Những cách tuyệt vời giúp tủ lạnh nhà bạn luôn ngăn nắp
Để tủ lạnh nhà bạn được ngăn nắp và sạch sẽ bạn có thể áp dụng những cách tuyệt vời sau.
Dù là người có trí nhớ tốt đến đâu bạn cũng khó mà thuộc nổi danh sách các thức có trong tủ lạnh. Để việc lục lọi thực phẩm không còn tái diễn thì bạn nên dành một vài phút ghi lại tên các thứ được lưu trữ bên trong và dán lên trên bề mặt tủ lạnh. Như thế, bạn không còn phải đóng mở tủ lạnh nhiều lần từ đó giúp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm điện năng sử dụng một cách hiệu quả.
Đặt các hộp lớn lên kệ: Bạn nên mua các hộp đựng bằng nhựa to, ghi chú ở bên ngoài từng món đồ (thịt, cá, hải sản…) và xếp gọn gàng chúng vào trong tủ như hình trên.
Sử dụng các hộp có nam châm ở đáy: Bạn có thể mua hoặc tự sáng tạo ra những hộp có gắn nam châm ở đáy để sử dụng vào những không gian còn trống trong tủ lạnh.
Đồ uống đóng chai nên được cất trữ ở cửa tủ lạnh. Đừng vội vứt vỏ đựng thực phẩm bởi chúng có thể được sử dụng như ngăn chia các đồ uống đóng chai với nhau hoàn hảo đấy.
Riêng với rau củ, trái cây dễ dập nát bạn nên sơ chế và lưu trữ chúng bên trong những chiếc lọ thủy tinh thế này để tiện lấy sử dụng ngay.
Mua ngay một bàn xoay nhỏ vừa vặn với ngăn tủ và đặt lên đấy các lọ gia vị cần bảo quản lạnh để không mất công phải lục lọi vất vả nữa.
Dùng những chiếc kẹp tài liệu để kẹp các gói thực phẩm đông lạnh khi bạn vẫn chưa sử dụng hết chúng như thế này sẽ thuận tiện trong việc lưu trữ mà lại tận dụng được hết không gian thừa trong tủ lạnh.
Sử dụng 1 khay trứng cho các chai nước sốt: Nếu cánh cửa tủ lạnh nhà bạn đầy chai nước sốt các loại thì đây là 1 cách khoa học để bạn xử lý gọn chúng.
Làm sạch tủ lạnh mà không dùng hóa chất độc hại: 1 trái chanh, 1 ít hương thảo trộn cùng một ít giấm và baking soda, sau đó trộn loãng với nước là bạn đã có ngay 1 hỗn hợp tự nhiên để lau chùi tủ lạnh rồi!
Video đang HOT
Làm 1 khu đồ ăn nhẹ: Thu xếp riêng một khu vực để đồ ăn nhanh và có nhãn ghi chú như trong hình vẽ. Làm theo cách này, bạn sẽ chẳng cần phải lục tung cả tủ lạnh lên để tìm một món đồ ăn nhanh lúc cần.
Sử dụng thùng đa dụng trong tủ lạnh: Chắc chắn là tủ đá của bạn sẽ cực kỳ ngăn nắp nếu bạn để riêng từng loại thực phẩm trong một cái thùng đa dụng như thế này. Hoặc bạn cũng có thể mua 1 thùng lớn và dùng những miếng nhựa để chia nhỏ thành các ngăn. Cực kì đơn giản và tiện ích!
Theo www.phunutoday.vn
9 tuyệt chiêu tiết kiệm điện cho chiếc tủ lạnh nhà bạn!
Tủ lạnh là thiết bị gia dụng tiêu tốn khá nhiều điện năng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể giảm thiểu chi phí bằng cách sử dụng hợp lý. Dưới đây là 9 cách dùng tủ lạnh giúp bạn tiết kiệm tiền điện mỗi tháng, bắt đầu bằng một tờ giấy.
1. Một tờ giấy A4
Để kiểm tra đệm cửa, bạn cần sử dụng một tờ giấy hoặc tờ kiền kẹp vào khe cửa tủ lạnh sau đó kéo dọc chúng theo khe hở. Nếu tờ giấy có thể di chuyển theo một đường thẳng dễ dàng thì chứng tỏ phần đệm cửa đã bị lỏng hoặc bị hỏng ron cao su. Điều này sẽ gây thất thoát năng lượng, tiêu hao nhiều điện năng hơn khi dùng.
Nếu tủ lạnh của bạn đổ mồ hôi, có thể là nó đang có lỗi gì đó. Tủ lạnh hoat đông để duy trì sự cân bằng giữa nóng và lạnh nhưng nếu tủ lạnh có hiện tượng ngưng tụ, đóng tuyết bên trong ngăn đá hay bên ngoài cửa tủ thì đây là dấu hiệu xấu, một tờ giấy mỏng là có thể giúp bạn chẩn bệnh cho chiếc tủ lạnh ngay.
Phương pháp
Bước 1: Trước tiên, hay kiểm tra các gioăng cao su quanh cửa tu lanh.
Bước 2: Kep môt tơ giây mong như hoa đơn lên cưa tu lanh va đong cưa lai. Sau đó, kéo tơ hóa đơn ra từ từ. Nếu nó trượt ra dễ dàng, bạn hay thay phân cao su ơ cưa tu lanh. Nêu hiên tương ngưng tu và đong tuyết vân tiêp tuc, hay nhơ thợ sửa tu lanh xem xet vấn đề cho ban.
2. Kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh
Bạn không nên vặn nhiệt độ ở mức lạnh nhất vì sẽ tiêu hao năng lượng không cần thiết, nên dựa vào thời tiết để điều chỉnh mức nhiệt tủ lạnh cho phù hợp.
Phương pháp
Bước 1: Vào mùa đông nhiệt độ thấp chúng ta có thể chỉnh độ lạnh ở mức 2 và tăng lên mức 4
Bước 2: Vào những ngày hè nóng bức. Ngăn lạnh nhiệt độ nên đặt từ mức nhiệt 1,7 - 5 độ C, với ngăn đá thì mức nhiệt độ phù hợp là từ -18 đến 0 độ C. Làm như vậy gia đình bạn sẽ tránh được những khoản hao phí không cần thiết.
3. Dùng màn bọc thực phẩm
Trước khi cho rau củ vào tủ lạnh, bạn nên phân loại cụ thể rau, củ và cho vào túi riêng trước khi cho vào tủ lạnh. Nguyên do là mỗi loại rau củ cần được bảo quản trong thời gian khác nhau và có thể bị hư hỏng nhanh hơn các loại khác.
Phải bọc thực phẩm trước khi cho vào tủ. Điều này không chỉ giúp thực phẩm tươi lâu mà còn giúp chúng giữ được độ ẩm và tiết kiệm điện hơn nữa!
Bạn hãy lấy một chiếc khăn bông sạch sau đó gấp lại gọn gàng và đặt vào ngăn trên cùng của tủ lạnh. Vải bông có tính chất hút ẩm nên sẽ hấp thụ hết mùi hôi trong tủ lạnh. Sau một thời gian dùng cách này bạn hãy lấy khăn ra và giặt sạch bằng nước ấm, phơi khô dưới ánh sáng mặt trời và có thể tiếp tục sử dụng lại.
4. Một tờ khăn giấy ướt
Khi đặt chai nước mát, bạn có thể quấn quanh chai nước bằng khăn ướt, như vậy chai nước sẽ nhanh lạnh hơn mà bạn sẽ không tốn nhiều điện năng. Ngăn trên cùng của cửa tủ lạnh là nơi để phù hợp của các món ăn cần nhiệt độ thấp nhưng không được đông cứng như trứng, bơ, mứt. Ngăn kế tiếp phía dưới là nơi phù hợp cho gia vị, cà phê với điều kiện là thực phẩm được bảo quản trong hộp, lon... đậy thật kín.
Nên sử dụng đồ đựng thực phẩm bằng kim loại thay cho đồ nhựa. Bởi đồ kim loại có tính năng dẫn lạnh tốt hơn nên thời gian làm lạnh sẽ được rút ngắn, giúp tiết kiệm điện năng hơn.
5. Kiểm tra khoảng trống trong tủ lạnh
Nếu trong tủ lạnh có quá nhiều khoảng trống, bạn nên làm đầy những khoảng trống này chằng cách lưu trữ nước. Thói quen này không chỉ giúp tận dụng hết khả năng làm lạnh của tủ lạnh mà còn cung cấp nước mát lạnh ngay khi cần.
6. Hạn chế bật/tắt, mở cửa tủ lạnh
Không mở cửa tủ lạnh liên tục và mở cửa tủ lạnh quá lâu vì khi mở cửa không khí lạnh bên trong tủ sẽ đối lưu rất nhanh với không khí nóng bên ngoài tủ, làm cho nhiệt độ trong tủ cao lên. Khi đó, bộ phận làm lạnh phải tăng thời gian, hiệu suất hoạt động gây tiêu hao điện nhiều hơn, không những thế về lâu dài còn làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh.
7. Sắp xếp ngăn nắp thực phẩm bên trong ngăn lạnh
Việc sắp xếp thực phẩm sai cách không chỉ gây lây nhiễm chéo, mất an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn ảnh hưởng tới hiệu suất hoạt động. Đồng thời, bạn cũng nên kết hợp sử dụng máy hút chân không.
8. Đặt tủ lạnh cách xa nguồn nhiệt
Không để tủ lạnh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Chọn một vị trí có đủ không gian bên phải, bên trái, phía sau và phía trên để cho không khí lưu thông. Không lắp đặt tủ lạnh ở nơi có nhiệt độ trên 43 C hoặc dưới 5 C. Tủ lạnh cần tránh xa những nguồn phát nhiệt chẳng hạn bếp gas, lò vi sóng.. vì chúng sẽ làm ấm tủ lạnh, khiến tủ phải làm việc nhiều.
9. Thực phẩm quá nóng nên làm mát trước khi cho vào
Thực phẩm nóng khi đưa vào tủ lạnh sẽ toả nhiệt, khiến nhiệt độ bên trong tủ tăng lên, tủ lạnh phải lập tức khởi động mô-tơ để nhanh chóng đưa nhiệt độ trong tủ về mức nhiệt đã cài đặt, điều này có thể gây tốn điện, giảm tuổi thọ của tủ lạnh.
Theo phunugiadinh
Mẹo tiết kiệm điện hiệu quả cho tủ lạnh, bà nội trợ nào cũng nên biết Cùng với sự phát triển của xã hội và yêu cầu ngày một nâng cao chất lượng cuộc sống, tủ lạnh đã trở thành vật dụng không thể thiếu cho mỗi gia đình Tủ lạnh giúp chị em phụ nữ tiết kiệm thời gian hơn, làm tốt công việc nội trợ hơn và chăm sóc sức khỏe cả gia đình hiệu quả hơn....