Những cái tên bị nhai đi nhai lại của làng game Việt
Kiếm
Có thể nói, “Kiếm” chính là một trong những từ ngữ được sử dụng nhiều nhất và có tần suất cao nhất để đặt cho tên các game online. Lần lượt, chúng ta có thể đếm được hàng loạt các MMO đang được phát hành hiện nay ở Việt Nam như Kiếm Thế, Kiếm Tiên, rồi đến Thuận Thiên Kiếm, Giáng Long Chi Kiếm, Lục Mạch Thần Kiếm, Vấn Kiếm…
Trên thực tế thì tính tới bây giờ thì khi nhắc đến những tựa game có tên “Kiếm”, chúng ta thường nhớ ngay đến NPH VNG với 3 gương mặt Kiếm Tiên, Thuận Thiên Kiếm và đặc biệt là Kiếm Thế. Với Kiếm Tiên, đây là một trong những MMORPG đầu tiên của Việt Nam gặt hái được nhiều thành công ở thể loại đồ họa 3D. Với Thuận Thiên Kiếm, đây chính là MMORPG kiếm hiệp đầu tiên của Việt Nam, lấy khung cảnh với cốt truyện lịch sử Việt Nam. Còn với Kiếm Thế, đây chính là một trong những tựa game online thành công nhất trong lịch sử làng game Việt và hiện tại, Kiếm Thế vẫn là một trong những game online thu hút đông người chơi nhất.
Truyền Kỳ
Cũng không hề kém cạnh so với “Kiếm”, cụm từ “Truyền Kỳ” cũng là một trong những từ ngữ được các NPH yêu thích nhất để đặt tên cho các tựa game online của mình. Hiện tại, nếu nhẩn nha ngồi tính thì chúng ta có thể đếm được gần 10 đầu game online được đặt tên theo mô típ “abc Truyền Kỳ”, ví như Võ Lâm Truyền Kỳ, Thủy Hử Truyền Kỳ, Võ Hiệp Truyền Kỳ, Tam Quốc Truyền Kỳ, Ngũ Long Truyền Kỳ, Hải Tặc Truyền Kỳ…
Tất nhiên, gương mặt nổi trội và được biết đến nhiều nhất vẫn là series MMO “Truyền Kỳ” của VNG, lần lượt là Võ Lâm Truyền Kỳ 1, 2 và 3D sắp được ra mắt. Trên thực tế, cách đây khoảng 1, 2 năm cứ lần nào 1 trong 2 tựa game đầu cập nhật phiên bản mới là lần đó, làng game Việt lại được 1 phen chao đảo.
Ngoài ra, chúng ta có thể khẳng định rằng cụm từ “Truyền Kỳ” sẽ không được sử dụng phổ biến đến thế nếu không có sự nổi tiếng và thành công vượt trội của Võ Lâm Truyền Kỳ.
Thiên
Video đang HOT
Không thể phủ nhận rằng những từ ngữ như “Kiếm”, “Truyền Kỳ” hay “Thiên” thường tạo ấn tượng mạnh đối với trực giác của mỗi người và trên thực tế, mỗi danh xưng hay cụm từ ghép với chúng đều rất dễ đọc, dễ nhớ. Đương nhiên, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho những cụm từ được đề cập trong bài viết này thường xuyên được dùng để đặt tên cho các game online.
Với “Thiên” (nghĩa là Trời), chúng ta có thể dễ dàng liệt kê ra các game online như Thiên Long Bát Bộ, Cửu Thiên, Ỷ Thiên, Thiên Tử, Thiên Hạ… Dẫu vậy, trong danh sách những tựa game này thì lại chỉ có duy nhất MMORPG của FPT là thực sự nổi tiếng mà thôi.
Long
Long (Rồng) vốn là một loài vật trong tâm linh khá huyền bí trong Tâm Linh của người Á Đông. Không chỉ đứng đầu mọi loại thú trên Trái Đất (Long, Ly, Quy, Phượng), Long còn được tượng trưng cho những gì cao quý, đẹp đẽ và cũng ẩn chứa quyền lực tối thượng nhất.
Chính vì vậy, không quá xa lạ khi cái tên “Long” được sử dụng phổ biến không chỉ trong đời sống, trong tên gọi của nhiều người mà nó còn xuất hiện trong rất nhiều game online. Tiêu biểu như Ngọa Long, Long Tướng, Chân Long Giáng Thế, Cổ Long hay Loong Online.
Như đã nói ở trên, cái tên Long không chỉ tạo ấn tượng mạnh đối với trực giác mà nó còn khá dễ nhớ, một tiêu chuẩn cực kỳ cần thiết trong việc đặt tên cho một thương hiệu.
Theo GameK
Toàn cảnh làng game Việt trong quý 1/2012
Vẫn "bội thực" Webgame
Điều đầu tiên chúng ta phải nói đến ở đây chính là việc các Webgame vẫn đang thống trị làng game Việt. Từ đầu năm 2012 cho tới nay, hàng loạt các Webgame kiếm hiệp mới "cùng mẹ" 4399 được đưa về nước như Lục Mạch Thần Kiếm, Cửu Thiên, Hùng Bá Thiên Hạ... đã khiến cho game thủ nước nhà thật sự "bội thực" về thể loại này. Với những đặc điểm như chơi vài tháng là vắng tanh, đồ họa xấu, gameplay trùng lặp... việc các Webgame nhập vai này được phát hành chỉ khiến cho game thủ Việt thất vọng và nâng cao giá trị của những MMO cài đặt.
