Những cảm nhận đầu tiên về Assassin’s Creed Syndicate tại Việt Nam
Assassin’s Creed Syndicate, phiên bản mới nhất trong series game hành động ẩn nấp này đã chính thức ra mắt trên nền tảng PC
Cuối cùng thì sau bao chờ đợi của người hâm mộ, vào 0h đêm nay ngày 19/11, Assassin’s Creed Syndicate, phiên bản mới nhất trong series game hành động ẩn nấp đã 8 năm tuổi, vốn rất được cộng đồng game thủ yêu thích này đã chính thức ra mắt trên nền tảng PC. Đây có thể coi là lần đầu tiên một phiên bản lớn của Assassin’s Creed phải dời ngày ra mắt trên bản PC so với phiên bản console.
Rời khỏi cuộc cách mạng Pháp trong phiên bản Unity, Assassin’s Creed: Syndicate đưa người chơi đến với London thế kỉ 18 – thành phố hiện đại nhất châu Âu thời bấy giờ. Giống như những phiên bản trước, bạn vào vai một hậu duệ thuộc dòng dõi sát thủ trải nghiệm kí ức của cặp đôi song sinh Jacob và Evie Frye nhờ các công nghệ đại. Cốt truyện của trò chơi tỏ ra khá cân bằng giữa hai mốc thời gian hiện đại và quá khứ, đồng thời cũng hé lộ thêm về những tình tiết mới xoay quanh cuộc đối đầu truyền kiếp giữa hai tổ chức Assassin Order và Templar.
Dù vậy phần lớn thời gian bạn vẫn sẽ phiêu lưu trong thành phố London với bề ngoài thơ mộng nhưng mục rữa ở bên trong vì sự lũng đoạn của những nhà tư bản tham lam, đặc biệt là Crawford Starrick – kẻ thù chính của hai anh em nhà Frye. Trong hành trình của mình, Evie và Jacob sẽ có cơ hội gặp gỡ và liên kết với nhiều NPC khác, cả hư cấu lẫn các danh nhân có thật trong lịch sử – một yếu tố đã trở thành thương hiệu của dòng Assassin’s Creed. Ngay ở đầu game, chúng ta đã được gặp Charles Dicken, đại văn hào xứ sương mù, và Alexander Graham Bell, cha đẻ của viễn thông hiện đại…
Phải nói rằng Ubisoft đã làm rất tốt trong khâu lồng tiếng và biểu cảm gương mặt để mang đến những đoạn hội thoại dí dỏm và thể hiện rõ cá tính của từng nhân vật. Trong khi cô chị Evie (Đó là theo như từ điển của game. Chúng ta cứ nhầm lẫn Jacob là ông anh, nhưng kỳ thực Evie ra đời trước Jacob… 4 phút!) thì điềm tĩnh và thường có xu hướng thực hiện nhiệm vụ theo kiểu bí mật, phần lớn là do thanh máu tụt khá nhanh khi ăn đòn hoặc trúng đạn, thì cậu em lại bốc đồng, “trẻ trâu” và thậm chí chính anh đã nảy ra ý tưởng lập ra băng đảng The Rooks, chống lại những kẻ bóc lột trong thời kỳ cách mạng công nghiệp.
Ý tưởng này ban đầu có vẻ hơi ngớ ngẩn vì bản thân họ là những thành viên Assassin, việc tạo ra một “nghiệp đoàn” của những kẻ không chịu cường quyền áp bức có vẻ như biến họ thành một mục tiêu di động, nhất là ở London, nơi ngay cả những kẻ du côn cũng là tay sai cho Hội thập tự. Nhưng về sau trong quá trình giành lấy lãnh địa của Templar, chính bản thân những tay du côn dưới màu áo The Rooks cũng sẽ chứng tỏ được khả năng của mình khi hỗ trợ người chơi tham gia những nhiệm vụ, từ hạ thủ những kẻ gian hùng ở phe Templar, cho tới việc trở thành tai mắt của bạn ở khắp London.
Một điểm trừ của Syndicate nằm ở ngay nội dung game. Nếu bạn chỉ mong chờ một phiên bản Assassin’s Creed nơi nhân vật chính chạy nhảy như con thoi, chiến đấu như những người hùng Hollywood, thì chuyện sẽ không có gì xảy ra. Thế nhưng nếu trông đợi vào một cốt truyện ấn tượng, thì bản thân Templar của thời kỳ Victoria có vẻ như cũng đã biến chất đi rất nhiều. Templar của ngày trước có mục tiêu, có cảm hứng riêng dù những cách để tiến tới một thế giới hoàn mỹ trong mắt họ không giống như so với mục tiêu của Assassin. Thế nhưng giờ đây những kẻ đeo trên mình “Red Cross Mantle” lại giống như những con quỷ thèm khát bạc tiền và danh lợi không hơn không kém.
Video đang HOT
Về phần hình ảnh, so sánh với nhiều bom tấn khác đang thu hút sự chú ý của game thủ, thì Assassin’s Creed Syndicate “ăn” cấu hình khá khủng khiếp. Tuy nhiên ở chế độ hình ảnh Medium – High, độ phân giải full HD, game vẫn cực kỳ ấn tượng với thế giới có chiều sâu, ánh sáng được mô tả chi tiết, thậm chí cả những con đường lát đá của thủ đô nước Anh cũng đẹp đến hút hồn. So với Unity, thì Syndicate được tối ưu tốt hơn, dù vẫn chưa nằm ở mức lý tưởng.
