Những cách pha chế dung dịch rửa kính xe tại nhà mà bạn nên biết
Chỉ với vài chục nghìn và những công cụ vô cùng đơn giản, bạn đã có thể tự pha chế cho mình dung dịch rửa kính vừa mang lại hiệu quả cao, vừa có thể giúp bảo vệ môi trường.
Kính chắn gió đóng vai trò quan trọng trong mỗi chuyến đi của bạn. Phần kính chắn gió bị che phủ bởi bụi bẩn có thể làm giảm đáng kể tầm nhìn của bạn, nhất là trong điều kiện thời tiết kém.
Để làm sạch kính xe, bên cạnh việc sử dụng các loại nước rửa kính xe ô tô sẵn có trên thị trường, bạn hoàn toàn có thể tự tay chế tạo dung dịch rửa kính với những nguyên liệu sẵn có trong nhà theo những cách dưới đây.
Việc chế tạo dung dịch rửa kính vô cùng đơn giản và dễ làm (Ảnh: Car Bibles)
Sử dụng amoniac và nước rửa bát
Hỗn hợp hai chất ammoniac và nước rửa bát là lựa chọn hoàn hảo giúp bạn có thể đánh bay những vết bẩn trên kính chắn gió của xe, đặc biệt là sau khi xe của bạn di chuyển qua khu vực lầy lội.
Nguyên liệu: amoniac, 4 lít nước cất, nước rửa bát, bình chứa.
Các bước thực hiện: Đầu tiên, bạn cần sử dụng 1 thìa nước rửa bát và cho vào chai, lọ chứa 4 lít nước cất. Bạn nên lựa chọn loại nước rửa bát càng ít bọt càng tốt. Tiếp đến, bạn đổ một nửa cốc ammoniac rồi đậy nắp chai lại và lắc đều. Bạn nên kiểm tra dung dịch này trên một phần kính xe để đảm bảo dung dịch đạt yêu cầu trước khi sử dụng nó để vệ sinh toàn bộ kính xe. Tuy nhiên, khi chế tạo nước rửa kính với hai chất trên, bạn nên sử dụng găng tay và khẩu trang để tránh bị kích ứng do tiếp xúc với amoniac.
Sử dụng giấm
Giấm từ lâu đã được biết đến với khả năng làm sạch tốt và thường được sử dụng để thay thế cho các loại nước tẩy rửa, trong đó có nước rửa kính.
Video đang HOT
Nguyên liệu: 4 chén giấm, bình chứa, 3 lít nước cất.
Các bước thực hiện: Để chế tạo nước rửa kính từ giấm, bạn chỉ cần đổ 4 chén giấm vào bình chứa 3 lít nước cất và lắc đều hỗn hợp trên. Nhờ đó, bạn đã có trong tay một dung dịch rửa kính không thua kém gì các dung dịch được bán trên thị trường. Tuy nhiên, bạn không nên dùng phương pháp này trong thời tiết ấm, nóng bởi giấm sẽ bốc ra mùi chua, gắt, gây khó chịu cho người lái xe.
Thay vì các hóa chất bán trên thị trường, bạn hoàn toàn có thể tự pha chế nước rửa kính (Ảnh: Car Bibles)
Sử dụng nước vo gạo và rượu
Nếu kông thích sử dụng các chất có mùi như giấm hay amoniac để chế tạo nước rửa kính xe thì bạn hoàn toàn có thể dùng hỗn hợp nước vo gạo và rượu.
Dụng cụ cần thiết: rượu trắng, nước vo gạo, bình chứa.
Các bước thực hiện: Bạn cần trộn đều nước vo gạo và rượu theo tỉ lệ 1:1, sau đó lắc bình chứa để các chất có thể hòa tan vào nhau. Sau đó, bạn có thể đổ dung dịch trên vào bình xịt và phun lên bề mặt kính xe. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, mang lại hiệu quả cao và sau khi sử dụng, bạn không cần phải lau lại bằng nước sạch.
Cần dán nhãn vào bình chứa dung dịch rửa kính và để xa tầm tay trẻ em (Ảnh: Car Bibles)
Trên đây là 3 cách mà bạn có thể tự pha chế nước rửa kính xe ô tô tại nhà với mức giá rẻ nhưng mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, có một số điều mà bạn cần lưu ý trong quá trình chế tạo và sử dụng nước rửa kính xe. Cụ thể, bạn không được sử dụng nước lã bởi chúng có thể tạo ra môi trường lí tưởng cho các loại vi khuẩn sinh sôi. Bên cạnh đó, bạn nên lưu trữ dung dịch này trong một bình chứa có dán nhãn cẩn thận và để xa tầm tay của trẻ em trong nhà.
