Những cái chết thảm dưới bánh xe container
Tài xế xe container là nạn nhân một vụ TNGT do mình gây ra
Theo con số thống kê từ Phòng CSGT, từ đầu năm đến nay trên địa bàn TP xảy ra 959 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm chết 796 người, bị thương 399 người. Có 213 vụ TNGT do các loại xe ôtô gây ra, trong đó có 19 vụ nghiêm trọng do xe container.
Những bi kịch
Có những bi kịch mà người ta không ngờ sẽ gặp phải, nhất là trong cái ngày cứ ngỡ là hạnh phúc trùng phùng. Đó là câu chuyện buồn của gia đình bà Nguyễn Thị Mùi (82 tuổi, ngụ Bà Rịa – Vũng Tàu). Bao nhiêu năm qua bà thắt lòng khi thất lạc mất đứa con gái út, nay nhận được tin nên bà cùng con trai đi lên TPHCM thăm. Tai họa đã xảy ra khi bà đi đến đoạn cầu vượt Thủ Đức lúc 9 giờ ngày 29-6-2010. Đụng phải chiếc xe container chạy cùng chiều do tài xế Nguyễn Đình Nhất (29 tuổi, quê Bình Định) điều khiển khiến bà té xuống đất và bị cán chết tại chỗ.
Trong vòng 15 ngày giữa tháng 6 đến tháng 7-2010, trên địa bàn TPHCM có 6 người tử vong do va chạm với xe đầu kéo và trong tháng 10-2010, xe container đã gây ra 4 vụ TNGT chết người. Một cán bộ điều tra tai nạn khẳng định xe đầu kéo là loại xe lớn, khi ngồi trên cabin, lái xe chỉ quan sát xung quanh qua hai kính chiếu hậu. Nhiều người đi xe máy thường chủ quan, do vội vàng cần vượt nên chạy cặp hông vào hai bên xe container, chỉ cần va chạm nhỏ với xe máy đi bên cạnh hoặc chỉ móc nhẹ vào đuôi xe container là có thể văng vào gầm xe, cầm chắc cái chết. Lúc 22 giờ ngày 1-10-2010, tại thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, xe máy BS: 51L4-4181 do Võ Thanh Hùng (SN 1988, ngụ P4Q8) điều khiển, phía sau chở một nam thanh niên chưa rõ tên tuổi lưu thông trên hướng từ cầu Bình Điền về Long An, đến địa điểm trên đã va chạm với xe đầu kéo BS: 57L-4749, phía sau kéo theo rơ-moóc BS: 53R-0414 chưa rõ người điều khiển (sau tai nạn lái xe bỏ trốn khỏi hiện trường) lưu thông phía bên phải cùng chiều. Tai nạn cướp đi sinh mạng của anh Hùng khi tuổi đời còn rất trẻ. Chỉ sau TNGT trên một ngày thì vào lúc 5 giờ 30 ngày 2-10-2010, trên QL1A, P.An Phú Đông, Q12, xe máy BS: 52L7-8375 do ông Dương Tấn Giao (SN 1958) cầm lái chở vợ là bà Trần Thị Kim Chi (SN 1962, cùng ngụ Tiền Giang) lưu thông hướng từ cầu vượt Bình Phước về cầu vượt Tân Thới Hiệp, bị một xe máy chưa rõ BS vượt từ phía sau bên phải khiến té ra đường. Sau khi ngã, bà Chi bị ôtô đầu kéo BS: 57M-0877 kéo theo rơ-moóc BS: 53R-1349 do Tống Văn Tài (SN 1983, quê Bắc Giang) điều khiển lưu thông cùng chiều phía ngoài bên trái tông phải khiến tử vong tại chỗ. Không chỉ những tuyến đường ở ngoại thành, xe chạy với tốc độ cao và mật độ xe tải, container dày đặc mới dễ dẫn đến tai nạn mà trong khu vực trung tâm TP vẫn xảy ra những cái chết thương tâm. Gần đây nhất là vào lúc 15 giờ 15 ngày 30-10-2010, trước số 7A đường Nguyễn Tất Thành, P12Q4, xe môtô BS: 61T4-7048 do Trần Thanh Phương (SN 1983, quê Vĩnh Long) điều khiển lưu thông theo hướng từ Q4 về Q1, khi đến địa điểm trên đã va chạm với xe container BS: 63K-1536 do Trần Tuấn Kiệt ( SN 1977, quê Tiền Giang) cầm lái lưu thông bên trái cùng chiều. Tai nạn khiến anh Phương tử vong tại chỗ.