Cùng lúc, tựa game mô tả được vẻ hào nhoáng của trái tim cuộc cách mạng công nghiệp của lục địa già một thời, với những cỗ máy hơi nước, những toa tàu, những tòa nhà máy với ống khói chọc tới mây xanh, những cô xe ngựa cùng những thương gia quần áo chỉnh tề… Nhưng chỉ cần vài bước chân, những khu ổ chuột nheo nhóc, những đứa trẻ bị bắt làm việc không kém gì nô lệ ngay lập tức hiện ra, cùng lúc phô bày cả hai mặt của thành phố London thế kỷ 19. Cái đẹp của game không chỉ nằm ở đồ họa bắt mắt, mà còn nằm cả ở sự tinh tế trong cách khai thác hình ảnh nữa.
Một số hình ảnh của Assassin’s Creed Syndicate:
Theo Gamek
Hầu hết công trình của Fallout 4 được làm dựa trên những địa điểm có thực
Trong khi các game thủ Fallout 4 vẫn còn đang cày kéo ngày đêm nhằm tìm ra những bí mật của game thì đoạn video dưới đây có thể sẽ khiến các bạn cảm thấy hứng thú với tựa game này hơn nữa khi rất nhiều địa điểm game được xây dựng trên các công trình có thật.
Bối cảnh của Fallout 4 diễn ra tại 1 trong 13 bang lớn nhất nước Mỹ là New England (theo như lịch sử Fallout thì quốc gia này đã tự thu hẹp từ 50 bang về 13 bang được gọi là khối thịnh vượng chung), trong đó địa điểm trực tiếp mà game thủ được trải nghiệm nằm tại hai tiểu bang trong New England là Massachusetts và Boston. Để tạo lên một bối cảnh đồ nát hoang tàn và đậm chất giả tưởng như vậy, các nhà thiết kế đã phải tới tận những địa danh bị bỏ hoang lâu năm và bản thân nó cũng đã từng trải qua các sự kiện trọng đại nhằm khắc họa một cách chân thực nhất về thế giới tan hoang của Fallout 4. Bản thân, Todd Howard, giám đốc dự án Fallout 4 của Bethesda cũng không giấu nổi sự phấn khích khi nói về những bối cảnh trong game:
Chúng tôi biết sản phẩm này có ý nghĩa với rất nhiều người. Thời gian và công nghệ đã giúp chúng tôi thực hiện những điều không tưởng và tôi không chưa bao giờ cảm thấy phấn khích như vậy về một tựa game, tôi không thể đợi để chia sẻ nó với tất cả các bạn.
Nhà sử học Steve Duncan
Sau khi game chính thức ra mắt, nhà lịch sử học địa phương, Steve Duncan đã tiến hành tới những nơi bỏ hoang lâu năm này tại Massachusetts mà theo lời nhận xét của anh có thể là nguồn cảm hứng rất lớn để xây dựng lên các công trình xuất hiện trong Fallout 4.
Khi Fallout 4 chính thức phát hành, tôi rất muốn tới những địa điểm mà nhà sản xuất đã sử dụng để xây dựng lên những khung cảnh trong game."
Trải qua 400 dặm từ nhà của Duncan ở New York, anh đã tới đây và "đột nhập" vào những địa danh nổi tiếng một thời những đã bị bỏ hoang: Nhà máy giấy Strathmore ở Turner Falls, Montague và Nhà máy nước Fall River tại Bristol County.
Bên trong nhà máy giấy Strathmore đã bị bỏ hoang từ rất lâu
Mặt ngoài nhà máy giấy Strathmore
Những cỗ máy cực lớn trong nhà máy giấy hoang phế và đã rỉ sét gần hết.
Một cỗ máy rỉ sét trong nhà máy nước Fall River
Khung cảnh trông chẳng khác gì Fallout 4
Nhà máy đã trải qua rất nhiều các giai đoạn công nghiệp khác nhau của nước mỹ với hơn 140 năm tuổi.
Cũng ở đây, anh phát hiện ra rất nhiều các máy hơi nước cỡ lớn, các công trình vĩ đại và hệ thống cống ngầm chằng chịt ngay phía dưới những nhà máy này. Đây đều là những dấu ấn của một thời cách mạng công nghiệp rực rỡ tại New England nhưng không hiểu vì một lý do nào đó mà nó đã bị lãng quên.
Hi vọng, game thủ sẽ còn khai quật được thêm các di tích ấn tượng khác trong thời gian tới. Thế giới Fallout 4 quá rộng để có thể hiểu hết được mọi thứ.
Theo Game4v
Đánh giá Krosmaster Arena - Game dàn trận cực hot giống Fire Emblem Krosmaster Arena chính là một tựa game chiến thuật dàn quân (SRPG) mà chúng ta thường thấy trong các tựa game offline, đặc biệt là những tựa game SRPG của Nhật Bản như Final Fantasy Tactics, Fire Emblem. Mới đây, tựa game online dàn trận chiến thuật Krosmaster Arena đã chính thức được phát hành trên Steam. Điều đáng chú ý rằng Krosmaster...