Những cách phòng bệnh phụ khoa tốt nhất chị em cần biết
Bệnh phụ khoa ở nữ giới không có ngoại lệ cho bất kì chị em nào, cho dù đó là người sạch sẽ. Vì vậy, biết cách phòng bệnh sẽ tốt nhất cho chị em.
Em năm nay 22 tuổi, tuy chưa lập gia đình nhưng đã từng quan hệ tình dục được gần 1 năm. Từ ngày có “quan hệ” với bạn trái (không thường xuyên, khoảng 1-2 lần/tháng), em nhận thấy ở “vùng kín” có nhiều thay đổi, đặc biệt em rất hay bị tiết dịch cho dù em là người ở rất sạch, vệ sinh “vùng kín” hàng ngày 2-3 lần. Em thường uống thuốc tránh thai khẩn cấp để tránh có thai ngoài ý muốn
Cách đây hơn 1 tháng, em đã đi khám phụ khoa 1 lần thì bác sĩ bảo em bịnấm âm đạo. Thực sự em rất lo lắng vì em nghĩ rằng chỉ những chị em trên 25 tuổi, thường xuyên có quan hệ tình dục thì mới bị nấm âm đạo.
Hàng ngày em vẫn uống thuốc theo đơn của bác sĩ nhưng em không yên tâm chút nào. Bác sĩ cho em hỏi, em phải làm sao để phòng ngừa bệnh. Em xin cảm ơn! (Thu Tâm)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thu Tâm thân mến,
Trước hết, phải nói với bạn rằng, bệnh phụ khoa là bệnh thường gặp ở “vùng kín” và có thể gặp ở mọi phụ nữ ở bất kì độ tuổi nào, đã từng có quan hệ tình dục hay chưa.
Trước đây người ta cho rằng chỉ những phụ nữ thường xuyên phải tiếp xúc với nước bẩn hoặc khâu vệ sinh kém thì mới bị các bệnh phụ khoa. Nhưng ngày nay, bệnh phụ khoa ở nữ giới không có ngoại lệ cho bất kì chị em nào, cho dù đó là người sạch sẽ. Thậm chí, có những chị em có điều kiện sống rất tốt nhưng vẫn bịbệnh phụ khoa. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận một điều rằng những người đã có quan hệ tình dục mà không chú ý giữ gìn, vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ thì nguy cơ bị bệnh phụ khoa sẽ cao hơn những người khác.
Ảnh minh họa
Một số bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em bao gồm: Viêm âm đạo, viêm lộ tuyến tử cung, nấm âm đạo, viêm phần phụ (ống dẫn trứng, buồng trứng), xói mòn cổ tử cung…
Nấm âm đạo là một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ. Bệnh có thể lây qua quan hệ tình dục, mặc quần áo lót ẩm ướt, lây qua bệ xí, tắm rửa nước bẩn ở ao hồ. Nấm âm đạo là vi sinh vật ký sinh ở một số nơi trên da và trong âm đạo bởi nấm Candida Albicans. Nấm âm đạo hiếm khi dẫn đến tình trạng nghiêm trọng, song nhiễm nấm âm đạo thường gây khó chịu, là bước chuyển để sang viêm âm đạo mãn tính, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Để phòng ngừa nấm âm đạo nói riêng và các bệnh phụ khoa khác nói chung, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
Video đang HOT
- Không quan hệ tình dục bừa bãi. Khi quan hệ nếu cần thì phải dùng đến các biện pháp phòng ngừa an toàn.
- Vệ sinh “vùng kín” 2 lần một ngày hoặc lý tưởng nhất là thực hiện việc đó sau mỗi lần đi vệ sinh nhưng không nên thụt rửa hoặc lau chùi quá mạnh. Đặc biệt phải vệ sinh sạch sẽ vào những ngày đèn đỏ.
- Giặt đồ lót bằng tay thật sạch.
- Không thức khuya.
- Thực hiện việc khám phụ khoa định kỳ dù không có triệu chứng gì bất thường. Phụ nữ từ độ tuổi 18 trở lên nên đi khám phụ khoa ít nhất mỗi năm 2 lần.
- Không mặc đồ lót quá chật hoặc đồ lót có chất liệu từ sợi tổng hợp, nên mặc quần lót bằng cotton.
- Không nên mặc đồ lót suốt cả ngày, chỉ nên mặc vào ban ngày và khi ngủ thì không cần mặc.
- Giữ khô ráo âm hộ sau khi tắm và trước khi mặc đồ, trước khi đi ngủ.
- Sau mỗi lần đi vệ sinh, dùng giấy vệ sinh mềm (không màu, không chất khử mùi) lau theo hướng từ trước âm hộ ra sau hậu môn.
Bạn đã đi khám và được kê đơn thuốc thì hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi dùng hết thuốc hoặc chưa hết thuốc mà thấy có biểu hiện lạ thì nên đi khám lại càng sớm càng tốt.
Chúc bạn mau khỏi bệnh!
Theo VNE
Những "bác sĩ bí ẩn" trong nhà bếp giúp bạn phòng bệnh hiệu quả
Đừng coi nhẹ những thực phẩm trong nhà bếp bạn nhé vì chúng có thể là những "bác sĩ bí ẩn" và giúp bạn phòng bệnh rất tốt đấy.
"Bác sĩ" khoa nội
Bia - phòng bệnh tim: Các thí nghiệm cho thấy, nếu duy trì uống một cốc bia mỗi ngày sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cần lưu ý, bia có thể giúp phòng bệnh nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh nếu bạn uống nhiều. Nếu uống một cốc mỗi ngày có thể phòng ngừa bệnh tim, uống 2 hoặc nhiều hơn 2 cốc/ngày có thể dẫn đến rối loạn tim mạch.