Để tránh rủi ro
Bên cạnh các vụ tai nạn do người đi xe máy bất cẩn, có những vụ TNGT do tài xế container ngủ gục vì những giờ làm việc mệt mỏi, căng thẳng hay cố phóng nhanh để kịp làm thủ tục giao nhận hàng ở cảng… Tình trạng xe đầu kéo gây ra nhiều vụ TNGT nghiêm trọng gần đây thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh cho những người tham gia lưu thông. Không nên phóng nhanh, vượt ẩu, mang tâm lý chủ quan khi tham gia giao thông trên xa lộ, đặc biệt trên những tuyến giao thông trộn dòng xe máy, xe tải… Bởi với lưu lượng xe container, xe tải, xe buýt… dày đặc như hiện nay thì chỉ cần va chạm hay sự cố nhỏ trên đường thì nguy cơ xảy ra TNGT nghiêm trọng, gây ra cái chết tức tưởi cho nhiều người và là sự mất mát không thể bù đắp cho người thân, gia đình và xã hội.
Video đang HOT
Thời gian gần đây, vấn đề liên quan đến các tài xế xe container là tấm bằng FC. Theo quy định tại Nghị định 34/2010-NĐ-CP thì ngày 1-7-2010, tất cả tài xế container muốn hành nghề phải có bằng FC. Tuy nhiên do rất ít tài xế có bằng này nên thời gian qua nhiều bác tài phải nghỉ lái hoặc học tiếp để thi lấy bằng. Điều này khiến lượng hàng hóa ứ đọng nhiều tại các kho bãi, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trước tình hình đó, Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM và các doanh nghiệp thống nhất kiến nghị Bộ GTVT, Bộ Công an đề nghị Chính phủ gia hạn thời gian xử phạt đối với lái xe ôtô đầu kéo không có bằng lái FC đến ngày 31-12-2010. Trước áp lực bằng cấp, nhiều tài xế, chủ xe làm ẩu, mua bằng giả. Bên cạnh đó những tài xế có bằng FC thì thường xuyên phải ngồi sau vô lăng để làm tăng ca nên rất căng thẳng, thiếu ngủ… Đây là mối nguy hiểm chực chờ trên mỗi tuyến đường. Từ thực tế trên, thiết nghĩ nếu ý thức tôn trọng luật giao thông của người dân được nâng lên cộng với việc xử phạt nghiêm minh của các cơ quan chức năng đối với các vi phạm về giao thông sẽ cải thiện tình hình, nhằm hạn chế tối đa những cái chết thương tâm do TNGT gây ra.
Theo CA TP. HCM
Đằng sau những cái chết được báo trước
Nguyễn Đức Nghĩa và Vi Văn Nhượng
Con đường phạm tội bắt đầu từ lối sống buông thả, đua đòi... và kết cục chung là những cái chết được dự báo trước.
Sống buông thả, đua đòi...
Đa phần trong các phiên xử tôi đã từng có dịp tham dự, các bị cáo là những thanh niên còn rất trẻ. Ở tuổi đôi mươi, những người trẻ ấy chưa kịp trang bị cho mình một tương lai, nghề nghiệp thì đã kịp đẩy mình vào vòng lao lý, tù tội.
Mỗi bị cáo khi đứng trước vành móng ngựa đều có những hoàn cảnh riêng, nhưng có một điểm chung ở họ, ấy là sự buông thả trong lối sống khiến các bị cáo trở thành tội phạm và họ phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc nhất của pháp luật: tử hình.
