Những cách phòng bệnh ung thư đơn giản
Khi Globocan công bố, tại Việt Nam trung bình mỗi năm có khoảng 165 nghìn ca mới mắc ung thư, 115 nghìn ca bị căn bệnh ung thư tước đi sinh mạng và hiện có trên 300 nghìn người đang chiến đấu với căn bệnh này đã khiến cả xã hội giật mình.
Ảnh minh họa
Bệnh ung thư gia tăng nhanh
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng qua các năm, con số năm sau thường cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2000, Việt Nam có khoảng 68 nghìn ca mắc ung thư thì đến năm 2010, con số này đã lên tới 126 nghìn ca. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165 nghìn ca, trong đó gần 115 nghìn ca tử vong.
Điều đáng nói là tỷ lệ mắc mới ung thư ở Việt Nam chưa có dấu hiệu giảm xuống mà ngày càng gia tăng về số lượng.
Căn cứ vào tỷ lệ tử vong do ung thư mỗi năm, ước tính con số này cao gấp 9 lần số người chết do tai nạn giao thông. Các chuyên gia y tế nhận định, tỷ lệ tử vong vì ung thư cao là do đa phần người bệnh đi khám, phát hiện, điều trị ung thư khi đã ở vào giai đoạn cuối. Thực tiễn cho thấy, tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này có thể lên đến khoảng 70%/tổng số ca mắc bệnh.
Trong 5 loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất ở Việt Nam, ở nam giới, ung thư gan chiếm tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu, tiếp theo là các ung thư phổi, dạ dày, đại trực tràng và vòm họng. Ở nữ giới ung thư vú chiếm tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu, tiếp theo là các ung thư đại trực tràng, phổi, dạ dày và gan. Số ca ung thư hay gặp mới mắc trong năm 2018 ở cả hai giới, ở nam, nữ và ở tất cả các lứa tuổi được thể hiện ở Bảng 3 (Viet Nam, Globocan 2018).
Ngày nay, gánh nặng ung thư ngày càng tăng do một số yếu tố, gồm sự tăng trưởng dân số, sự lão hóa, cũng như sự thay đổi về tỷ lệ của một số nguyên nhân gây ung thư liên quan đến sự phát triển kinh tế và xã hội. Điều này có thể được thấy ở các nền kinh tế đang phát triển, nơi có sự chuyển đổi tỷ lệ của các bệnh ung thư liên quan đến sự nghèo đói và nhiễm trùng sang các bệnh ung thư liên quan đến lối sống dư thừa vật chất của các nước phát triển.
Việc phòng ngừa tích cực các yếu tố nguy cơ ung thư có thể làm giảm tỷ lệ mắc đối với một số ung thư, chẳng hạn như ung thư phổi (nam giới ở Bắc Âu và Bắc Mỹ) và ung thư cổ tử cung (ở các khu vực Châu Phi cận Sahara)
Biện pháp phòng ngừa ung thư hiệu quả
Phòng ngừa ung thư là các biện pháp tích cực nhằm đề phòng, ngăn chặn và giảm tỷ lệ ung thư. Điều này có thể thực hiện bằng cách tránh các tác nhân sinh ung thư hay thay đổi quá trình chuyển hóa của chúng. Có thể kể đến những thay đổi lối sống và chế độ ăn uống nhằm ngăn ngừa các yếu tố gây ung thư như:
1. Tránh hút thuốc và khói thuốc.
Video đang HOT
2. Giảm tiêu thụ rượu và thức uống có cồn.
3. Mặc quần áo kín khi ra nắng, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp vào buổi trưa, dùng quần áo được thiết kế đặc biệt chịu được ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng.
4. Bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng có thể gây ra ung thư.
5. Vận động và tập thể dục thường xuyên.
6. Hàng ngày dùng nhiều các loại trái cây tươi, rau và salad. Khi khát, ưu tiên dùng nước thường và trà không đường.
7. Tránh thừa cân, béo phì.
Thay đổi một số thói quen ăn uống nên càng hiểu biết về dinh dưỡng liên quan đến ung thư bao nhiêu thì càng giảm nguy cơ ung thư bấy nhiêu. Tuy nhiên, các kiến thức về dự phòng về ung thư không phải chỉ có nghĩa là giảm nguy cơ ung thư, các kiến thức này cần phải đi kèm với việc thay đổi lối sống.
Các công trình nghiên cứu cho biết bữa ăn hàng ngày nên có nhiều rau xanh, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt sẽ làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Khi ăn rau và hoa quả hãy chọn loại có lá xanh hoặc màu vàng. Bởi vì những loại này có nhiều vitamin A hơn loại có màu nhạt. thay đổi bữa ăn toàn bánh mì với cá hộp thịt nạc và rau tươi bằng bữa ăn giàu chất xơ.
Mọi người thường khó thay đổi lối sống, ví dụ như hút thuốc, ngay cả khi đã có những nghiên cứu khẳng định mối liên quan giữa việc hút thuốc và ung thư phổi. Đối với một số người việc thay đổi thói quen là một điều khó khăn và vẫn cần nghiên cứu nhiều hơn để giúp cho họ có một lối sống khỏe mạnh hơn.
