Những cái chết vì sưởi than không khói ở Mông Cổ
Một đêm lạnh lẽo tháng 10 vừa qua, Gerel Ganbaatar quyết định ngủ lại nhà cha mẹ cô tại một trong những cộng đồng sống lều truyền thống ở ngoại ô thủ đô Ulan Bator. Không ai ngờ rằng đó là một quyết định chết người.
Than không khói được bày bán ở Ulan Bator. Ảnh: AFP
Chỉ trong trong vòng vài giờ, Gerel và cha mẹ cô đều bắt đầu cảm thấy khó thở và buồn nôn. Họ tuyệt vọng kêu cứu, nhưng lúc các nhân viên y tế đến nơi thì Gerel, khi đó đang mang thai 4 tháng, đã tử vong.
Tối hôm đó, cha mẹ cô gái 29 tuổi xấu số đã lần đầu tiên sử dụng than bánh không khói để sưởi ấm ngôi nhà của họ. Đó là một loại nhiên liệu do chính phủ cấp, được làm từ than cốc khai thác ở phía Nam Gobi và bột than. Do tính chất không gây khói, đây được coi là thứ nhiên liệu “sạch” hơn các loại nhiên liệu cũ. Nhưng trên thực tế nó đã gây ra những vấn đề về sức khỏe, thậm chí khiến người sử dụng tử vong nếu dùng không đúng cách.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, kể từ khi người dân Mông Cổ bắt đầu sử dụng than bánh không khói vào tháng 10, đã có bảy trường hợp tử vong – chủ yếu là trẻ em, phụ nữ mang thai và người già. Gần 1.000 người sống trong các khu ổ chuột ở ngoại ô Ulan Bator phải nhập viện, dấy lên những lo ngại về tình trạng ngộ độc khí carbon monoxide khi sử dụng loại chất đốt mới.
Người mẹ đau buồn của Gerel, bà Jargalsaikhan Mishigdorj cảnh báo nên cẩn thận với loại nhiên liệu mới. “Tôi đã đốt than cả đời, chúng tôi chưa bao giờ bị ngạt thở”, bà nói.
Chính phủ Mông Cổ đã tìm cách đối phó với tình trạng khói bụi nguy hiểm ở Ulan Bator – một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới – bằng cách cung cấp những nhiên liệu thay thế cho than thô, vốn tạo ra khói mù mịt. Loại than khói này thường được người nghèo sử dụng để sưởi ấm nhà tại một miền đất mà nhiệt độ có thể giảm xuống – 40C. Các quan chức Mông Cổ giải thích rằng than bánh cháy được lâu hơn và bốc ít khói hơn.
Một y tá tại Bệnh viện Cấp cứu Nhiễm độc quốc gia giấu tên cho biết cô chưa bao giờ thấy số lượng bệnh nhân ngộ độc carbon monoxide (hay khí CO) cao như vậy. “Chúng tôi đang làm việc dưới một áp lực rất lớn”, cô nói.
Công nhân tại một nhà máy sản xuất nhiên liệu không khói ở Ulan Bator. Ảnh: AFP
Tuy nhiên, Cơ quan Tình trạng khẩn cấp của Ulan Bator cho biết các vấn đề lo ngại đang giảm xuống khi người dân được phổ biến cách sử dụng đúng loại than bánh mới. “Nhân viên cộng đồng đã tỏa ra khắp các quận để hướng dẫn người dân về chất đốt mới”.
Đây là nỗ lực mới nhất của một chính phủ ở châu Á nhằm tìm giải pháp an toàn và hiệu quả để thay thế than đá. Châu Á là khu vực đau đầu nhất khi đối phó với nồng độ ô nhiễm không khí cao, mà phần lớn nguyên nhân là do sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Video đang HOT
Tại Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi cam kết cung cấp khí đốt nấu ăn cho hàng triệu người dân nông thôn, nhưng dự án này cuối cùng bị trì hoãn do các bê bối tham nhũng liên quan. Còn tại Trung Quốc, 3 triệu ngôi nhà gần Bắc Kinh đã được yêu cầu phải chuyển từ than đá sang khí đốt hoặc điện để sưởi ấm từ năm 2017.
