Những cái tên phổ biến trong game và ý nghĩa của chúng (Phần cuối)
Hãy cùng tiếp tục trong hành trình giải nghĩa những cái tên thường xuyên xuất hiện trong thế giới video game.
Leon
Xuất phát từ tiếng Hy Lạp, Leon có nghĩa là “sư tử” (lion). Những Leon nổi tiếng trong lịch sử bap gồm Leon xứ Sparta và cháu nội ông ta, Leonidas – nhân vật chính phim 300. Leon là một cái tên mạnh mẽ, thể hiện sức mạnh và lòng can đảm, và cả sự bất lực trong chia sẻ cảm xúc.
Những Leon nổi tiếng:
Leon (Dead or Alive)
Nhân vật này là một tên lính đánh thuê tham gia giải đấu Dead or Alive để thực hiện ước nguyện của người yêu khi hấp hối. Là một kẻ cục súc vai u thịt bắp, Leon thành thạo về kĩ năng cận chiến, có sức mạnh và sự hung bạo cần thiết để đối đầu với những đối thủ khó nhằn nhất.
Leon S. Kennedy ( Resident Evil 2,4,6)
Leon S. Kennedy có lẽ là cảnh sát xui xẻo nhất thế giới game khi mà xác chết quyết định đội mồ sống dậy vào ngày đầu tiên anh này nhận việc. Dù vậy, Leon đã kiên cường sống sót dịch zombie hết lần này tới lần khác nhờ sức mạnh như sư tử cũng như kĩ năng điều khiển của người chơi.
Squall Leonhart hay Leon (Final Fantasy VIII/ Kingdom Hearts)
Xét trên phương diện là một gã may mắn được học trong ngôi trường tuyệt nhất thế giới cũng như nhiều cô nàng nóng bỏng vây quanh, Squall tỏ ra khá tự kỉ. Dù vậy anh ta vẫn là một chiến binh xuất sắc bất chấp vũ khí yêu thích là cây kiếm gắn kèm súng đầy ngớ ngẩn nếu sử dụng trong thực tế, đồng thời đeo một chiếc vòng cổ đẹp mắt có hình dạng sư tử.
Raiden
Raiden là một từ tiếng Nhật có nghĩa là sấm và chớp, đồng thời là tên một loại máy bay chiến đấu của Nhật Bản trong Thế chiến thứ 2. Từ này còn có thể đọc là Raijin, thần sấm.
Những Raiden nổi tiếng:
Raiden ( Metal Gear Solid 2, 4, Rising)
Mặc dù dành phần lớn thời gian trong Metal Gear Solid 2 để than thở, anh ta đã trở lại lợi hại trong Metal Gear Solid 4 và Metal Gear Rising: Revengeance; lần này là một ninja cyborg có khả năng cắt những con robot khổng lồ thành từng mảnh.
Video đang HOT
Raiden ( Mortal Kombat)
Là người bảo vệ của Earthrealm, thần sấm hùng mạnh Raiden dẫn dắt những nhân vật chính trong nhiệm vụ đánh bại Shao Kahn gian ác. Hãy nhớ cái tên này phát âm là “rye-den”, không phải “ray-den” như trong phim.
Rayden (Fatal Fury)
Raiden trong Fatal Fury không phải là một võ sư mảnh mai, mà thực tế là một đô vật to lớn thừa cân. Có lẽ anh ta thiên về “sấm” hơn là “chớp”.
Adam
Là một cái tên mang ý nghĩa tôn giáo, nó có nghĩa “con người” trong tiếng Hebrew. Ngoài ra Adam có thể dùng để tượng trưng cho toàn bộ loài người, hay sự sáng tạo ra loài người. Thường có một ý nghĩa sâu xa nào đó khi một nhân vật mang tên Adam.
Những Adam nổi tiếng:
Adam Jensen (Deus Ex: Human Revolution)
Adam Jensen bị trọng thương trong đoạn đầu của Deus Ex: Human Revolution. Sau khi trải qua những cuộc phẫu thuật lớn, anh ta mang nhiều phần máy hơn phần người. Nhân vật này đại diện cho một thời kì mới trong quá trình tiến hóa của loài người, do vậy cái tên Adam thực sự không thể phù hợp hơn.
Adamska (hay Revolver Ocelot) (Metal Gear Solid 3: Snake Eater)
Trước khi mang cái tên ngốc nghếch mà mọi người đều yêu mến, Revolver Ocelot được biết đến là Adamska, gọi tắt là Adam. Từ một sĩ quan bình thường của GRU, nhân vật này trở thành một chỉ huy tàn ác xuyên suốt các bản Metal Gear Solid.
