Những cái tên làm nên hồn cốt phim cách mạng Việt Nam
Phim cách mạng trải qua nhiều năm vẫn giữ vị trí khó thay thế trong lòng khán giả và gắn liền với tên tuổi nhiều nghệ sĩ tài hoa, danh tiếng.
Hóa thân xuất sắc vào nhân vật Ba Đô trong phim Cánh đồng hoang, NSND Lâm Tới trở thành tượng đài vĩnh cửu cho vẻ đẹp quả cảm, phúc hậu, yêu thương vợ con của người đàn ông Việt Nam. Ở những vai diễn sau này, ông tiếp tục phát huy nét diễn giản dị nhưng rắn giỏi, cương nghị, gieo vào lòng khán giả ấn tượng khó phai với các phim cách mạng kinh điển như Nổi gió, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Đường về quê mẹ, Nguyễn Văn Trỗi…
Đối với thế hệ khán giả trung niên, Lâm Tới là thần tượng màn bạc của họ suốt những thập kỷ qua. Còn với lớp trẻ bây giờ, họ có thể không biết tới ông nhiều, nhưng khó có thể quên được hình ảnh người cha kỹ tính, nghiêm khắc nhưng dành hết tâm can cho gia đình trong phim truyền hình Đồng tiền xương máu. Đây cũng là tác phẩm cuối cùng mà NSND Lâm Tới tham gia. Ông qua đời một năm sau vì bạo bệnh.
Trong suốt cuộc đời làm nghệ thuật, NSND Thế Anh cống hiến cho khán giả hàng trăm vai diễn sân khấu và trên 60 tác phẩm điện ảnh. Sở hữu gương mặt nghiêm nghị, có phần hơi “dữ tướng”, ông thường hóa thân vào những hình tượng kiên trung, lạnh lùng, tạo nên dấu ấn riêng biệt so với người đồng nghiệp cùng thời – NSND Lâm Tới. Tên tuổi của ông gắn với các cuốn phim kinh điển gồm Em bé Hà Nội, Không nơi ẩn nấp, Tiền tuyến gọi, Mối tình đầu…
Sau ngày đất nước thống nhất, ông tiếp tục miệt mài với đam mê diễn xuất. Ông góp mặt trong nhiều dự án truyền hình, trở thành một bậc thầy mẫu mực, truyền thụ cho thế hệ diễn viên trẻ nhiều kinh nghiệm.
NSND Trà Giang được đánh giá là một trong những giai nhân góp phần làm nên thành công cho dòng phim cách mạng Việt.
Video đang HOT
Bà để lại dấu ấn tuyệt đẹp trong khán giả với hình tượng chị Tư Hậu trong bộ phim cùng tên, vai Dịu trong phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm cùng nhiều bộ phim khác.
Tuy rút lui khỏi màn ảnh đã lâu nhưng NSND Trà Giang vẫn nhiệt tình tham gia các sự kiện điện ảnh trong nước, đảm đương vị trí giám khảo hoặc vị trí khách mời trao giải tại nhiều cuộc thi sắc đẹp, liên hoan phim.
Tên tuổi nghệ sĩ Thúy An gắn liền với những tác phẩm hàng đầu của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam như Cánh đồng hoang, Biệt động Sài Gòn, Mùa gió chướng, Ván bài lật ngửa… Không trải qua trường lớp đào tạo bài bản nên nữ nghệ sĩ gốc Tây Nam Bộ vẫn thường hóa thân vào nhân vật bằng cách diễn bản năng, nhẹ nhàng, tự nhiên, đi vào lòng người.
Xuất hiện qua nhiều vai diễn khác nhau trên màn ảnh, nghệ sĩ Thúy An thiêu đốt nhiều ánh nhìn với gương mặt bầu bĩnh, đẹp hiện đại, thanh tân và quý phái. Sau khi chồng là đạo diễn Hồng Sến qua đời vào năm 1993, Thúy An rút lui khỏi màn bạc và chuyển ra nước ngoài sinh sống.
