Những cách trị tưa miệng tự nhiên bằng thực phẩm
Nấm miệng là một bệnh nhiễm trùng do sự phát triển quá mức của nấm có tên là candida albicans. Nó là một loại nhiễm trùng nấm men, trong đó phát triển trên lưỡi cũng như bên trong miệng.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Trong thiên nhiên có nhiều loại thực phẩm rất có ích trong việc điều trị bệnh tưa miệng được liệt kê dưới đây, theo naturalnews.
Dầu dừa là một liệu pháp tốt nhất để chống lại nhiễm trùng răng miệng. Nó giúp loại bỏ các men và làm giảm những khó chịu liên quan đến bệnh tưa miệng. Trực tiếp cho dầu dừa vào trong miệng và lưỡi. Sử dụng cách này vài lần một ngày trong tuần để nhanh chóng hết tưa miệng.
Bạn có thể áp dụng tinh dầu hạt bưởi trên lưỡi để đối phó với các vấn đề của bệnh tưa miệng. Ngoài ra, có thể trộn dầu bưởi vào nước ấm và súc miệng bằng dung dịch này nhiều lần trong ngày để điều trị các triệu chứng khác nhau liên quan bệnh tưa miệng.
Bột nở
Bột nở là một phương thuốc hiệu quả và không tốn kém trong điều trị nấm miệng. Nó có thể giết chết các men gây ra nhiễm trùng. Trộn 1-2 muỗng cà phê bột nở với nước để tạo thành bột nhão. Sử dụng một miếng bông để thoa lên lưỡi và vùng má bên trong. Chờ vài phút, sau đó súc miệng bằng nước ấm. Thực hiện theo phương thuốc này 2 hoặc 3 lần một ngày trong vài ngày.
Bạn có thể uống nước ép lô hội hằng ngày để chữa bệnh tưa miệng. Chất gel trong lô hội cũng có thể được áp dụng trên các vùng bị ảnh hưởng từ 2-3 lần trong ngày để đối phó với các triệu chứng khác nhau của bệnh tưa miệng.
Video đang HOT
Uống một cốc nước ép nam việt quất không đường tạo ra một môi trường có tính axit làm cho nấm candida khó phát triển.
Các tính chất kháng khuẩn và kháng vi-rút cực mạnh của tỏi giúp tỏi trở thành loại thực phẩm điều trị nấm ngoài da, và nó cũng rất hữu ích trong việc tiêu diệt các vấn đề gây ra bởi nấm men. Bạn có thể áp dụng dầu tỏi trực tiếp trên lưỡi, má và các bộ phận khác của miệng hoặc nhai 3-4 tép tỏi hằng ngày để giảm nhiễm nấm.
Muối
Muối là một chất kháng khuẩn tự nhiên và giúp ích trong việc điều trị bệnh tưa miệng nhẹ, hoặc lúc bắt đầu nhiễm trùng. Lấy hai muỗng cà phê muối và thêm nước ấm. Súc miệng nhiều lần trong ngày bằng nước muối. Đây là cách tốt nhất để ngăn sự phát triển của nấm và hỗ trợ trong điều trị tình trạng này một cách tự nhiên.
Dầu cây chè
Dầu cây chè là một tác nhân kháng nấm mạnh có khả năng giết chết nấm candida. Tuy nhiên, khi sử dụng nên pha loãng, vì tinh dầu cây chè có tác dụng rất mạnh. Thêm 2-3 giọt tinh dầu cây chè vào một ly nước và dùng nước này để súc miệng. Súc miệng hai lần một ngày cho đến khi nấm miệng được chữa khỏi hoàn toàn.
Quế
Quế cũng tương tự như tỏi trong chống nấm cũng như khả năng chống ký sinh trùng. Trộn một vài giọt quế vào 1 muỗng canh dầu ô liu. Trực tiếp áp dụng hỗn hợp này vào các vết thương và giữ cho hỗn hợp tiếp xúc với vùng này trong 5-10 phút sau đó súc sạch miệng. Lặp lại điều này mỗi ngày trong vài ngày.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Nói không với tiểu đường bằng 9 loại gia vị quen thuộc
Gừng, tỏi, thì là, húng quế... là những gia vị có khả năng điều tiết đường huyết và ngăn ngừa tiểu đường nếu được sử dụng đúng cách.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng rất lớn tới quá trình trao đổi chất trong cơ thể, và có thể dẫn đến suy thận. Nói cách khác, những người có lượng đường huyết cao sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh tật khác. Do đó, kiểm soát lượng đường huyết là rất quan trọng. Bác sĩ khuyến cáo rằng bạn nên thay đổi lối sống và ăn uống khoa học hơn để bảo vệ sức khỏe.
Dưới đây là một số loại thảo dược và gia vị bạn nên kết hợp vào chế độ ăn hàng ngày, để điều tiết đường huyết và ngăn ngừa tiểu đường.
Cây thảo linh lăng
Cây thảo linh lăng là một thảo dược tuyệt vời với các hợp chất có tác dụng hạ đường huyết cực kỳ hiệu quả. Từ thời xa xưa, con người đã biết kết hợp loại thảo dược này vào chế độ ăn góp phần kiểm soát đường huyết trong cơ thể.
Húng quế
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng húng quế có thể làm giảm hàm lượng glucose trong máu. Đây được coi là một trong những loại thảo dược quan trọng nhất bởi đặc tính y học độc nhất của nó. Bạn nên ăn húng quế thường xuyên hơn để phòng chống bệnh tiểu đường.
Quế có thể cải thiện đáng kể mức đường huyết.
Quế
Với hàm lượng các chất dinh dưỡng từ thực vật cao, quế được biết đến với tác dụng cải thiện tình trạng sức khỏe của những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng quế có thể cải thiện đáng kể mức đường huyết.
Thì là
Thì là rất giàu chất xơ ăn kiêng, chất chống oxy hóa và vitamin C cũng như các hợp chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức độ đường huyết.
Tỏi
Tỏi có công dụng tăng hàm lượng insulin và kiểm soát đường huyết.
Qua hàng thế kỷ, tỏi đã được sử dụng như là thuốc giải độc để điều trị các bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh tiểu đường. Tỏi có công dụng tăng hàm lượng insulin và kiểm soát đường huyết.
Gừng
Nhiều chuyên gia nhận định răng chỉ cần một lượng nhỏ gừng cũng đủ để điều tiết mức độ đường huyết trong cơ thể một cách hiệu quả. Nó được tin rằng có chứa các enzyme đặc hiệu giúp chống lại bệnh tiểu đường một cách hiệu quả
Thì là Ấn Độ
Loại gia vị được biết đến rộng rãi bởi các thành phần có tính năng vượt trội trong việc hạ đường huyết và cholesterol trong cơ thể. Vì vậy, bạn hãy tăng cường sử dụng loại thảo dược này trong chế biến món ăn.
Đinh hương
Rất nhiều nghiên cứu và khảo sát được tiến hành để kiểm tra hiệu quả của đinh hương với hàm lượng đường huyết. Các chuyên gia tin rằng nếu kết hợp loại thảo dược này vào chế độ ăn đều đặn thì nó sẽ dần cải thiện tình trạng ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Nghệ
Với các thành phần chống viêm và chất chống oxy hóa, nghệ được đánh giá là một loại gia vị có khả năng phòng và chống lại bệnh tiểu đường.
Theo VTC News
Chế nước uống chữa đầy hơi, đau họng... Nếu bạn đang tìm kiếm một phương thuốc tự nhiên để giúp bạn chữa một số bệnh phổ biến như đầy hơi, đau họng...thì loại nước uống sau đây sẽ hữu ích, theo Boldsky. Ảnh minh họa: Shutterstock Thành phần bao gồm: muỗng canh gừng, 1 muỗng canh nghệ,1 muỗng cà phê quế, tách sữa và 1 muỗng cà phê mật ong. Cách...