Nước cam - phòng ngừa huyết áp cao: Nước cam giàu kali, canxi và vitamin C nên có thể giúp hạ huyết áp. Do đó, hãy tạo thói quen uống nước cam, giúp duy trì huyết áp ổn định, đồng thời cũng giảm nguy cơ phát triển bệnh tim do huyết áp cao gây ra.
Cá - phòng bệnh hen suyễn: Nghiên cứu phát hiện, ăn nhiều cá giúp làm mát và bổ phổi, từ đó có thể giảm triệu chứng hen suyễn. Đó là do trong cá chứa nhiều magie, giúp giảm các triệu chứng hen suyễn.
Đối với những người mắc bệnh hen, các bác sĩ khuyến cáo, tốt nhất trong 3 bữa cơm hàng ngày tối thiểu phải có một bữa ăn cá hoặc các loại hải sản khác.
Gừng - giúp giảm buồn nôn: Buồn nôn thường do hạ đường huyết gây ra. Gừng tươi có thể giúp huyết dịch duy trì nồng độ đường nhất định. Nếu bị say xe, hãy mang theo ít gừng tươi hoặc uống bột gừng tươi trước có thể phòng ngừa chóng mặt và nôn mửa.
Ngô - phòng viêm thận: Ngô có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, giảm huyết áp nên có lợi cho các cơ quan nội tạng, đặc biệt là thận. Người dân Nhật Bản thường hay cho một ít bột ngô vào trà uống lúc buổi sáng để giúp điều trị bệnh phù viêm thận mãn tính.
Trà - giảm đau đầu: Đau đầu thường do sự thay đổi của mạch máu gây ra, lúc này hãy uống một cốc trà, chất caffeine trong trà có thể ức chế mạch máu thu hẹp, giảm đau đầu.
Sôcôla hạnh nhân - giảm nguy cơ mất trí nhớ: Hạnh nhân được bọc bên trong sôcôla giàu vitamin E, có thể làm chậm hiệu quả vấn đề lão hóa của não bộ do tuổi tác gây ra.
Nhiều thực phẩm trong nhà bạn có tác dụng phòng, chữa bệnh kì diệu. Ảnh minh họa
"Bác sĩ" da liễu
Bít tết - trị hói: Khoa học đã chứng minh, những người thường xuyên ăn thịt bò nạc, cho dù không thể hoàn toàn giải quyết vấn đề rụng tóc, ít nhất cũng có thể làm chậm nguy cơ hói đầu.
Yến mạch - phòng ngứa da: Chất avenanthramide trong bột yến mạch là chất chống viêm nhiễm tự nhiên và làm lành các vết thương,được dùng để chữa trị chứng ngứa, khô da. Bạn có thể cho bột yến mạch vào trong nước tắm (nước ấm) hoặc sử dụng kem dưỡng da có chứa chiết xuất từ yến mạch để thoa lên da.
Tỏi - trị nấm chân: Bôi tỏi vào chỗ bị đau có thể giúp ức chế và loại bỏ nấm, giảm ngứa do nấm gây ra.
"Bác sĩ" phụ khoa
Dầu hạt lanh - Trị đau bụng kinh: Theo các chuyên gia, khi chất prostaglandin xâm nhập vào các mô trong cơ thể, tử cung sẽ sinh ra phản ứng co thắt, đây là nhân tố quan trọng gây đau bụng kinh. Ăn dầu hạt lanh có thể ngăn chặn giải phóng chất prostaglandin.
Vì vậy, các chuyên gia kiến nghị, những người đau bụng kinh tốt nhất nên ăn 1- 2 thìa cà phê dầu hạt lanh/ngày, có thể phết lên bánh mỳ hoặc ăn kèm với salad.
Đừng coi nhẹ những thực phẩm trong nhà bếp bạn nhé vì chúng có thể là những "bác sĩ bí ẩn" đấy. Ảnh minh họa
"Bác sĩ" khoa ngoại
Hành tây - trị vết ong chích: Nếu bị ong chích, hãy dùng một lát hành tây tươi bôi lên chỗ ong đốt. Trong hành tây có hợp chất chống viêm có thể ngăn chặn độc tố phát triển và ngăn ngừa tình trạng viêm.
Chuối - giảm tê cóng chân: Lấy vỏ chuối tươi chà xát nhẹ nhàng bàn tay, gan bàn chân, sau đó rửa lại với nước ấm sẽ có tác dụng giảm sưng do tê cóng.
"Bác sĩ" tai mũi họng
Trà hoa cúc - trị loét miệng: Pha một tách trà hoa cúc, để nguội rồi uống, đừng nuốt vội, mà nên ngậm trong miệng một lúc rồi mới uống, mỗi lần hai giờ. Làm như vậy có thể giảm triệu chứng viêm do loét miệng gây ra.
Đinh hương - Trị đau răng: Chỉ cần chà một chút tinh dầu đinh hương vào chỗ răng bị viêm, đau nhức, sau một vài phút bạn sẽ có cảm giác bị tê, giảm đau, sát khuẩn hiệu quả tức thì.
Theo VNE
Tất tần tật những điều cần biết về hệ thống tiêu hóa của bạn Tiêu hóa là quá trình phá vỡ và hấp thụ thức ăn. Để giữ sức khỏe ổn định, hãy giữ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt. Để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, bạn cần nắm được tất cả những điều quan trọng liên quan đến hệ thống này trong cơ thể. Hệ tiêu hóa bao gồm các cơ quan:...