Những bộ phận trên ô tô dễ bị hỏng khi gặp mưa lớn
Hệ thống lốp xe, đèn xe, kính chắn gió,... là những bộ phận cần kiểm tra định kỳ để chiếc xe có thể vận hành một cách an toàn hơn trong mưa lớn.
Cần gạt mưa cần phải được kiểm tra thường xuyên
Cần gạt mưa
Mùa hè thời tiết rất nóng bức nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc những cơn mưa rào có thể ập xuống bất cứ lúc nào và bộ phận phải hoạt động hết công suất chính là cần gạt nước. Do đó, việc thay cần gạt khi có dấu hiệu gạt nước không sạch hoặc trên kính lái có nhiều vệt nước đọng lại sau khi gạt là cần thiết. Thông thường, tuổi thọ của cao su gạt nước từ 6 tháng đến 1 năm. Ngoài ra, cũng nên kiểm tra bình chứa nước rửa kính nếu thường xuyên sử dụng cần gạt nước.
Lốp bị mòn sẽ làm cho xe rất dễ bị mất lái
Lốp xe
Đi xe vào trời mưa đồng nghĩa với việc đường sẽ rất trơn, trượt. Người sử dụng ô tô lên kiểm tra hệ thống lốp thường xuyên, nếu những chiếc lốp đã bị mòn thì khả năng bị trơn, mất lái khi đi trong trời mưa sẽ rất cao.
Tầm nhìn khi lái xe vào trời mưa sẽ bị hạn chế hơn
Hệ thống đèn
Đèn pha, đèn sương mù, đèn ban ngày, đèn báo rẽ, đèn phanh, đèn báo lùi. Hệ thống đèn này cần phải được bật liên tục để những phương tiện đi gần biết, chủ động tránh, nhất là khi mưa lớn, tầm nhìn bị hạn chế.
Biểu tượng trên nắp bình nước rửa kính, dưới nắp ca-pô rất dễ nhận biết
Nước rửa kính
Đi kèm với cần gạt mưa là nước rửa kính. Trong quá trình di chuyển trong mưa lớn khó tránh khỏi việc kính lái bị bắn nước bẩn vào, điều này khiến tầm nhìn của lái xe bị hạn chế, rất nguy hiểm.
Nước rửa kính giúp làm sạch bề mặt kính lái, đảm bảo tầm quan sát cho tài xế. Trong thực tế, không ít trường hợp lái xe nhấn công tắc nhưng nước rửa kính không phun, do bình chứa dung dịch này đã cạn. Một số xe sẽ có đèn báo trên bảng đồng hồ trung tâm khi nước rửa kính không đủ mức quy định để người lái nhận biết.
Trong quá trình sử dụng, nên chú ý kiểm tra, bổ sung dung dịch nước rửa kính để đảm bảo kính lái luôn được làm sạch khi cần thiết. Nhiều người dùng ô tô thường sử dụng nước lã pha với một ít nước rửa chén để tiết kiệm. Tuy nhiên, nhà sản xuất khuyến cáo nên dùng nước rửa kính chuyên dụng sẽ giúp lau sạch bề mặt kính đồng thời không ảnh hưởng đến tuổi thọ của chổi gạt.
Cần kiểm tra thường xuyên các mép cảnh cửa
Các van cao su tại mép kính cửa
Nếu những van cao su tại kính cửa gặp trục trặc, khi xe gặp trời mưa rất dễ xảy ra hiện tượng nước tràn vào bên trong xe.
Nên thay dầu phanh sau 40.000 km
Dầu phanh
Tương tự như các dung dịch khác trên ô tô, theo thời gian sử dụng dầu phanh sẽ bị hao mòn, chứa cặn bẩn trong quá trình truyền lực hay bị nhiễm nước... dẫn đến làm giảm hiệu quả, độ chính xác khi người lái đạp phanh, ảnh hưởng đến sự an toàn, nhất là trong trời mưa, đường trơn. Vì vậy, tài xế cần thường xuyên kiểm tra dầu phanh. Dung dịch này thường có một bình chứa riêng và chia theo các mức "Min", "Max" để nhận biết mức dầu còn lại trong bình.
Ngoài ra, dầu phanh thường có màu trong suốt, sau một thời gian sử dụng cặn bẩn sẽ khiến dung dịch dầu chuyển sang màu vàng nhạt hay xanh rêu. Thông thường theo khuyến cáo của các hãng ô tô, nên thay mới dầu phanh sau 40.000 km hoặc từ 2 - 3 năm sử dụng xe.
6 bộ phận trên ô tô lái xe nên kiểm tra thường xuyên Chiếc ô tô được cấu thành từ nhiều bộ phận, trong đó có má phanh, cần gạt nước, dung dịch làm mát... tài xế nên thường xuyên kiểm tra, thay thế để đảm bảo an toàn, hạn chế hư hỏng trong quá trình sử dụng. Để xe vận hành ổn định, người dùng nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận...