Những cách phòng ngừa và điều trị rạn da hiệu quả
Những vết rạn da xấu xí thường đi cùng tình trạng da chảy xệ có thể được phòng ngừa và điều trị bằng nhiều phương pháp từ trong ra ngoài.
Những vết rạn kéo dài loang lổ luôn là nỗi ác mộng với phụ nữ. Các vết rạn da thường có dạng một nhóm đường vân khác màu trên da, hình thành do da bị kéo dãn quá mức. Ở phụ nữ trưởng thành, các vết rạn da thường đi cùng với làn da chảy xệ, khiến nhiều chị em tự ti với vẻ ngoài của mình.
Rạn da có thể xuất hiện do một số nguyên nhân như biến đổi cân nặng, mang thai, sử dụng một số loại thuốc để lại phản ứng phụ.
Hầu như bất cứ người nào cũng có những vết rạn da trên cơ thể, do lớp hạ bì dưới da chứa collagen và các sợi elastin có thể bị kéo dãn, đứt đoạn bất cứ lúc nào. Khi mới xuất hiện, những vết rạn thường có màu đỏ hoặc tía cho đến khi chuyển dần sang màu trắng bạc. Phần lớn các vết rạn thường xuất hiện trên vùng bụng, số khác có thể thấy trên bắp đùi, mông, ngực, vai và bắp tay trên. Đây cũng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ hơn đàn ông.
1. Cách phòng ngừa hiện tượng rạn da
Nếu bạn đang lo sợ bị rạn da do mang thai, hay đã dần thấy những vệt đỏ hoặc tía xuất hiện, bạn vẫn có thể ngăn ngừa những vết rạn này lan rộng bằng một số biện pháp.
Vitamin A, E và C có tác dụng chữa lành và ngăn ngừa những vết rạn này rất tốt. Hãy bổ sung nhiều thực phẩm chứa các vitamin này trong khẩu phần ăn của mình, nếu cần thiết có thể uống thêm thuốc bổ có vitamin để ngăn ngừa hiệu quả.
Những loại chất khoáng như Silicon và Zinc cũng có tác dụng trong việc phòng ngừa rạn da. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia còn tư vấn người có nguy cơ rạn da nên uống nhiều nước, giữ cơ thể luôn đủ nước bên trong. Bên cạnh đó, những quy trình chăm sóc da như tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm cho da được thực hiện đều đặn cũng giúp bạn hạn chế hiện tượng này.
Đối với người có thai, bạn nên điều chỉnh cân nặng sao cho tăng đều đặn, không tăng một cách đột biến để hạn chế nguy cơ rạn da.
Video đang HOT
2. Một số biện pháp điều trị rạn da
Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị rạn da cho bạn tham khảo. Bạn có thể áp dụng những phương pháp tự nhiên hoặc tìm đến những loại kem trị rạn tùy thuộc vào làn da của mình. Ngoài những phương pháp nói trên, hiện nay còn có một số phương pháp điều trị rạn da sử dụng công nghệ như quy trình Radiofrequency hay sử dụng tia laser.
Quy trình Radiofrequency là phương pháp an toàn và hạn chế để lại những phản ứng phụ cho người điều trị. Phương pháp này sẽ làm tăng sự sản sinh và tái tổ chức collagen trong da mà không gây tổn hại cho lớp da ở trên, từ đó cải thiện tình trạng rạn da đáng kể. Quy trình này có thể thực hiện cho mọi loại da và thường phát huy tác dụng sau 4-8 lần thực hiện trong một tháng.
Điều trị bằng tia laser cũng là một công nghệ tiên tiến khác giúp phụ nữ loại bỏ các vết rạn trên da. Trong các cách điều trị tia có phương pháp Erbium – Yag Fractional Resurfacing Laser. Phương pháp này sẽ tạo ra những vết thương li ti trên da, để da tự lành và cho phép collagen tái tổ chức, phục hồi bề mặt da bình thường. Những collagen mới và lớp biểu mô sẽ lấp đầy các vết rạn da, bên cạnh đó tính đàn hồi của da sẽ được cải thiện đáng kể. Sau 6-8 lần điều trị bạn sẽ nhận thấy cải thiện đáng kể trên da.
Các vết rạn da cùng làn da chảy xệ sẽ dần biến mất. Phương pháp này khá an toàn và nhẹ nhàng với mọi loại da, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Đây cũng là phương pháp mang đến hiệu quả tức thì cho kết cấu da.
Theo Baophunuonline
Điều trị và ngăn ngừa rạn da
Thật khó để chúng ta có thể tìm được một người phụ nữ không có bất kỳ vết rạn da nào. Thế nên, nếu bạn sở hữu vòng 2 với những vết rạn chằng chịt, bạn cũng đừng quá tự ti về bản thân mình.
Với một vài giải pháp ngăn ngừa và điều trị rạn da dưới đây, có thể đây sẽ không còn là vấn đề đối với bạn!