Adam Fenix (Gears of War)
Là cha của Marcus Fenix, Adam dành hầu hết cuộc đời để nghiên cứu những phương pháp đánh bại loài Locust. Ông ta đã thật sự cứu được loài người ở Gears of War 3.
Shepherd/Shepard
Cái tên Shepherd (hay Shepard hoặc Sheppard) có ý nghĩa đúng như ghi trong từ điển: người chăn cừu. Do đó nó thường được đặt cho kẻ đứng đầu một tổ chức hoặc một nhóm người.
Những Shepherd/Shepard nổi tiếng:
Chỉ huy Shepard ( Mass Effect)
Người hùng của Mass Effect không chỉ là chỉ huy của phi hành đoàn tàu Normandy mà còn là cứu tinh của mọi giống loài trong thiên hà. Với cái tên Shepard, anh ta nên được gọi là “Thuyền trưởng anh hùng”.
Tướng Shepherd (Call of Duty: Modern Warfare 2)
Tướng quân Shepard là đồng minh của người chơi trong hầu hết Modern Warfare 2, cho tới cuối game khi ông ta phản bội và giết Ghost, bạn thân của nhân vật chính. Nhân vật này tự coi mình là người hùng chiến tranh và khao khát đánh bại Makarov, một nhân vật phản diện khác trong game.
Adam Shepherd (Silent Hill: Homecoming)
Adam Shepherd là một đại tá về hưu và cảnh sát trưởng của Shepherd’s Glen, ông ta có mối quan hệ bí mật với một giáo phái ở Silent Hill. Không muốn con mình bị hiến tế trong nghi lễ, ông ta quyết định đối mặt với giáo phái, và câu truyện của Silent Hill: Homecoming bắt đầu.
Theo Gamek
Những tựa game lớn gây thất vọng nhất kể từ năm 2000
Cùng liệt kê một số những trò chơi gây thất vọng nhất trong làng game từ năm 2000 cho đến nay.
Năm 2014 tiếp tục đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của thị trường game với hàng loạt bom tấn đều đồng loạt ra mắt và có sự cải tiến lớn về chất lượng đồ họa, âm thanh, gameplay ngày càng phong phú đa dạng.
Thế nhưng dù ở bất cứ thời điểm nào, vẫn luôn tồn tại những bom xịt trong bởi chất lượng của trò chơi không được như người chơi mong muốn. Dưới đây là danh sách những tựa game gây thất vọng nhất kể từ năm 2000 được tổng hợp dựa trên các tiêu chí: PR quá lố, cơ chế gameplay tồi, đồ họa xấu...
Watch Dogs
Watch Dogs rõ ràng là một trong những cái tên được săn đón nhiều nhất trong làng game năm 2014. Nhưng phải công nhận rằng, nó không đạt được nhiều thành công mà hãng Ubisoft đã mong đợi trước đó.
Đầu tiên, nhiều người chơi đã mua sẵn các thiết bị máy chơi game next-gen (PS4, Xbox One) rồi đặt hàng ngay Watch Dogs từ trước với mong muốn được là người đầu tiên sở hữu game này vào dịp nghỉ lễ 2013. Nhưng như truyền thống của Ubisoft, Watch Dogs lại bị lùi lại tới tận 27/5 vừa qua, điều này đã gây ức chế cho một bộ phận không nhỏ người chơi.
Tiếp đến, những tưởng việc trì hoãn Watch Dogs sẽ khiến cho Ubisoft có nhiều thời gian để hoàn thiện chất lượng của trò chơi hơn, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Chất lượng đồ họa tụt hậu so với những gì được đem ra giới thiệu dù chạy trên các hệ console, PC ưu việt nhất, Watch Dogs lại khiến người chơi vô cùng thất vọng. Xem ra Ubisoft đã hơi quá tay trong khâu PR khiến cho kì vọng về Watch Dogs bị đội lên mức gần như không thể đáp ứng được.
Metal Gear Solid 2: Sons of Liberty
Series game Metal Gear Solid đã đơn độc làm nên tên tuổi cho nhà thiết kế Hideo Kojima, nhưng cũng chính nó đã làm xấu hình ảnh của ông sau khi phiên bản Metal Gear Solid 2 ra mắt.
Với tựa game đầu tiên, Kojima mang đến người chơi một siêu điệp viên Snake tài năng, quả cảm. Thế nhưng sang đến Metal Gear Solid 2, huyền thoại này lại bị thay thế bởi một anh chàng ẻo lả sở hữu vóc dáng mảnh khảnh, mái tóc bạc kim giống y như những nhân vật trong phim hoạt hình Nhật có tên Raiden.
