Những cách xử lý tình huống động cơ ôtô quá nhiệt
Khi di chuyển, nếu xe bị nóng máy, quá nhiệt trong thời gian dài có thể khiến cho động cơ bị hư hại, thậm chí gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác.
Việc tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình huống động cơ ôtô quá nhiệt giúp người dùng phát hiện, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh.
Dấu hiệu nhận biết động cơ ôtô quá nhiệt
Nếu nhiệt độ động cơ tăng cao vượt ngưỡng cho phép sẽ khiến xe ôtô bị nóng máy. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi xảy ra tình trạng này gồm có:
Có hơi nước hoặc khói bốc lên từ khoang động cơ
Người điều khiển phương tiện khi thấy tình trạng có hơi nước hoặc khói bốc lên từ phần mui xe thì rất có thể nhiệt độ khoang máy quá cao hoặc dầu rò rỉ cháy trong động cơ. Do đó, người lái nên dừng xe hoặc đưa ô tô tới xưởng sửa chữa gần nhất để được kiểm tra và xử lý.
Đồng hồ đo nhiệt độ chỉ mức đỏ
Đồng hồ báo nhiệt là một thiết bị chuyên dùng để đo nhiệt độ trung bình của hệ thống động cơ. Vai trò của nó là cảnh báo nhiệt độ động cơ khi xe đang vận hành, bởi vậy khi đồng hồ chỉ mức đỏ thì đây là dấu hiệu cho thấy nhiệt độ khoang máy quá cao.
Đèn cảnh báo nhiệt độ bật sáng
Trên bảng điều khiển hiển thị rất nhiều thông tin quan trọng về động cơ mà người lái cần chú ý. Với những mẫu ô tô hiện đại, nếu xe bắt đầu nóng vượt mức nhiệt cho phép thì đèn cảnh báo sẽ bật sáng, nhằm thông báo cho người điều khiển về tình trạng hiện tại của xe.
Có nhiều cách xử lý khi động cơ ô tô quá nhiệt. Ảnh: Nguyễn Tuấn
Nguyên nhân chủ yếu khiến động cơ ôtô quá nhiệt
Can thiệp đến động cơ sai kỹ thuật
Đối với động cơ chạy bằng xăng thì thời điểm đánh lửa và tỉ lệ hỗn hợp khí nén sẽ ảnh hưởng tới công suất của xe. Do đó, việc điều chỉnh tỉ lệ này sẽ tác động khá nhiều đến hoạt động động cơ, chỉ cần người lái hoặc nhân viên đơn vị sửa chữa chỉnh sai tỉ lệ, sẽ dẫn đến tình trạng quá nhiệt.
Video đang HOT
Chính vì thế, khi điều chỉnh thời điểm lửa và tỉ lệ hỗn hợp khí cần tuân theo đúng yêu cầu kỹ thuật để tránh xảy ra tình trạng tắc vòi phun, bộ cảm biến/ đầu nối ống xăng bị hở, hỏng bộ điều áp… dẫn tới lượng xăng phun không đạt và gây hiện tượng nóng máy.
Cấu tạo két nước làm mát gồm các đường ống nhỏ hẹp, sắp xếp xen kẽ với lá nhôm, thiết kế này giúp nước làm mát có thể tản nhiệt nhanh chóng.
Tuy nhiên, nhược điểm là khu vực này thường nhanh bám bẩn và khó làm sạch theo cách thông thường. Chính vì thế khi xe ít được đưa đi vệ sinh định thì thì két nước sẽ có cặn bẩn, làm giảm hiệu quả quá trình làm mát động cơ và khiến xe ôtô bị quá nhiệt, nóng máy.
Thiếu dầu động cơ
Dầu nhớt có nhiệm vụ bôi trơn các chi tiết bên trong động cơ, lọc các chất bụi bẩn, mạt kim loại. Qua đó giảm thiểu lực ma sát giữa xilanh và các piston, đồng thời hạn chế bào mòn những chi tiết này trong môi trường nhiệt độ cao.
Nếu dầu nhớt không được thay hoặc kiểm tra thường xuyên trong quá trình sử dụng sẽ dễ bị khô, khiến động cơ xe làm việc nhanh nóng và xảy ra tình trạng quá nhiệt. Do đó, người dùng cần chủ động làm mới, thêm dầu để các bộ phận trong động cơ hoạt động trơn tru.
Ống dẫn nước bị hỏng
Nước làm mát sẽ được chuyển đến khu vực két nước thông qua hệ thống ống dẫn. Nếu bộ phận này gặp vấn đề, quá trình làm mát của két nước hoàn toàn mất tác dụng, dẫn tới động cơ ôtô bị nóng.
Những cách xử lý tình huống động cơ ôtô quá nhiệt
Dừng xe lập tức
Người lái nên dừng xe ngay sau khi phát hiện động cơ bị quá nhiệt. Trong trường hợp đang di chuyển trên đường cao tốc hoặc đoạn đường có mật độ phương tiện lưu thông nhiều, người lái nên chú ý quan sát và lái xe vào làn dừng khẩn cấp hoặc vệ đường.
Sau khi dừng, người điều khiển xe nên tắt máy và chờ động cơ nguội. Nếu khoang máy quá nóng và có khói, hơi nước bốc lên thì nên mở nắp capo để đẩy nhanh quá trình tản nhiệt. Người lái chỉ nên tiến hành kiểm tra các bộ phận bên trong khi động cơ đã nguội hẳn để đảm bảo an toàn.
Khi động cơ xe đang nóng, người lái không nên mở nắp hoặc kiểm tra két nước làm mát để tránh bị bỏng. Trong quá trình kiểm tra, người lái cần chú ý quan sát hệ thống làm mát bị hư hỏng, xác định xe có bị rò rỉ nước làm mát ra ngoài động cơ không.