1. Nguyên nhân gây rạn da
Nói một cách dễ hiểu nhất, khi làn da của bạn không thể theo kịp với tốc độ tăng trưởng của cơ thể, nó sẽ khiến da căng và gây rạn da.
Cụ thể hơn, việc tăng cân, đặc biệt tăng cân nhanh chóng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến các vết rạn xuất hiện. Mặt khác, việc giảm cân nhanh chóng cũng có thể làm cho vết rạn da xuất hiện nổi bật hơn trên cơ thể của bạn.
Cùng với đó, các vết rạn da cũng thường xuyên xuất hiện trên phụ nữ mang thai, người ở tuổi dậy thì. Các nguyên nhân khác được biết đến của tình trạng này bao gồm các rối loạn nội tiết và việc sử dụng thuốc steroid. Và tất nhiên, di truyền cũng có thể đóng một vai trò trong việc xuất hiện rạn da.
Thông thường, các vết rạn da phổ biến nhất có thể được tìm thấy trên các bộ phận như bụng, đùi, mông, hông, ngực và cánh tay.
2. Nên điều trị rạn da sớm
Nếu muốn loại bỏ các vết rạn, tốt nhất bạn nên áp dụng các giải pháp điều trị ngay khi chúng mới hình thành, khi chúng có màu hơi tím. Một khi vết rạn da chuyển sang màu trắng, quá trình điều trị có thể mất đến vài tháng mà không mang đến hiệu quả cao như ban đầu.
3. Áp dụng phương pháp điều trị tại chỗ
Trước hết, các bạn cần biết rằng phương pháp điều trị tại chỗ có thể sẽ chỉ mang đến hiệu lực phần nào. Tuy nhiên, bạn vẫn hoàn toàn nên thử.
Các phương pháp điều trị phổ biến nhất cho vết rạn da là vitamin C, retinoids và axit trái cây. Cụ thể hơn, các loại kem Tretinoin (Retin-A), adapalene (Differin) và tazarotene (Tazorac) có thể hữu ích cho các vết rạn da dưới sáu tuần tuổi. Tuy nhiên, bạn không được sử dụng nếu đang mang thai hoặc cho con bú.
4. Phương pháp điều trị Laser
Cho dù bạn đang gặp phải những vết rạn da mới hay cũ, điều trị bằng laser đều có thể mang đến hiệu quả cao. Tuy nhiên, điều này lại khá tốn kém cả về thời gian lẫn tiền bạc.
Với những vết rạn da mới xuất hiện, điều trị bằng laser có thể giúp cải thiện màu sắc tối ưu. Cụ thể hơn, điều trị Laser với bước sóng 585nm hoặc tia laser YAG có bước sóng dài 1064nm có thể cải thiện sự xuất hiện của các vết rạn da trong giai đoạn đầu tiên. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì thực hiện trong khoảng thời gian từ 4-6 tuần.
Với những vết rạn lâu ngày, chúng thường khó có thể điều trị hơn. Bạn sẽ cần đến phương pháp điều trị laser excimer có bước sóng 308nm. Những tia laser này có thể kích thích sản xuất collagen và elastin, giúp các vết rạn mờ dần.
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để điều trị bằng laser, bạn cần cân nhắc thật kỹ. Trong trường hợp không may chọn phải địa chỉ kém chất lượng, việc điều trị bằng laser có khả năng dẫn đến sẹo và rạn da tồi tệ hơn.
5. Điều trị siêu mài mòn da (microdermabrasion)
Đây không chỉ là giải pháp giúp loại bỏ nếp nhăn và nhược điểm trên da, Microdermabrasion cũng có thể được sử dụng để điều trị các vết rạn. Microdermabrasion hoạt động bằng cách nhẹ nhàng loại bỏ các lớp trên cùng của da để thúc đẩy sự phát triển của da khỏe hơn.
6. Phòng ngừa rạn da
Để phòng ngừa rạn da, bạn hãy sử dụng kem có chứa bơ ca cao, vitamin E hoặc axit glycolic. Ngoài ra, khi da được dưỡng ẩm thường xuyên, có đủ độ ẩm cần thiết, tình trạng rạn da cũng sẽ được giảm thiểu rõ rệt. Cùng với đó, bạn hãy chú ý hơn đến việc kiểm soát cân nặng của mình để tránh tình trạng tăng cân quá mức trong thời gian ngắn.
Cuối cùng, một số loại thuốc cũng có thể gây ra các vết rạn da. Do đó, hãy xin tư vấn của bác sĩ khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào bạn nhé
Theo KNLĐ
Cách chữa rạn da tiết kiệm cả chục triệu không cần thẩm mỹ Không cần quá tốn kém tiền mà bạn vẫn có làn da trắng hồng, căng mịn với những cách chữa rạn da rất đơn giản từ những nguyên liệu an toàn sau. Rạn da không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng những vệt trắng trên da gây mất thẩm mỹ, khiến cho phụ nữ thường mất tự tin đặc biệt là những vết...