Ulan Bator là thủ đô lạnh giá nhất thế giới, với một nửa cư dân hiện sử dụng lò sưởi, trong khi chất lượng không khí trong thành phố lại thường xuyên vượt ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Vì vậy chính quyền đang cố gắng giảm sử dụng than đá để giảm ô nhiễm không khí dày đặc bao phủ thủ đô.
Các chuyên gia cho rằng động thái nói trên đang có ảnh hưởng tích cực đến môi trường. Sonomdgva, Phó giáo sư tại Đại học Quốc gia Mông Cổ cho biết, bụi mịn PM 2.5, với kích cỡ nhỏ có thể đi vào phổi và mạch máu, đã giảm 40% so với tháng 10 năm ngoái. “Một mùa thu ấm và kéo dài, việc sử dụng nhiên liệu mới, cũng như việc người dân chỉ sử dụng củi đốt vì sợ ngạt thở có thể là nguyên nhân giảm bụi”, ông Sonomdgva nói.
Than bánh cung cấp nhiệt lượng lớn hơn nhưng cũng gây ra nguy cơ ngộ độc khí CO nếu sử dụng không đúng cách. Ảnh: AFP
Byambajargal Losol, nhà vật lý học tại Viện Khoa học Mông Cổ, cho rằng than bánh không khói là cách tốt nhất để giảm ô nhiễm không khí, nhưng cần triển khai tốt hơn việc hướng dẫn người dân sử dụng an toàn.
“Người dân đang dùng than bánh giống như than thô và đốt chúng giống như trước đây. Than bánh nén đặc hơn vì vậy chúng đòi hỏi lượng oxy gấp đôi để đốt cháy so với than thô”, ông Losol giải thích. Ngộ độc khí CO xảy ra khi nồng độ oxy giảm xuống thấp.
Nhà máy quốc doanh của Mông Cổ nơi sản xuất than bánh không khói cho biết các gia đình cần dọn sạch lò sưởi trước khi đốt than mới. Nhà máy đã bắt đầu cung cấp dịch vụ sửa lò sưởi miễn phí sau khi xảy ra nhiều vụ ngộ độc. Chính quyền cũng cam kết sẽ phát máy đo khói miễn phí cho các cộng đồng cư dân sống trong lều truyền thống của người du mục.
Trong khi nhiều cư dân nhận thấy lợi ích của than bánh không khói thì nhiều người vẫn e ngại. Anh Turbold Sainbuyan cho biết: “Tôi đã bỏ than thô để dùng than bánh. Giờ chúng tôi chỉ dùng một túi than cho ba ngày so với một túi một ngày trước đây”. Còn mẹ của Turbold, bà Enkhjargal Chuluun, một y tá nha khoa, thì cho biết: “Than bánh nóng hơn than thô. Nhưng chúng tôi vẫn sợ bị ngạt thở, vì thế tôi phải mở cửa sổ vào ban đêm”.
Thu Hằng
Theo Báo Tin tức
Chuyện lạ thế giới số 249
Nằm bên bờ sông Nidd, thị trấn Knaresborough phía bắc Yorkshire, Anh, có một giếng nước vô cùng đặc biệt: hóa đá mọi vật. Theo đó, bất cứ món đồ nào rơi xuống giếng sẽ bị hóa đá sau một thời gian.
Chiếc rèm... mọc gai
Trên thế giới có rất nhiều người đang phải khổ sở vì thiếu nước, không có nước. Chẳng nói đâu xa, giữa tháng 10 vừa qua, hàng triệu người dân Hà Nội cũng một phen khốn khổ vì thiếu nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày vì sự cố Nhà máy nước Sông Đà ô nhiễm... Vì thế mà chúng ta nên tiết kiệm nước.
Và để tiết kiệm nước, Elisabeth Buecher - nghệ nhân người Anh - đã thiết kế ra một chiếc rèm đặc biệt treo trong nhà tắm. Mục đích của chiếc rèm này sau khoảng 4 phút tắm, nó sẽ tự động dựng thẳng các gai nhọn lên, buộc bạn phải rời nhà tắm nhằm tránh sử dụng nước quá nhiều. Dĩ nhiên, những chiếc gai nhọn kia thực chất rất mềm nên không thể làm đau bạn được. Nhưng nó đủ để đem lại cảm giác khó chịu, khiến bạn chẳng muốn tắm lâu hơn nữa.
Buecher chia sẻ, những chiếc gai nhọn trên rèm dựng lên là nhờ một bộ cảm biến được tích hợp cả trong rèm lẫn vòi hoa sen. Khi nước chảy ra từ vòi quá lâu, cảm biến sẽ kích hoạt bộ nhận diện trên rèm, từ đó đẩy các gai nhọn bật dậy và khiến người tắm buộc phải rời đi.
Hiện tại, chiếc rèm chưa được đưa ra thị trường, nhưng đã nhận được những lời phản hồi tích cực của một bộ phận người dùng thử. Người ta đánh giá đây sẽ là một phát minh quan trọng để thay đổi những thói quen xấu của mỗi người, nhất là nếu nó được thiết kế một cách đẹp hơn nữa. ( Quý H ả i)
Mũi phù th ủy
Một cụ ông 78 tuổi người Trung Quốc trở nên nổi tiếng vì có chiếc mũi to, dài như như mũi các nhân vật phù thủy trong phim.
Ông Trương, ngụ tại tỉnh Giang Tô, cho biết, trước đây mũi ông chỉ đỏ phần sống nên ông chẳng mấy bận tâm. Tuy nhiên, 10 năm gần đây, mũi của ông bắt đầu biến dạng, phì đại và dài ra kèm theo tổ chức da sần lên màu tím đỏ, nguyên nhân, theo các bác sĩ, vì hầu như ngày nào ông cũng uống rượu và thường trong tình trạng say xỉn.
Bác sĩ cho biết ông Trương mắc chứng đỏ mặt do rượu. Chứng đỏ mặt do rượu hay còn gọi Rosacea là một bệnh lý về da. Khi uống rượu, các vùng da mặt sẽ bị kích thích và đỏ lên xuất hiện các nốt đỏ, lâu dần các tế bào mỡ dưới da tích tụ lại hình thành những tổ chức phì đại sần sùi.
Ở trường hợp của ông Trương, ngoài mắc chứng đỏ mặt do rượu, uống rượu nhiều, người đàn ông này từng phải nhập viện cấp cứu và thở qua lỗ mở khí quản nên bệnh tình ngày càng nặng. Chiếc mũi phù thủy của ông là biến chứng dễ thấy nhất của căn bệnh này. ( Hà Lê)
N ồi nước lèo được hầm ... 75 năm
Oden là món hầm truyền thống của người Nhật rất được ưa chuộng, do đó có nhiều nhà hàng oden được mở ở đất nước Mặt trời mọc. Món ăn này gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau như thịt, rau củ, đậu phụ, trứng... hầm nhừ trong nồi nước dùng cho vị ngọt thanh nhẹ.
Nước dùng hấp dẫn, có vị đặc trưng chính là bí quyết giữ chân thực khách của các nhà hàng. Thông thường, nước dùng oden phải hầm trong thời gian dài. Bạn thử đoán xem nồi nước dùng được hầm lâu nhất ở đây là trong bao lâu? Đáp án là tới 75 năm nhé. Và đây là nồi nước dùng của nhà hàng Otafuku.
Theo chia sẻ của chủ nhà hàng Otafuku, họ mở cửa từ thời Minh Trị (1868 -1912) nhưng đầu bếp không đổ nước dùng cũ đi. Thay vào đó, nước còn lại trong ngày sẽ đổ ra một nồi khác để vệ sinh nồi chính sạch sẽ rồi đổ ngược trở lại "để dành" cho buổi hôm sau.