Nếu bị thiếu hoặc hết nước, chủ xe nên khắc phục tạm thời bằng cách đổ thêm nước làm mát, nước khoáng sạch và đưa phương tiện tới xưởng sửa chữa nếu cần thiết.
Tắt điều hòa, bật quạt tản nhiệt và chế độ lò sưởi
Thao tác bật chế độ lò sưởi, tắt điều hoà giúp tản bớt một phần nhiệt lượng từ sức nóng của khoang máy để sưởi ấm cho xe, qua đó làm giảm nhiệt động cơ nhanh hơn.
Phương pháp này cũng có thể áp dụng nếu ôtô đang lưu thông trên đường bị ùn tắc, không thể dừng lại, tuy nhiên người điều khiển phương tiện cần mở hết cửa sổ để tản nhiệt ra bên ngoài không khí.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn quên thay dầu nhớt cho xe ôtô?
Quên thay dầu nhớt động cơ ôtô không chỉ giảm hiệu năng vận hành mà còn gây hỏng các chi tiết máy và làm giảm tuổi thọ động cơ...
Thay dầu nhớt ôtô là việc thường xuyên cần làm. Ảnh: Trần Thanh
Có thể nói, dầu nhớt được ví như máu và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ, duy trì hiệu suất vận hành của động cơ. Việc quên thay dầu cho xe ôtô không chỉ làm giảm khả năng vận hành mà còn gây hỏng các chi tiết máy quan trọng bên trong động cơ.
Giảm khả năng ma sát
Sau một thời gian sử dụng nhất định, độ nhớt của dầu nhớt sẽ giảm. Khi đó, khả năng làm giảm ma sát trên 2 bề mặt động cơ của nhớt cũng giảm theo.
Lúc này, động cơ sẽ hoạt động nặng nề và phát ra những tiếng động mạnh trong quá trình vận hành. Vì vậy, tài xế cần lưu ý thay dầu nhớt xe ôtô đúng thời gian.
Tích tụ cặn bẩn, tạp chất
Trong quá trình động cơ hoạt động, các tạp chất và cặn bẩn sẽ tích lũy dần trong dầu nhớt. Bên cạnh đó, bộ lọc nhớt sau khoảng thời gian sử dụng cũng bị tắc nghẽn và nhớt bẩn sẽ thông qua van xả đi vào bộ lọc.
Các thành phần phụ gia chứa trong dầu nhớt với tác dụng ức chế gỉ, giảm mài mòn sẽ hết tác dụng và khả năng bôi trơn không còn tốt nữa. Chính vì vậy mà động cơ sẽ bị mài mòn nếu bạn không thay dầu nhớt định kỳ.
Quá trình vận hành của xe bị ảnh hưởng
Các phụ gia trong nhớt sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị oxi hóa. Do đó, làm giảm khả năng chống mài mòn của nhớt. Nếu tiếp tục sử dụng loại nhớt xuống cấp này, động cơ sẽ nhanh chóng bị mài mòn và công suất vận hành sẽ hao hụt.
Sau một thời gian sử dụng nhất định, độ nhớt của dầu nhớt sẽ giảm. Ảnh: Phong Nguyễn
Xả ra khí thải độc hại
Dầu càng cũ càng dễ bị đốt cháy và sinh ra khí thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Vì vậy, việc thay dầu đúng hạn sẽ giúp giảm thiểu tối đa vấn đề này bởi dầu mới bốc cháy rất ít và giữ lại được các chất bẩn, giúp xe xả thải ít hơn.
Theo nhiều chuyên gia, thay dầu cho xe ôtô đúng kỳ hạn sẽ giúp tuổi thọ của động cơ xe kéo dài. Theo tiêu chuẩn, đối với xe mới, lần thay dầu đầu tiên là 1.000 km và cứ 5.000 km kế tiếp sẽ tiếp tục thay dầu mới cho xe.
Ngoài ra, chủ xe nên thay cả lọc dầu với quy luật, 2 lần thay nhớt - một lần thay lọc dầu, hoặc sau 10.000 km sẽ thay cả dầu và lọc dầu cho xe.
Thay dầu xe ôtô sau bao nhiêu km?
Đối với những xe ôtô mới mua thường thay dầu sau khi vận hành được 1.000km - 3.000km, thậm trí có những xe hạng sang thì có thể lên đến hơn 5.000km mới phải thay thế dầu nhớt.
Sau mốc thay dầu lần đầu cho xe mới, các mốc thay thế dầu nhớt tiếp theo thường là 5.000km, 10.000km, 12.000km...các mốc này phụ thuộc vào chất lượng dầu nhớt thay thế và từng loại động cơ khác nhau.
Hiện nay, nhờ vào tiến bộ kĩ thuật các hãng dầu nhớt cũng như các hãng xe ngày càng giúp kéo dài khoảng cách thay dầu nhớt ô tô lên tới 12.000km thậm chí có thể tới 16.000km giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí thay dầu nhớt ôtô.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, các bác tài cần thay dầu mới cho xe ở mức thấp hơn quy định của nhà sản xuất để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho động cơ.
Những thói quen xấu làm nhanh hỏng động cơ ôtô cần tránh Đạp phanh và ly hợp khi không cần thiết, không để động cơ sẵn sàng, tăng tốc liên tục, không bảo dưỡng thường xuyên và tắt động cơ tăng áp đột ngột là những thói quen cực kỳ tai hại đối với động cơ ôtô. Không để động cơ sẵn sàng Sự lưu thông của dầu là điều đầu tiên xảy ra ngay...