Những cam kết… giật mình của chủ đầu tư
Bên cạnh động thái giảm giá “sốc” để thoát hàng, nhiều chủ đầu tư các dự án bất động sản còn áp dụng nhiều “chiêu trò” nhằm thu hút khách hàng.
Chủ đầu tư Dự án Watermark cam kết trả tiền thuê 80 triệu đồng/tháng trong năm đầu
“Giảm giá” là từ “nhạy cảm”
Khác với thị trường bất động sản phía Nam, chủ đầu tư thường tìm mọi cách để thoát hàng khi thị trường khó khăn, thì tại thị trường Hà Nội, chủ đầu tư lại thường “dị ứng” với từ “giảm giá”. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện tại, nhiều “chiêu trò” biến tấu cũng đã được chủ đầu tư đưa ra.
Thị trường bất động sản Hà Nội những ngày qua xôn xao với thông tin chủ đầu tư Dự án căn hộ Watermark (đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội) sắp triển khai chương trình “Cam kết cho thuê – Lợi tức đầu tư lên đến 14% tại Watermark”.
Theo đó, trong năm đầu tiên sau khi nhận bàn giao, chủ đầu tư cam kết sẽ trả tiền thuê tới 80 triệu đồng/tháng, dù có cho thuê được hay không. Không những thế, khách hàng còn được tặng gói nội thất giá trị lên đến 200 triệu đồng, đồng thời được miễn một năm phí quản lý, cũng như được chủ đầu tư hỗ trợ gói dịch vụ cho thuê mà không tính phí.
Ông Vũ Thanh Tùng, Tổng giám đốc CTCP Bất động sản Tây Hồ Tây, chủ đầu tư dự án cho biết, đưa ra một chương trình mà nhiều người cho là “mạo hiểm” trong bối cảnh hiện tại, đã khẳng định năng lực của chủ đầu tư trong việc triển khai dự án chất lượng và đúng tiến độ.
Trao đổi với nhân viên bán hàng dự án thì được biết, những cam kết này chỉ áp dụng với các khách hàng mới kể từ đầu tháng 10 tới. Dự án được khởi công tháng 5/2012, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2014, nhưng đến tận cuối năm 2014, chủ đầu tư mới bàn giao căn hộ cho khách.
Một dự án căn hộ “khủng” khác là D’.Palais de Louis trên đường Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội, do Tập đoàn Tân Hoàng Minh làm chủ đầu tư, hiện đã cất nóc và đang trong quá trình hoàn thiện những hạng mục còn lại. Dự kiến sẽ hoàn thành và bàn giao vào đầu năm 2015. Với tên gọi “căn hộ đế vương”, khi mới chào bán lần đầu, chủ đầu tư đã ra giá hơn trăm triệu một m2, đắt nhất tại thị trường lúc bấy giờ.
Video đang HOT
Đến nay, dù không muốn mang tiếng “giảm giá”, nhưng đại diện Tân Hoàng Minh cũng cho biết sẽ chia dự án làm 3 gói sản phẩm, trong đó giá căn hộ từ 60 – 65 triệu đồng/m2 là xây thô; 80 – 85 triệu đồng/m2 là căn hộ có thiết bị gắn tường và gói đầy đủ tiện nghi, nội thất có giá bán 115 – 120 triệu đồng/m2.
Bài học quá khứ
Cách đây không lâu, chủ đầu tư Dự án chung cư Hapulico Complex cũng khuyến khích khách hàng bằng cách đưa ra chương trình thanh toán 50% giá trị hợp đồng được nhận nhà; 50% còn lại, khách hàng thanh toán sau 1 năm ký hợp đồng. Đặc biệt, khi mua căn hộ chung cư Hapulico, khách hàng còn được nhận gói hỗ trợ tài chính của Ngân hàng BIDV lên tới 60% và được thế chấp bằng chính căn hộ của mình.
Không chịu thua kém, chủ đầu tư Dự án Hyundai Hillstate tại Hà Đông ngoài việc giảm giá bán khoảng 20% so với đợt mở bán trước, khách hàng mua căn hộ có thể nhận bàn giao nhà ngay nếu đóng 30% giá trị căn hộ, 70% còn lại trả một lần sau một năm và không tính lãi suất.
