phát cuồng và sẵn sàng giết chết người họ yêu, sau đó tự sát.
Erotomania có thể chỉ kéo dài trong vài ngày, nhưng thường bệnh sẽ tiếp diễn và trầm trọng hơn trong nhiều năm nếu không được phát hiện kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Minh Anh
Nguồn Scitechdaily
Theo nguoiduatin.vn
Không chia gia tài cho con gái, bố vẫn muốn tôi có nghĩa vụ chăm nom Bố làm di chúc chia hết gia tài cho hai em trai, tôi và gái út không được gì, nhưng hễ ốm đau thì ông nhất định chỉ muốn con gái chăm sóc. Tôi tên Hạnh, 39 tuổi. Nhà tôi tuy ở tỉnh lẻ nhưng khá giả. Bố mẹ sinh 4 người con. Sau khi sinh bé út, mẹ tôi đau yếu liên...