Phiên tòa xét xử hung thủ giết hại ông chủ quán phở (ngày 8/9/2010) khá vắng vẻ. Gia đình của bị cáo Vi Văn Nhượng (sinh năm 1989, quê Thanh Hóa) không có một ai. Thực tế ấy dường như khiến cho bị cáo trở nên bất cần, lỳ lợm hơn.
Tên sát thủ Vi Văn Nhượng
Là anh cả trong một gia đình có hai anh em, Nhượng sớm rời quê hương ra Hà Nội tìm việc, đỡ đần bố mẹ. Cuốc sống chốn phồn hoa làm chàng trai trẻ lóa mắt. Chưa lập nghiệp, Nhượng đã nhiễm thói ăn chơi... "Cuối tháng 3/2010, tôi đến quán phở ở số 173 phố Kim Ngưu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) làm thuê cho anh Nguyễn Quốc Tuấn. Làm việc được ba tháng, tôi xin nghỉ việc, đến giúp việc cho chị Nguyễn Hồng Hạnh (chủ khu sinh thái ở phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội). Túng tiền và nghĩ là có thể lấy tiền của anh Tuấn, tôi đã vờ xin quay lại quán phở..." - Nhượng khai.
Với tội danh "giết người", "cướp tài sản", Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên phạt bị cáo Vi Văn Nhượng mức án tử hình.
Cũng giống như Nhượng, mới bước qua tuổi 18 nhưng Đào Văn Hiếu (SN 1991, quê Hưng Yên) không còn vẻ non nớt khi đứng trước vành móng ngựa, bị cáo khá bình tĩnh và biết đối đáp hòng chối tội.
Hiếu ra Hà Nội với ý định kiếm việc làm. Có nghề cắt tóc, bị cáo định bụng sẽ xin làm thuê cho một cửa hàng cắt tóc, gội đầu. Trong lúc lang thang ở vườn ổi (Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội), Hiếu đã làm quen với ông T và được mời đi uống nước.
Bị cáo Đào Văn Hiếu trước vành móng ngựa.
Theo lời Hiếu, ông T khen bị cáo đẹp trai và đã "gạ tình" hai lần, nhưng Hiếu đẩy ra vì "ghê". Sau đó, được hứa thưởng hậu hĩnh nên Hiếu mới chiều vị này. Tuy nhiên, "quan hệ" xong, ông T chỉ cho Hiếu 70.000 đồng và bị cáo nghĩ, như vậy là quá ít. Cảm thấy mình bị rẻ rúng và nhục nhã nên Hiếu rút dao đâm ông T. Ông T hô cướp và đuổi theo, Hiếu đã đâm liên tiếp 23 nhát dao...
Trước đó, tại cơ quan điều tra, Hiếu khai hoàn toàn khác. Rằng, nảy ý định cướp tài sản của ông T nên mới xuống tay.
Trái với những đối đáp khôn ngoan của Hiếu, người bố của bị cáo lại chua chát thừa nhận: "Nó khang khác từ khi đi học nghề cắt tóc ở thị trấn Bần (Hưng Yên). Dạo ấy, nó bắt đầu đua đòi nhuộm tóc xanh tóc đỏ". Và ngày ra tòa, biết mình phải đối mặt với án tử hình, Hiếu vẫn tỏ ra quan tâm đến với mái tóc hợp mốt.
Trước tội ác không thể dung thứ của bị cáo Đào Văn Hiếu, Tòa án nhân dân Hà Nội ngày 06/10/2010 đã tuyên Hiếu án tử hình, tội "Giết người", "Cướp tài sản".
Nghiện thế giới ảo, cờ bạc...
Cao ráo, trắng trẻo, Trần Thế Long (sinh năm 1988; quê Nam Định) có vẻ ngoài ưa nhìn. Đó cũng là điều dễ hiểu khi anh Đỗ Văn Tân (SN 1981, quê Phú Thọ; nhân viên một Cty ở Hà Nội) quý mến bị cáo ngay lần gặp mặt đầu tiên. Long cho hay, khoảng tháng 3/2010, Long (với cái tên Tuấn Anh) đã làm quen với anh Tân qua "chát".