Hay như tại Dự án căn hộ cao cấp Discovery Complex tại số 302 Cầu Giấy, Hà Nội, dù chủ đầu tư cho biết không có chủ trương giảm giá căn hộ, tuy nhiên khi khách hàng đăng ký mua căn hộ dưới 120 m2 sẽ được khuyến mãi 20 triệu đồng, căn hộ 133 m2 là 40 triệu đồng và căn hộ 180 m2 là 80 triệu đồng.
Cho đến thời điểm này, phần nhiều trong số những cam kết nêu trên chưa được kiểm chứng, do thời điểm cam kết chưa tới. Thế nhưng, khách hàng tại Hà Nội vẫn không thể quên được “chiêu trò” được xem là “độc nhất vô nhị” tại Dự án Usilk City.
Cụ thể, chủ đầu tư đã đưa ra chương trình tặng sàn thương mại khi khách thanh toán 100% giá trị căn hộ. Kết quả đã có khoảng 200 khách hàng tham gia và cho đến nay họ phải ngậm đắng nuốt cay, vì ngay cả nhà còn chưa làm xong, nói gì đến sàn thương mại.
Thời gian qua, thị trường Hà Nội chứng kiến rất nhiều dự án mà chủ đầu tư khi triển khai huy động vốn đã hứa hẹn thật nhiều, trong số đó, nhiều dự án vẫn còn nằm trên giấy, hệ lụy là hàng ngàn tỷ đồng của khách hàng đã bị “bốc hơi” không rõ lý do và cũng chẳng biết khi nào mới đòi lại được. Vì vậy, nhiều chuyên gia đưa ra khuyến cáo, khách hàng cần tìm hiểu kỹ năng lực của chủ đầu tư trước khi quyết định tham gia vào một dự án bất động sản.
Theo Xahoi
Không thể bỏ mặc thị trường bất động sản
Với quan điểm bất cứ một người dân, một doanh nghiệp hay một ngành nghề gặp khó khăn, Nhà nước cũng phải hỗ trợ, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng không thể để bất động sản rơi tự do hay tự phát triển.
- Đang có những tranh luận trái chiều về việc nên để thị trường bất động sản tự điều chỉnh để giá nhà giảm bắt kịp thu nhập của người dân thay vì giải cứu, quan điểm của Thứ trưởng về vấn đề này thế nào?
- Tôi chưa bao giờ dùng từ giải cứu, bởi vấn đề cần làm là tháo gỡ khó khăn, định hướng cho thị trường bất động sản phát triển. Bất động sản là hàng hóa đặc biệt, có tính liên thông với thị trường khác nhất là tài chính. Đó là chưa kể đất đai là tài nguyên quốc gia, không sinh sôi nảy nở được. Khi không có ôtô, người dân dùng phương tiện khác thay thế như taxi, xe bus, xe máy hay xe đạp nhưng nhà thì phải có dù là đi thuê. Nhà ở là nhu cầu cơ bản chỉ đứng sau nhu cầu ăn uống. Khi một người dân, một doanh nghiệp hay một ngành nghề khó khăn thì Nhà nước cũng nên hỗ trợ huống chi bất động sản là một lĩnh vực quan trọng và là đầu ra của hàng loạt mặt hàng vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất...
Do đó khi thị trường bất động sản khó khăn, Nhà nước không thể bỏ mặc, càng không thể để nó rơi tự do hay tự phát triển. Cách đây 2 năm, khi bất động sản được xếp vào nhóm phi sản xuất, tôi đã có ý kiến và đến nay điều này đã được ghi nhận. Bất động sản không phải tội đồ vì hiện góp tới 10% GDP, đối với một số nước tỷ lệ này lên tới 20-30%.
- Nguyên nhân khó khăn của thị trường bất động sản đang gây tranh cãi, có ý kiến cho rằng do thiếu vốn, số khác đổ lỗi giá quá cao. Theo Thứ trưởng, đâu mới là lý do thực sự?
