Những cái chăn… bí ẩn nơi công sở
Sếp tổng xuống “thăm nom” phòng hành chính nhân sự, bỗng dừng lại quắc mắt: “ Sao lại có chăn chiếu gì ở đây, các chị làm trò gì thế hả”.
Cả phòng hành chính nhân sự toàn nữ hôm ấy được một phen “vỡ mật”. Sếp tổng gọi tất cả 12 nàng đứng thành hàng, nhìn từ trái sang phải, từ trên xuống dưới rồi phán một câu: “Ăn mặc hở hang thế này kiểu gì chẳng lạnh. Ban lãnh đạo đầu tư điều hoà cho các cô, để các cô được thoải mái, tiện nghi, giờ kêu lạnh rồi lại ăn mặc thế này.
Các cô thiếu vải thế, sao không làm việc nhiều hơn rồi kiếm tiền mà sắm quần áo ấm. Mang chăn lên văn phòng, lại ngủ ngay trên sàn nhà, nếu lãnh đạo công ty khác sang thăm thì người ta nghĩ cái gì chứ. Đã nhận đồng lương rồi còn không biết giữ thể diện cho công ty, không biết xấu hổ.”
Cả phòng đứng như trời trồng vì “cái oan” trên trời rơi xuống. Điều hoà cả công ty giữ 22 độ, sếp thì vest thẳng tưng dày mấy lớp đàng hoàng có bao giờ biết lạnh mà tăng độ cho nhân viên. Sếp vừa ra khỏi phòng, 12 nhân mạng đóng sập cửa lại cùng nhau “nói xấu cán bộ”, thế mà vẫn nghe thấy tiếng sếp quát oang oang ở phòng bên cạnh vẳng sang. Cũng chỉ tại cái điều hoà và mấy cái chăn kim nhung công phượng nằm ở góc văn phòng mà sếp cho là… “bí ẩn”, “bẩn thỉu”, “quê mùa”.
Theo ý của sếp tổng, cái chăn ấy là một vật thể “kì dị”, chứa nhiều “nghi vấn”, vì chẳng ai lại mang chăn ở nhà lên văn phòng. Mà lại đủ thể loại chăn, từ chăn kim nhung đến chăn chần bông, từ chăn Thái đến chăn dệt kim hồi trước. Với sếp, mặc kệ cô nhân viên xinh xắn mũi đỏ ửng rồi ho hen vì lạnh, sếp cũng không tiếc lời vàng ngọc ban cho một điểm D đánh vào ý thức công việc của phòng: “Tôi không mời các cô về đây để tung chăn tung chiếu nằm lăn trong góc văn phòng. Các cô muốn dùng chăn thì vào nhà nghỉ mà dùng. Đây không phải cái trại bảo trợ lao động. Dẹp ngay cái trò này đi. Ý thức loại kém thế thì cuối quý trừ thưởng.”
Nhưng mà đúng thật, đã từng có nhiều người đi qua phòng hành chính nhân sự, nhìn vào cửa kính và chỉ trỏ. Thôi thì đủ tư thế các chị phơi ra khi nằm trong chăn ấm trên sàn nhà. Chăn ấm thì dễ ngủ. Dễ ngủ thì dễ “phơi”. Có chị gác hẳn chân lên người đồng nghiệp. Có chị lại để nước dãi chảy thòng lòng. Có chị thì tệ hơn, được hơi ấm của đồng nghiệp nằm cạnh, thế là tung cả chăn, để lộ phần lưng quần trễ đầy… nhức mắt. Dù mấy chị em đã lôi chăn vào trong góc phòng nằm, nhưng cũng chẳng nhờ thế mà tránh được sự soi mói của anh em xung quanh. Có vẻ như sếp tổng đã hình dung ra mọi “cơ sự” nên mới “toang toác” thế chăng?
Trăm sự khổ… đổ tại thiếu chăn
Thế là sếp tổng bị “blacklisted” trong “sổ đen” hồ sơ cán bộ của cả phòng. Chị Phương, nhân viên trong phòng ấm ức: “Dù là mùa hè hay mùa đông cũng phải có cái điều hoà cho nó khỏi bí, lại đỡ hơi người. Nhưng phải cái là cục lạnh lại dùng cho nguyên toà nhà, mình không thể yêu cầu tăng nhiệt độ được vì nó đã được mặc định. Có mấy công ty dùng điều hoà 2 chiều đâu. Nên phải mang chăn đi đắp cho đỡ lạnh. Nhất là vào những lúc nghỉ trưa, chị em tranh thủ làm một giấc trong góc văn phòng. Không có cái chăn thì có mà đóng băng à.”