Tuy nhiên, trong số các Webgame nhập vai được mở cửa từ đầu năm cho tới nay thì Crystal Saga và Thần Giới lại khá "hút" người chơi. Có lẽ, vì không phải là do 4399 sản xuất nên 2 Webgame này sở hữu những điểm đặc sắc riêng biệt về gameplay so với các sản phẩm cùng loại.
Ngoài ra, chúng ta cũng không thể không nhắc đến các Webgame chiến thuật. Trong thời gian gần đây, liên tiếp 2 Webgame chiến thuật có lối chơi y hệt "Tam Quốc Truyền Kỳ" được phát hành ở Việt Nam là Ngũ Hổ Tướng, Tam Quốc Truyền Kỳ 2... khiến hiện tại, gần như các Webgame chiến thuật đã được định nghĩa chung là phải có lối phát triển giống như trong... Tam Quốc Truyền Kỳ.
Điều đáng nói là trong thời gian tới, các Webgame vẫn sẽ được ồ ạt được về Việt Nam.
Làng game Việt bắt đầu có dấu hiệu hồi sinh
Nếu như trong suốt năm 2011, các NPH Việt chỉ dám hoạt động cầm chừng dựa trên những MMO cũ hay phát hành thêm Webgame mới để duy trì hoạt động thì cho tới tháng 3 vừa qua, có vẻ như rào cản từ các Nhà Quản Lý đã dần được gỡ bỏ.
Bằng chứng của việc này là trong tháng 3 này, hàng loạt MMO Client được ra mắt với lời hứa "chắc chắn sẽ được phát hành" như World of Tanks, Giáng Long Chi Kiếm... đã bắt đầu mở cửa. Ngay lập tức, chúng đã nhận được lời đón nhận nồng nhiệt từ phía game thủ Việt, đặc biệt là World of Tanks. Ngoài ra, hàng loạt MMO Client khác nữa cũng đang rục rịch về nước như Thành Cát Tư Hãn, Thủy Hử Truyền Kỳ...
Một dấu hiệu khá rõ ràng nữa cho thấy làng game Việt bắt đầu hồi sinh khi vào ngày 15/3 vừa qua, FPT Online đã chính thức phát hành Dragonica chứ không phải là server nước ngoài, phiên bản Việt như trước kia. Điều này cũng có nghĩa là các MMO Client bắt đầu được quảng cáo rộng rãi để thu hút thêm người chơi.
Vẫn chỉ là game Trung Quốc
Ngoài World of Tanks là tựa game online "đỉnh" được thế giới công nhận ra thì điều đáng tiếc là các MMORPG còn lại được đưa về nước vẫn là "hàng Tàu". Nếu như đây là "hàng Tàu chất lượng cao" thì cũng chẳng sao, điều đáng nói là có vẻ như đây vẫn chỉ là những tựa game không quá đặc biệt với gameplay "cũ" như những MMO từng được phát hành trước đây ở Việt Nam.
Qua những tấm screenshot được giới thiệu, có thể thấy, những MMO như Thành Cát Tư Hãn, Thủy Hử Truyền Kỳ, Tam Giới Online... dù là những game 3D nhưng đồ họa của chúng vẫn chỉ ở mức trung bình, không quá 2.5D là bao. Thậm chí, Giáng Long Chi Kiếm - MMORPG đặc sắc nhất từ đầu năm cho tới nay vẫn nhận phải nhiều lời chê rằng đồ họa quá... xấu.
Có lẽ, để có thể thực sự được chơi "phiên bản Việt" của những MMO hàng đầu Trung Quốc hiện nay như Cửu Âm Chân Kinh, Tiếu Ngạo Giang Hồ... thì dân cày Việt vẫn còn phải đợi từ 2 cho tới 3 năm nữa.
Các fanpage không còn thu hút game thủ
Nếu như trước đây, các fanpage (trên facebook) của game luôn thu hút sự quan tâm đông đảo của người chơi với cả trăm lượt bình luận mỗi topic thì hiện nay, có vẻ như game thủ Việt đã "chán" và quay lại với các diễn đàn truyền thống.
Tuy nhiên, trên thực tế thì việc game thủ không quan tâm tới các fanpage nữa một phần cũng là do hiện nay, cộng đồng gamer Việt bị phân tán rải rác ở các Webgame khác nhau. Số lượng Webgame phát hành quá nhiều và liên tục đã khiến chúng không thể gây dựng được một cộng đồng người chơi đông và tâm huyết.
Tình trạng chơi game kiểu "mỳ ăn liền" diễn ra ở khắp các Webgame trong khi NPH cứ chăm chăm mở thêm server mới đang ngày càng trở nên phổ biến.
Theo Game Thủ
Game thủ Việt khen chê gì về Webgame Loạn Thế Vào sáng ngày hôm qua 26/10, Webgame Loạn Thế đã chính thức đi vào hoạt động ở Việt Nam. Là một Webgame chiến thuật lấy bối cảnh Tam Quốc, thực sự thì Webgame này đã không để lại nhiều ấn tượng cũng như tạo được tiếng vang lớn trong ngày đầu ra mắt. Webgame Loạn Thế đã mở cửa chính thức vào ngày...