Phần nước này không bảo quản lạnh. Vào ngày kế tiếp, đầu bếp lại đun nước cũ với thực phẩm tươi mới. Quy trình cứ thế tiếp diễn. Tới nay, nhà hàng vẫn dùng nước hầm từ kể năm 1945. Và nồi nước dùng 75 năm tuổi tại nhà hàng này đã được ghi chép lại cẩn thận.
Trước đó, thực khách từng sửng sốt khi biết bí quyết nấu ngon của nhà hàng Wattana Panich ở Bangkok, Thái Lan, chuyên món mì bò hầm nổi tiếng với nồi nước đun đi đun lại suốt 45 năm qua. Đây cũng chính là bí mật cho món mỳ bò hầm đặc biệt của nhà hàng này. ( Ph ương Huy ề n)
Gi ếng nước hóa đá mọi vật
Nằm bên bờ sông Nidd, thị trấn Knaresborough phía bắc Yorkshire, Anh, có một giếng nước vô cùng đặc biệt: hóa đá mọi vật. Theo đó, bất cứ món đồ nào rơi xuống giếng sẽ bị hóa đá sau một thời gian.
Người ta đã thử nghiệm bằng cách thả những vật dụng hàng ngày xuống nước để theo dõi sự biến đổi của chúng và nhận thấy hiện tượng này xảy ra với tốc độ rất nhanh. Nhiều món đồ hóa thành đá chỉ sau vài tuần, chẳng hạn gấu bông nhỏ hóa đá từ 3 - 5 tháng. Những đồ vật khác tùy từng chất liệu sẽ từ 6 - 12 tháng. Tất tật từ chiếc mũ đội đầu, cho tới ấm nước, gấu bông, hay thậm chí cả xe đạp đều có thể... hóa đá.
Giếng hóa đá từng xuất hiện trong tài liệu cổ xưa do John Leyland, nhà khảo cổ thời Henry VIII ghi chép. Năm 1538, ông có viết: "Mọi người tin rằng, đây là giếng nước ma thuật có khả năng chữa bệnh thần kỳ. Nếu tắm lâu trong nước giếng thậm chí chữa khỏi nhiều bệnh tật". Điều này cũng đánh dấu cho sự khởi đầu về nhiều huyền thoại hay các câu chuyện truyền miệng quanh giếng hóa đá suốt thời gian dài.
Một truyền thuyết kể rằng, năm 1630, Vua Charles I bán vùng đất có chiếc giếng này cho một quý ngài địa phương tên Charles Slingsby. Nổi tiếng nhờ những mẫu vật hóa đá, ông Slingsby rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường, bắt đầu bán vé cho khách tham quan. Và rồi vô tình biến khu vực này thành một trong những điểm đến hút khách hàng đầu nước Anh.
Tuy nhiên, qua phân tích mẫu nước giếng, các nhà khoa học khẳng định: nước giếng chứa nồng độ khoáng chất cao, chúng sẽ kết tủa trên các vật thể khi tiếp xúc tạo thành lớp vỏ cứng bên ngoài như nhũ đá hình thành trong các hang động, nhưng tốc độ nhanh hơn rất nhiều. Du khách tới đây cũng được khuyến cáo không uống nước giếng. ( H ồ Văn)
PV (tổng hợp)
Theo cstc.cand.com.vn
Những ngôi nhà giữa rừng tự nhiên ở ngoại ô Washington Một rừng cây bắt đầu trút lá trong độ cuối thu, và xen kẽ trong đó là những mái nhà bình yên. Cuộc sống của những gia đình nơi đây như hòa vào với thiên nhiên và cây lá. Nhiều người hẳn không thể nghĩ rằng đây là một khu dân cư chỉ cách trung tâm thủ đô nước Mỹ khoảng 15 phút...