- Nguyên nhân chính là thị trường bất động sản thiếu quy hoạch đặc biệt là kế hoạch. Đơn cử, có bao nhiêu đất để làm nhà theo quy hoạch đến năm 2050 thì nay đã cấp hết thay vì từng giai đoạn để tương ứng với cầu. Cấp nhiều nhưng doanh nghiệp lại không có tiền làm dẫn đến thực tế các dự án chỉ là đồng ruộng, bãi cỏ. Cơ cấu hàng hóa không chuẩn, nhà quy mô lớn sang trọng nhiều trong khi nhà đáp ứng đại bộ phận người dân lại ít. Đây là lỗi của Nhà nước, trong đó chủ yếu thuộc về chính quyền các cấp. Doanh nghiệp "xin" là chính quyền "cho" mà không để ý đến đầu ra. Bài học về sân golf, nhà ở bất động sản là minh chứng rõ điều này.
Tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp bất động sản còn kém. Khi có lãi hàng loạt doanh nghiệp đua nhau đầu tư bất động sản thậm chí thủy sản, điện lực, dầu khí cũng làm địa ốc trong khi lộ trình làm dự án rất phức tạp, cần nguồn lực lớn đặc biệt là tiền. Đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện nhưng thực tế, điều kiện pháp luật kinh doanh bất động sản quá dễ dàng, thậm chí dễ dãi. Thủ tục hành chính kéo dài mất nhiều công sức tiền bạc cũng góp phần đẩy giá thành lên cao, đặc biệt là tiền đất. Tính thiếu thông tin minh bạch cũng làm cho tình trạng đầu cơ "có đất làm ăn".
Bất động sản không hồi phục nhanh nhưng sẽ thận trọng và bền vững hơn. Ảnh: Hoàng Lan.
- Ông đánh giá thế nào về quan điểm nhiều doanh nghiệp địa ốc làm ăn chụp giật cần phải để phá sản thay vì Nhà nước phải bỏ ngân sách hạn hẹp ra để hỗ trợ?
- Không phải tất cả làm ăn chụp giật, đa số các doanh nghiệp có ý thực làm ăn nghiêm túc, lâu dài. Vấn đề là năng lực các mặt còn hạn chế. Doanh nghiệp bất động sản phía Nam hiện gặp nhiều khó khăn hơn phía Bắc do vay mượn ngân hàng nhiều. Tỷ trọng dư nợ bất động sản phía Nam chiếm xấp xỉ 50% của cả nước trong khi khu vực phía Bắc chỉ chiếm dưới 20%.
Khi thị trường khó khăn thì một câu hỏi được đặt ra là tháo gỡ thế nào. Vấn đề ở chỗ là Nhà nước không bỏ tiền trực tiếp cho doanh nghiệp mà cái cần là giúp tạo được lòng tin của người dân và đưa ra cơ chế minh bạch, thông thoáng. Chính phủ chủ yếu tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản gắn với chiến lược phát triển nhà ở, giải quyết chỗ ở cho người nghèo. Nhà ở thương mại thừa trong khi nhà xã hội thiếu thì doanh nghiệp chuyển đổi sang nhà xã hội, căn hộ to không ai mua thì chia nhỏ.
- Dự thảo thông tư Ngân hàng Nhà nước Quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02 lại bỏ quên cơ chế hỗ trợ cho người mua nhà ở xã hội (thu nhập thấp), đối tượng đáng được hưởng ưu đãi nhất. Quan điểm của Bộ Xây dựng về vấn đề này thế nào?
- Luật Nhà ở 2005 không cho phép bán nhà xã hội đầu tư bằng vốn ngân sách cũng có nghĩa là nếu đầu tư bằng vốn thương mại thì được phép mua bán, tất nhiên vẫn phải khống chế đối tượng. Quan điểm của Bộ Xây dựng là người mua nhà xã hội phải thuộc đối tượng được hỗ trợ và Thủ tướng cũng ủng hộ điều này. 30.000 tỷ là để cho doanh nghiệp xây nhà thương mại giá rẻ, nhà xã hội và người mua nhà thu nhập thấp.Tôi cho rằng nên dành 2/3 số vốn để hỗ trợ cho người mua nhằm tạo thị trường, số còn lại hỗ trợ doanh nghiệp để tạo ra hàng hóa bất động sản.