Chị Nga cùng phòng cũng chia sẻ: “Đã bật điều hoà lạnh thế thì càng phải mặc áo mỏng một chút. Vì đi ngoài đường, mùa hè còn đỡ, chứ sắp vào đông như thế này thì cũng phải lớp vest ngoài, cái áo sơ mi trong, chẳng lẽ lại “bố” cả cục áo dày vào người. Cái áo sơ mi cũng cần phá cách cho nó thời trang tí chứ. Đằng này ông sếp lại cổ hủ bảo là hở hang. Chán chẳng buồn nói. Lại còn bị mang tiếng ra cả công ty.”
Video đang HOT
“Mình rất hay dị ứng với nhiệt độ thấp. Nào thì khô da, rụng tóc, lại còn xoang lẹc khẹc, nếu không giữ ấm được thì làm sao có sức khoẻ cho công việc chứ. Cái chăn dù mỏng thì mỏng nhưng cũng đủ giữ ấm toàn cơ thể. Có người lạnh chân là lạnh cả người, hoặc lạnh tai thôi cũng lạnh cả người. Giờ sếp cấm chăn thì tiền thuốc còn hơn tiền lương,” chị Nga nói tiếp.
Cả phòng “móc nối” cùng các phòng đồng cảnh ngộ đệ đơn lên sếp, nói rõ lí do và phần trần oan ức.
Sếp gật đầu “cái rụp”, bảo thư ký soạn ngay một thông báo: “Thiết kế áo khoác và khăn đồng phục mùa đông cho nhân viên công ty, thay đổi giờ nghỉ từ 12h trưa đến 1h chiều, tổng tiền trừ vào lương nhân viên cuối tháng”. Cả phòng chẳng biết nên tiếp tục kêu oan hay rút lại tờ đơn “khiếu nại”!
Theo PL&XH
Tri thức ngoại tình, coi vợ như đã chết
Cứ mỗi lần chị to tiếng là anh chồng lại kể về ả nhân tình kia với một thái độ ngạo mạn.
"Khi đi làm về, con chó chạy ra, anh còn lấy tay vuốt ve nó, đi đụng phải cái ghế anh ta còn cúi xuống dẹp sang một bên, còn tôi thì anh coi như không tồn tại", một người vợ bị chồng phụ tình kể lại trong nước mắt.
LTS: Có một thực tế đau lòng là, một bộ phận chồng trí thức ngoại tình, khi bị vợ phát hiện còn quay sang dằn vặt, hành hạ tinh thần vợ bằng nhiều cách. Vì nhiều lý do người vợ vẫn phải "sống chung với lũ". Chuyên đề Chồng trí thức ngoại tình sẽ cho độc giả một góc nhìn khác về vấn đề ngoại tình của giới trí thức.
Lạnh nhạt với vợ
Một thời gian dài làm chuyên viên tư vấn tâm lý, bà Hoàng Thị Kim Thanh (Chủ nhiệm bộ môn Văn hóa gia đình, Khoa Văn hóa học, ĐH Văn hóa Hà Nội) vẫn chưa thể quên được những câu chuyện ngoại tình của các ông chồng trí thức. Rất nhiều trường hợp chồng ngoại tình, khi bị vợ phát hiện, không hối lỗi mà còn quay sang lạnh nhạt, đay nghiến vợ.
Bà Thanh còn nhớ trường hợp ngoại tình của một ông chồng là giáo viên, khi phát hiện vợ gọi điện cho cô nhân tình, anh này liền thờ ơ, lạnh nhạt với vợ.
Bà Thanh còn nhớ trường hợp ngoại tình của một ông chồng là giáo viên, khi phát hiện vợ gọi điện cho cô nhân tình, anh này liền thờ ơ, lạnh nhạt với vợ. (ảnh minh họa)
"Hai vợ chồng đều là giáo viên. Khi chị sinh con được 1 tháng thì phát hiện ra anh ngoại tình với một cô sinh viên tại chức. Chị đã nói chuyện với anh nhưng anh chối không thừa nhận. Chị gọi cô gái đến nói chuyện, cô ấy đã thách thức lại chị: "Chị có chồng thì cố mà giữ lấy chồng chứ nói gì tôi".
Biết chị nói chuyện với cô gái, anh về tỏ thái độ lạnh nhạt với chị và cả đứa con chị vừa sinh ra. Chị đã nói trong nghẹn ngào nước mắt "Khi đi làm về con chó chạy ra, anh còn lấy tay vuốt ve nó, đi đụng phải cái ghế anh ta còn cúi xuống dẹp sang một bên, còn tôi thì anh coi như không tồn tại", bà Thanh kể lại.