Rồi từ chỗ quen biết thành thân thiết, Long đã rời Nam Định, lên Hà Nội và ghé thăm nơi ăn chốn ở của anh Tân. Được nạn nhân Tân tiếp đón nhiệt tình, Long ở lỳ vài ngày cho thỏa. Những lúc anh Tân đi làm, Long lại một mình lang thang ở các quán Internet, chơi điện tử giết thời gian.
Bị cáo Trần Thế Long
Thấy nạn nhân có nhiều tài sản giá trị, Long nảy sinh lòng tham. Khi anh Tân còn đang ngủ, Long lấy con dao đâm chết anh Tân và còn chèn gối lên mặt. Theo kết luận điều tra, anh Tân bị Long đâm hai nhát vào ngực, trong đó một nhát thủng tim, một nhát thấu phổi. Long kể rành rọt giây phút tội ác ấy: "Anh Tân đang nằm, bị cáo cầm dao tay phải, mũi dao chĩa xuống đất và đâm anh Tân. Khi đâm xong nhát dao thứ nhất, anh Tân nhổm dậy nhưng vì chiếu trúc trơn nên không thể gượng dậy. Bị cáo đâm tiếp nhát thứ 2...".
Giết người xong, Long trốn đi cùng với toàn bộ tài sản của nạn nhân. Nhưng lưới pháp luật thưa mà khó thoát, ngày 12/10/2010, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt mức án tử hình Trần Thế Long cho cả hai tội "giết người", "cướp tài sản".
Nếu như nhiều bị cáo khác có hoàn cảnh gia đình nghèo khổ, phải bươn trải kiếm miếng cơm manh áo sớm thì Nguyễn Đức Nghĩa lại được gia đình cho ăn học tử tế. Nhưng rồi sự chăm chút của gia đình vẫn không giúp Nghĩa tránh được những cám dỗ của những trò cờ bạc. Nhiều lần cá độ bóng đá và thua lỗ, Nghĩa đã phải đem xe máy của cô người yêu Hoàng Thị Yến cầm cố. Nghĩa trở thành một trong những khách quen của một số cửa hiệu cầm đồ trên đường Láng - Hà Nội.
Trong một lần cô người yêu tên Yến về quê và nhờ Nghĩa trông coi căn phòng tại tòa nhà G4 (Trung Yên, Hà Nội), Nghĩa đã rủ nạn nhân Nguyễn Phương Linh - người yêu cũ của y - đến đó và quan hệ xác thịt. Sau những phút ân ái mặn nồng, Nghĩa đã xuống tay giết hại người yêu cũ...
Không chỉ dừng lại ở việc giết chết người mình đã từng yêu thương, Nghĩa đã chặt đầu, gọt ngón tay của nạn nhân và phi tang ở nhiều nơi. Tội ác của hắn người đời nghe nói đã ghê rợn, cách hành xử của hắn dã man hơn cả thời trung cổ.
Bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa tại 2 phiên xét xử
Phiên sơ thẩm ngày 14/7/2010 đã tuyên Nguyễn Đức Nghĩa mức án tử hình. Không cam lòng với cáo buộc "giết người man rợ", Nguyễn Đức Nghĩa đã làm đơn kháng. Phiên phúc thẩm sẽ tuyên phạt Nguyễn Đức Nghĩa mức án nào, cân trả lời sẽ có trong thời gian tới.
Nhưng ở đây, rõ ràng chúng ta thấy rằng, từ lối sống buông thả, những thanh niên như Nghĩa, như Hiếu, như Long...đã phải trả giá bằng chính sự sống của mình. Đây là những cái chết được báo trước, những cái chết là hệ quả tất yếu của lối sống không lành mạnh trong một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Theo Vnmedia
Cha tìm đốt ngón tay cho con gái bị cuốn vào thang máy Để cứu con gái 1 tuổi khỏi bị tàn phế, người cha tại Trùng Khánh (Trung Quốc) đã vất vả tìm kiếm đốt ngón tay của cô con gái nhỏ trong tuyệt vọng. Bé gái 1 tuổi bị đứt ngón tay trong thang cuốn tại siêu thị Như thường lệ, tối hôm đó mẹ của bé Tian Tian đưa con gái mới 1...