Lãi suất cho vay nếu chỉ ổn định 6% trong vòng 3 năm là ngân hàng nắm đằng chuôi và có thể khiến người dân gặp khó khăn, bởi họ không thể biết 7 năm còn lại có thể chịu được "nhiệt" không. Tôi cho rằng, có 2 phương án, nguồn vốn với lãi suất ổn định 6% trong vòng 10 năm hoặc cố định trong 3 năm đầu. 7 năm còn lại, lãi suất cho vay đối tượng thu nhập thấp bằng 50% lãi suất thương mại. Có như vậy, người dân mới hào hứng đi mua nhà.
- Một số chuyên gia lo ngại, sau khi qua được giai đoạn khó khăn, bất động sản lại đi vào vòng luẩn quẩn là gặp làn sóng đầu cơ mới đẩy giá nhà lên cao. Ông chia sẻ mối lo này thế nào thưa Thứ trưởng?
- Khâu tháo gỡ khó khăn tập trung chủ yếu vào nhà ở xã hội được Nhà nước kiểm soát chặt nên không thể tăng giá. Còn khu vực nhà thương mại giá rẻ thì chính sách mang tính chất hỗ trợ cốt lõi để lấy lại lòng tin của người dân. Thị trường sau khi điều chỉnh đã dạy cho doanh nghiệp, người dân thậm chí cả cơ quan quản lý Nhà nước một bài học. Doanh nghiệp thấy rằng tăng giá sẽ không bán được hàng thậm chí có thể chết. Khi Bộ và địa phương rà soát, điều chỉnh cho ngừng một số dự án, cung cầu sẽ dễ dàng gặp nhau hơn.
Bộ Xây dựng đang triển khai rà soát điều chỉnh sửa đổi lại Luật xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản theo hướng công khai minh bạch. Ví dụ, có thể điều chỉnh để người nước ngoài và Việt kiều mua nhà. Trước đây mình quá chặt chẽ nên nhiều người nước ngoài, Việt kiều không được sở hữu nhà ở trong khi nguồn cung nhà thương mại đang nhiều. Tất nhiên trong bất động sản đâu đó sẽ có lẻ tẻ một vài dự án đầu cơ, nhưng nếu lo sợ lại tăng giá mà không hỗ trợ thì rất nguy hiểm. Tôi cho rằng, một số ý kiến quá lo xa, nói vui thế này, nếu cứ lên máy bay thì sợ rơi, ở cao tầng lo cháy thì không thể phát triển được. Phải thay đổi tư duy, tìm cách phát triển rồi quản lý mới là cách làm thông minh.
- Với hàng loạt các chính sách đưa ra, theo ông bao giờ thị trường bất động sản sẽ hồi sinh?
- Thực ra rất khó dự đoán. Tuy nhiên, một khi Chính phủ đã nhận ra vấn đề và đã có hành động, thì chắc chắn tình hình thị trường sẽ thay đổi. Trước hết sẽ tập trung hỗ trợ nhà ở xã hội sau đó là phân khúc giá rẻ để kích thích lòng tin của người dân từ đó giao dịch sẽ lan tỏa ra phân khúc khác. Một số nhà kinh tế nói là người dân đã có lòng tin giá bất động sản đã xuống đáy và đây là tín hiệu mừng vì sắp đi lên. Cá nhân tôi cũng biết nhiều người đã nhờ mua nhà, họ có tiền nhưng tâm lý là trông chờ xem đã xuống đáy chưa. Nửa cuối 2013 kinh tế sẽ hồi phục, trong đó bất động sản sẽ ấm trở lại. Tôi cho rằng, bất động sản không hồi phục nhanh nhưng sẽ thận trọng bền vững hơn.
Theo VNE
Bất động sản: Cứu hay "để rơi"? Sau phát biểu gây sốc cho doanh nghiệp bất động sản (BĐS) - "nên để thị trường BĐS rơi tự do", hôm qua 31/3, Tiến sĩ Alan Phan đã gửi cho Lao Động bức thư ngỏ trả lời 15 câu hỏi chất vấn của 1.000 thành viên CLB BĐS Hà Nội. Bức thư lập tức thu hút sự quan tâm không chỉ của...