Góp mặt trong bộ phim cách mạng đầu tiên của điện ảnh Việt – Chung một dòng sông – NSND Trịnh Thịnh trải qua chặng đường làm nghề, gắn bó với màn bạc gần nửa thế kỷ. Không xuất thân từ trường lớp đào tạo bài bản, song người nghệ sĩ luôn diễn tròn vai bằng kinh nghiệm sống và những trải nghiệm mà ông tích lũy trong thời gian đảm nhiệm công việc lồng tiếng.
Nhắc tới NSND Trịnh Thịnh, người ta nhớ đến hình ảnh ông già chất phác, xởi lởi, tận tâm, có lối diễn biến hóa linh hoạt qua từng bộ phim. Khi thì ông tưng tửng, cợt nhả; lúc cương trực, quả cảm; đôi khi lại rất mưu mô, phản diện.
Sở hữu vẻ đẹp hào hoa, phong nhã, ánh mắt hút hồn cùng phong cách diễn xuất tự nhiên, lôi cuốn, NSƯT Chánh Tín từng làm say đắm nhiều khán giả nữ thập niên 70, 80.
Ngoài vai trò diễn viên, NSƯT Chánh Tín còn thành công trên cương vị đạo diễn, nhà sản xuất phim. Năm ngoái, ông tuyên bố phá sản và gây ra nhiều luồng dư luận trái chiều.
Theo Phong Kiều/Vietnamnet
Chánh Tín, Trần Lực tham gia ngày hội đạo diễn ở Phan Thiết
Bộ đôi cùng rất nhiều nghệ sĩ hai miền hội ngộ ở Mũi Né (Bình Thuận) để tham gia các hoạt động xã hội và hội thảo nhân ngày đạo diễn.
Ngày đạo diễn là sự kiện được tổ chức hàng năm nhằm kết nối các thế hệ và khuyến khích những người làm chuyên môn tiếp tục sáng tạo với điện ảnh. Năm nay, chương trình tổ chức ở Phan Thiết thu hút nhiều đạo diễn, diễn viên nổi tiếng của hai miền tham dự như Trần Lực, Chánh Tín, Đào Bá Sơn, Phi Tiến Sơn, Trần Cảnh Đôn, Thân Thuý Hà, Kim Khánh...
Đạo diễn - diễn viên Trần Lực vừa hoàn tất phần quay hình cho chương trình thực tế Bố ơi! Mình đi đâu thế của VTV3. Anh tranh thủ thời gian này cùng một số đồng nghiệp đến Phan Thiết tham gia hoạt động điện ảnh và xã hội có ý nghĩa. Đầu tiên, đoàn nghệ sĩ thăm và tặng quà cho các chiến sĩ đồn biên phòng Mũi Né.
Tại đây, ngoài giao lưu văn nghệ, diễn viên - đạo diễn Nguyễn Chánh Tín còn thay mặt nhà tài trợ tặng một chiến sĩ có hoàn cảnh gia đình khó khăn số tiền 20 triệu đồng và tặng các anh em chiến sĩ một chiếc TV LCD.
Nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín còn dành thời gian để chia sẻ nhiều câu chuyện với các chiến sĩ biên phòng.
Gương mặt rạng rỡ của Thân Thuý Hà, Kim Khánh khi tham gia buổi giao lưu.
MC Như Quỳnh rạng rỡ khi chụp ảnh lưu niệm cùng các chiến sĩ.
Sau buổi giao lưu, đoàn nghệ sĩ tham gia tiệc gala và hội thảo điện ảnh. Tại đây, các đạo diễn chia sẻ về những khó khăn trong quá trình làm việc, đồng thời, đề ra những mục tiêu để thúc đẩy sự phát triển điện ảnh nước nhà và giúp đỡ các tài năng trẻ.
Sau cùng là những khoảnh khắc vui vẻ trong buổi tiệc.
Theo Zing
Nỗi ám ảnh 'thay ngựa giữa dòng' của làng phim Việt Một trong những nỗi ác mộng của các đoàn làm phim tại Việt Nam là thay đổi đạo diễn, diễn viên vào phút chót vì đủ loại lý do, kéo theo rất nhiều hệ lụy khác cho tác phẩm. Lệnh xóa sổ: Có lẽ đây là tác phẩm điện ảnh có nhiều lùm xùm hậu trường bậc nhất trong làng phim Việt trong...