Kojima giải thích sự thay đổi này nhằm hướng tới sự mới mẻ, phá cách để trải nghiệm Metal Gear Solid được hấp dẫn hơn, thế nhưng đa phần những fan của Metal Gear Solid đều không hài lòng trước quyết định này. Kết quả như chúng ta đã biết là Snake trở lại trong vai trò nhân vật chính trong các phiên bản sau này, đồng thời Raiden cũng buộc phải lột xác trở thành một cyborg ninja với diện mạo "manly" hơn ở Metal Gear Solid 4.
Uncharted 3
Uncharted 2 được đánh giá là một trong những trò chơi hay nhất mọi thời đại, một thành tựu mang tính bước ngoặt cho loại hình giải trí tương tác. Thậm chí, hãng Naughty Dog còn "ăn theo" danh tiếng của trò chơi mình tạo ra bằng cách làm một bộ phim điện ảnh cùng tên để công chiếu trong các rạp phim.
Và nếu như Uncharted 2 ghi lại dấu ấn của mình trong tâm trí người chơi bằng những pha hành động cận chiến mạnh mẽ, những pha đấu súng nghẹt thở trên chiếc xe jeep đang lao đi vun vút trên đường... thì đáng tiếc, Uncharted 3 lại không tiếp nối được thành công đó.
Uncharted 3 buộc người chơi phải chiến đấu trong bối cảnh một con tàu đang bị chìm, với nhịp độ chậm hơn hẳn so với người tiền nhiệm. Không có nhiều cải tiến cộng thêm công tác PR có phần quá lố của Naughty Dog đã khiến cho Uncharted 3 không thực sự tạo được ấn tượng thường thấy ở một sản phẩm độc quyền dành cho PlayStation.
Dead Island
Mở đầu bằng phong cách slow-motion cùng diễn biến theo trình tự thời gian đảo ngược ấn tượng, một cô bé đã qua đời sau khi biến đổi thành zombie và ngã từ độ cao khủng khiếp từ một tòa nhà cao tầng. Cùng lúc đó, người cha của cô cũng đang phải rất vất vả chống chọi lại với lũ zombie đang ùa vào căn phòng đông đúc hơn bao giờ hết... những thành viên trong gia đình lần lượt bị cắn. Không quá đáng khi nói rằng tất cả game thủ trên thế giới đều đã bị "lừa" sau khi xem xong đoạn trailer mở màn của Dead Island trước khi nó ra mắt.
Người chơi hy vọng vào một cốt truyện cảm động đầy ý nghĩa, gameplay độc đáo, hình ảnh, âm thanh sống động bao nhiêu thì cái mà họ nhận được lại trái ngược bấy nhiêu. Hệ thống chiến đấu đơn điệu khi từ đầu tới cuối game bạn chỉ có việc chặt chém, nã đạn vào lũ zombie mà không hề có điểm nhấn nào đáng chú ý. Cốt truyện của trò chơi chẳng hề chứa đựng cảm xúc nào mà thay vào đó là mô típ chính phủ->thí nghiệm->thất bại->thảm họa zombie đã bị "xào" quá nhiều hiện nay.
Devil May Cry 2
Devil May Cry được đánh giá như một tựa game hành động đỉnh cao nhờ hệ thống đòn thế đa dạng, nhịp độ chiến đấu nhanh tới nghẹt thở và để tiếp nối thành công này, Capcom quyết định làm... chậm nó xuống.
Trong Devil May Cry 2, người chơi tiếp tục vào vai Dante, chàng thợ săn quỷ lạnh lùng với mái tóc bạch kim đặc trưng trông rất ngầu. Tuy nhiên các chiêu thức chiến đấu và điều khiển Dante trong Devil May Cry 2 lại khác hẳn với phần đầu tiên. Chậm chạp, rời rạc, dập khuôn là những tính từ chính xác để miêu tả một trong những hậu bản gây thất vọng lớn nhất làng game từ trước đến nay.
Vì quá vội vàng cho ra mắt phiên bản tiếp theo với mục tiêu thu về lợi nhuận sau thành công rực rỡ của Devil May Cry, Capcom đã phải trả giá khi hình ảnh Dante bị xấu đi phần nào sau tựa game đáng thất vọng này. May mắn là sau đó, hãng game Nhật đã biết sửa sai với hai phiên bản 3 và 4 vẫn luôn được nhắc tới như những trò chơi hành động chặt chém chất lượng nhất sau nhiều năm ra mắt.
Theo Gamek
9 tựa game đáng để bạn nâng cấp chiếc PC của mình Một trong những điều tuyệt vời của việc chơi game trên máy tính là tuổi thọ của nó có thể kéo dài khá lâu, độ bền của nó tùy thuộc vào việc bạn sử dụng nó như thế nào. Bạn còn có thể nâng cấp chiếc máy tính của mình "khủng" hơn bằng việc thay thế card đồ họa, lên đời ram, bộ...