Cũng có người chồng ngoại tình còn đối xử tệ bạc với vợ con, chị Minh (Từ Liêm, Hà Nội) kể lại trong nước mắt: "Ngày chỉ chạm mặt nhau một lần vào bữa cơm tối, cặm cụi ăn không nói với nhau câu nào. Đêm ngủ mỗi người một chăn, lúc có nhu cầu thì anh ngọt nhạt vài câu để thỏa mãn, xong rồi lại lạnh như tiền".
Chị Minh phát hiện chồng qua lại với cô nhân viên cấp dưới khi tình cờ đọc được tin nhắn hẹn hò trong điện thoại của chồng. Chồng chị ngay lập tức cho cô kia nghỉ việc, cũng xin lỗi, thề thốt bỏ cô kia để quay về bên gia đình. Nhưng khi quay về, anh lại tỏ thái độ lạnh nhạt, coi vợ như không tồn tại.
Chị đau, đau lắm, giá mà anh hối lỗi, quay về tử tế với vợ con chị còn thấy an ủi phần nào. Đằng này anh lại thờ ơ, lạnh nhạt. Chị muốn ly hôn nhưng anh bảo anh không bỏ vợ, chị muốn ly hôn thì tự đi làm thủ tục và để lại con anh nuôi.
"Muốn ly hôn để giải thoát khỏi con người tàn nhẫn, vô tâm ấy lắm nhưng còn con. Anh bảo nếu mình đi, anh nhất quyết giữ con lại và chắc chắn quyền nuôi con sẽ thuộc về anh vì mình không có kinh tế", chị Minh chua xót.
Đắng lòng nghe chồng kể về người tình
Dù đã nghe bạn bè, đồng nghiệp kể về chuyện ngoại tình của chồng nhiều lần, nhưng chị K. Ngọc, chuyên viên tài chính của một ngân hàng trên phố Kim Mã chưa bao giờ nghĩ mình sẽ là nạn nhân. Bởi trước nay chồng chị là một người yêu vợ, thương con. Bản thân chị cũng ưa nhìn, thường được khen là trẻ hơn tuổi, công việc tốt, biết nấu nướng và chăm lo cho gia đình.
Anh thường nhắc lại chuyện tình với cô kia, so sánh chị với cô kia, khiến chị nghe mà nát cõi lòng. (ảnh minh họa)
Cái tin chồng ngoại tình như sét đánh ngang tai, càng chua xót hơn khi chị nghe cái tin ấy từ chính người chồng của ả nhân tình kia. Anh và ả nhân tình qua lại được gần nửa năm thì bị chồng ả phát hiện, ả cầu xin và chồng ả đã tha thứ. Còn chồng chị thì bị người ta cảnh cáo nếu còn léng phéng với vợ người ta thì cứ liệu hồn.
Với bản tính của một người phụ nữ cá tính, hiện đại, không chấp nhận một người chồng bội bạc, chị muốn đệ đơn ly hôn ngay. Nhưng gia đình hai bên ngăn cản, bạn bè khuyên không nên bỏ chồng, dù sao anh cũng đã quay về nên hãy cho anh một cơ hội.
Thế nhưng sự quay về của chồng và sự tha thứ của chị lại khiến chị đau khổ, dằn vặt. Anh trở về nhưng sống như một người vô hồn bên vợ con, thờ ơ với gia đình. Chị đã nói chuyện, khuyên chồng quên chuyện cũ và sống vui vẻ vì con cái. Nhưng đáp lại chị lại là thái độ lạnh nhạt của chồng. Không giữ được bình tĩnh, chị to tiếng sỉ vả chồng.
Cứ mỗi lần chị to tiếng là anh chồng lại kể về ả nhân tình kia với một thái độ ngạo mạn, rằng cô ấy không đẹp bằng chị, không giỏi bằng chị nhưng ở bên cô ấy anh thấy mình là đàn ông thực sự. Anh yêu cô ta thực sự và chưa thể quên mối tình đó ngay được.
Anh thường nhắc lại chuyện tình với cô kia, so sánh chị với cô kia, khiến chị nghe mà nát cõi lòng. Sự thờ ơ của chồng, sự nuối tiếc của chồng với mối tình vụng trộm khiến chị tổn thương, đau khổ, suy sụp. Chị muốn ly hôn lắm, nhưng ly hôn thì con chị lớn lên mà không có bố. Chị chỉ còn cách hi vọng vào thời gian sẽ đưa chồng quay lại với gia đình.
Theo STT
Tình công sở - thứ niềm vui trộm cắp Tôi là người phụ nữ đã nhiều lần ngoại tình và đều là những mối tình công sở. Tôi phải nói ngay từ đầu, tôi là người phụ nữ đã nhiều lần ngoại tình và đều là những mối tình công sở. Chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó: tôi xinh đẹp - bạn bè, đồng nghiệp, người thân đều nhận xét...