Theo infonet
Mỗi ngày một quả táo có thể ngăn ngừa ung thư và bệnh tim
Câu nói "một quả táo mỗi ngày không cần đi bác sĩ" giờ đây đã được khoa học chứng thực.
ShutterStock
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Edith Cowan (Úc) đã xem xét chế độ ăn uốngcủa hơn 53.000 người và theo dõi trong 23 năm.
1 quả táo, 1 quả cam, 1 phần súp lơ xanh
Kết quả đã phát hiện những người tiêu thụ mỗi ngày ít nhất 500mg hợp chất flavonoid có trong táo, có nguy cơ tử vong vì ung thư giảm 36% và nguy cơ tử vong do bệnh tim giảm đến 38%, theo Daily Mail.
Chỉ cần ăn 1 quả táo, 1 quả cam, 1 phần súp lơ xanh và vài quả việt quất là đã cung cấp hơn 500mg flavonoid cần thiết, nhóm nghiên cứu cho biết.
Táo chứa chất chống ô xy hóa làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim hoặc ung thư
Những phát hiện này rất quan trọng vì làm nổi bật khả năng ngăn ngừa ung thư và bệnh tim bằng cách khuyến khích tiêu thụ thực phẩm giàu flavonoid, tiến sĩ Nicola Bondonno, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Điều quan trọng là cần kết hợp nhiều loại hợp chất flavonoid khác nhau từ các loại rau củ quả và trái cây khác nhau.
Điều này có thể dễ dàng đạt được thông qua chế độ ăn uống. Một tách trà, 1 quả táo, 1 quả cam, 100g quả việt quất và 100g súp lơ xanh sẽ cung cấp hơn 500mg flavonoid hỗn hợp.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Edith Cowan (Úc) đã xem xét chế độ ăn uống của 53.048 người tham gia vào một nghiên cứu. Nhằm tìm hiểu về ảnh hưởng của chế độ ăn uống đối với bệnh ung thư và sức khỏe, trong hơn 23 năm.
Sau khi xem xét thói quen ăn uống của những người tham gia, các nhà khoa học đã chia họ thành 5 nhóm theo mức tiêu thụ flavonoid của họ.
Kết quả cho thấy, những người tiêu thụ khoảng 500mg flavonoid mỗi ngày có nguy cơ tử vong - do bất kỳ nguyên nhân nào, trong 23 năm, thấp hơn tới 36%.
Đặc biệt kết quả còn phát hiện tiêu thụ 500 mg flavonoid mỗi ngày làm giảm nguy tử vong do ung thư 36% và giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch tới 38%.
Nhưng liều lượng nhiều hơn 500 mg flavonoid mỗi ngày không làm tăng thêm tác dụng.
Bỏ thuốc lá và cắt giảm rượu
Những người hút thuốc và uống nhiều rượu, đặc biệt được hưởng lợi từ việc ăn nhiều flavonoid.
Cả hai thói quen hút thuốc và uống rượu đều gây ung thư, cũng như gây ra viêm, huyết áp cao và cục máu đông.
Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là tiêu thụ flavonoid không cắt được tất cả nguy cơ tử vong do hút thuốc và uống nhiều rượu, mà chỉ làm giảm bớt, tiến sĩ Bondonno nói.
Vì vậy, tốt nhất là nên bỏ thuốc lá và cắt giảm rượu. Cũng có thể tiêu thụ flavonoid để giảm bớt rủi ro.
Flavonoid đã được chứng minh là có khả năng chống viêm và cải thiện chức năng mạch máu, từ đó cải thiện sức khỏe của tim và ngăn ngừa ung thư. Điều này có thể giải thích tại sao chúng khiến cho nguy cơ tử vong do bệnh tim và ung thư thấp hơn.
Theo John Hopkins Medicine, sự tích tụ của các mảng bám trong động mạch sẽ gây ra viêm. Những chỗ viêm này có thể kích thích các mạch máu, làm hình thành cục máu đông. Khi một cục máu đông chặn một động mạch đến tim, sẽ gây cơn đau tim, và chặn mạch máu lên não sẽ dẫn đến đột quỵ.
Viêm lâu dài cũng có thể dẫn đến tổn thương ADN, từ đó gây ra ung thư, theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ.
Các nhà nghiên cứu đã thống kê được khoảng 7,8 triệu người trên toàn thế giớiđã chết sớm trong năm 2013 chỉ do ăn không đủ 800g trái cây và rau quả mỗi ngày, theo tạp chí Nature Communications.
Thống kê cho thấy, bệnh tim gây ra trường hợp tử vong ở Anh và Mỹ. Và 1/2 số người sinh sau năm 1960 ở Anh sẽ bị ung thư, theo Cancer Research UK.
Theo Thanh niên
42 viện vệ tinh giúp Bệnh viện K giảm quá tải bệnh nhân ung thư Công suất giường bệnh của Bệnh viện K Hà Nội hiện 106% so với trước đây hơn 300%, nhờ hệ thống bệnh viện vệ tinh. Sau 5 năm triển khai dự án bệnh viện vệ tinh nhằm giảm tải cho tuyến trên, cả nước có 8 bệnh viện ung bướu, 72 trung tâm, khoa, đơn vị nằm ở các bệnh viện tuyến tỉnh,...