Những cái bắt tay đi vào lịch sử thế giới
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro ngày 10/12 đã có cái bắt tay gây xôn xao chính trường quốc tế và làm dấy lên hi vọng tan băng trong mối quan hệ giữa hai nước. Hãy cùng nhìn lại những cái bắt tay được nhắc tới nhiều trong lịch sử thế giới.
(Từ trái sang phải) Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Mỹ Harry Truman và lãnh đạo Liên Xô Josef Stalin bắt tay tại hội nghị Potsdam (Đức) tháng 7/1945, nơi họ thảo luận các vấn đề hậu Thế chiến II.
Chủ tịch Cuba Fidel Castro (trái) bắt tay với Phó tổng thống Mỹ Richard Nixon tại Washington tháng 4/1959.
Tổng thống Mỹ John F. Kennedy (trái) bắt tay với lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev tại đại sứ quán Mỹ ở Vienna, Áo tháng 6/1961 trước khi hội đàm.
Tổng thống Mỹ Richard Nixon bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông trong chuyến thăm lịch sử của ông Nixon tới Bắc Kinh tháng 2/1972, mở ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước về sau này.
Video đang HOT
Trong một hành động giúp làm “tan băng” thời Chiến tranh Lạnh, 2 con tàu Soyouz của Nga và Apollo của Mỹ gặp nhau trong không gian tháng 7/1975. Chỉ huy 2 tàu Tom Stafford và Alexey Leonov đã trao nhau cái bắt tay quốc tế đầu tiên trên vũ trụ.
Tổng thống ai Cập Anwar Sadat (trái) bắt tay với Thủ tướng Israel Menachem Begin sau khi ký kết hiệp ước hòa bình Ai Cập-Israel tại Nhà Trắng với sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter tháng 3/1979.
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan (trái) lần đầu tiên bắt tay với lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev trước cuộc đàm phán cấp cao về giải trừ hạt nhân tại Geneva, Thụy Sĩ tháng 11/1985.
Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin (trái) bắt tay lãnh đạo Palestine Yasser Arafat (phải) tại Nhà Trắng năm 1993 với sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Đây là lần đầu tiên họ bắt tay sau khi Israel và Palestie ký hiệp ước lịch sử về quyền tự trị của Palestine trên các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.
Tổng thống Nam Phi FW de Klerk bắt tay ông Nelson Mandela tại Cape Town, Nam Phi năm 1990 sau khi công bố thỏa thuận về các bước đi tiến tới đàm phán nhằm chấm dứt sự cai trị của người da trắng thiểu số.
Thủ tướng Anh Tony Blair (trái) bắt tay lãnh đạo Libya Gaddafi năm 2007 tại Sirte, Libya trong chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Anh tới Libya kể từ khi quốc gia Bắc Phi giành độc lập năm 1951.
Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe (trái) bắt tay với lãnh đạo đối lập Morgan Tsvangirai tháng 7/2008 sau khi ký kết thỏa thuận giữa phe đối lập Zimbabwe và đảng cầm quyền, mở đường cho các cuộc đàm phán về chia sẻ quyền lực.
Nữ hoàng Anh Elizabeth II băt tay với Phó thủ hiến Bắc Ireland Martin McGuinnes tại Belfast năm tháng 6/2012. Trước khi hòa đàm với Anh, ông McGuinnes từng là môt cưu tư lênh Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA), lưc lương vu trang chông Anh.
Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt tay Chủ tịch Cuba Raul Castro tại lễ tưởng niệm cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela ở Johannesburg, Nam Phi ngày 12/12. Mỹ và Cuba không có quan hệ ngoại giao trong hơn 50 năm qua và cái bắt tay này được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Theo Dantri
Báo Nhật: Triều Tiên có thể đã tử hình cựu cố vấn của Kim Jong-Un
Tờ "Mainichi" của Nhật Bản số ra ngày 11/12 đưa tin Bình Nhưỡng có thể đã tử hình Phó Chủ tịch Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Triều Tiên Ri Su-yong, nhân vật từng giữ vai trò quan trọng về tài chính trong chính quyền của cố lãnh đạo Kim Jong-Il.
Nhiều nhân vật cấp cao dưới thời ông Kim Jong-Il được cho là đã bị tử hình dưới thời ông Kim Jong-Un (Nguồn: KCNA/AFP)
Ông này cũng là cộng sự thân tín của ông Jang Song-Thaek, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng nước này, người vừa bị bãi nhiệm mọi chức vụ.
Báo này cho biết một nguồn tin từ Bắc Kinh trích dẫn lời một số quan chức thân cận với chính quyền Bình Nhưỡng cho biết ông Ri Su-yong đã bị tử hình.
Cũng theo báo Mainichi, ít nhất 5 người thuộc phe cánh của ông Jang Song-Thaek đã bị tử hình, bao gồm Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Hành chính Ri Yong-ha và Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Jang Su-kil, ngoài ra còn có hai người khác cấp thấp hơn.
Ông Ri Su-yong từng giữ chức Đại sứ Triều Tiên tại Thụy Sỹ năm 1988 và đóng vai trò cố vấn cho Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên Kim Jong-Un thời còn là du học sinh.
Theo Dantri
Hai chiến đấu cơ đâm nhau giữa không trung Hai chiếc máy bay chiến đấu huấn luyện Hawk đã lao đầu vào nhau giữa không trung và cùng rơi xuống khu vực phía tây Phần Lan. Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra vào ngày hôm qua (13/11) này đã cướp đi sinh mạng của một viên phi công. Trong khi đó, viên phi công còn lại bị thương nghiêm trọng. Ảnh...