Những cách lái xe giúp tăng tuổi thọ của ô tô
Để chiếc xe của bạn luôn bền đẹp và ít hỏng vặt, bạn cần phải biết một số mẹo nhỏ khi lái xe dưới đây.
Hạn chế sử dụng xe cho những quãng đường quá ngắn
Để ô tô có độ bền cao tài xế hãy cố gắng hạn chế sử dụng và thực hiện các công việc giải quyết cùng lúc của trong một lần đi. Còn nếu không quá cấp bách nên lựa chọn những khung giờ tốt, ít kẹt xe để đi. Làm như vậy không những kéo dài tuổi thọ của động cơ ô tô mà còn tiết kiệm nhiên liệu ở mức cao nhất.
Tránh tăng tốc xe đột ngột ngay khi khởi động
Khi lái xe ô tô, nhất là vào mùa đông tài xế không nên tăng tốc quá nhanh. Nếu bỏ qua điều này sẽ làm tổn hại tới động cơ, thậm chí còn làm hư hỏng do lực ma sát quá lớn trong khi lại không được bôi trơn. Hãy để cho động cơ đủ nóng để dầu nhớt bôi trơn hoạt động tốt nhất. Nên nổ không tải khoảng 1-2 phút trước khi khởi hành.
Dừng đèn đỏ nên cài số dừng N
Khi dừng đèn đỏ nên cài số N đối với việc thời gian chờ lâu. Ngoài việc giúp tài xế đỡ mỏi chân thì việc làm này cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến hộp số như lời đồn. Khi đèn đỏ có thời gian ngắn, các bạn nên cài số D đồng thời đạp phanh, điều này giúp xe ô tô sẵn sàng lăn bánh ngay khi nhả phanh.
Video đang HOT
Không nên đánh lái hết cỡ thường xuyên
Theo kinh nghiệm của nhiều tài xế có kinh nghiệm thì tuyệt đối không nên đánh lái hết cỡ sang phải hoặc trái và giữ nó quá lâu. Khi thực hiện xong thao tác và đã an toàn nên trả lái. Bởi nếu giữ về 1 phía lâu như vậy sẽ làm cho áp lực ở bơm trợ lực lái nặng hơn.
Tuy các nhà sản xuất và thiết kế đã tính toán kỹ với những van tiết lưu để tránh điều xấu nhất có thể xảy ra nhưng khi đánh lái hết cỡ và giữ lâu thực hiện nhiều lần làm cho nguy cơ hư hỏng của bơm trợ lực tay lái tăng cao.
Tránh lái ô tô ở tốc độ quá cao
Lái xe nên chú ý tránh lái tốc độ cao trên những con đường gồ ghề, gập ghềnh. Trên đường cao tốc, mức tiêu thụ nhiên liệu khi xe đi ở tốc độ dưới 100 km/h và trên 100km/h là rất khác nhau, có thể chênh nhau 10% hoặc hơn tùy từng loại xe.
Thay vì việc liên tục đứng khựng và tăng tốc đột ngột, đặc biệt ở những đoạn đèn giao thông, người lái nên ước lượng khoảng cách với đèn đỏ và lưu lượng người tham gia giao thông đằng trước để xe giữ được vận tốc đều. Tuy nhiên, không phải cứ vận tốc thấp là có thể tiết kiệm xăng. Theo các chuyên gia về xe hơi thì vận tốc xuống dưới 50 km/h làm tốn thêm 10% nhiên liệu.
Nhấn ga từ từ
Nhiều người vẫn còn có thói quen đạp mạnh chân ga nhằm tăng tốc đột ngột cho chiếc xe, đồng thời trước khi đỗ xe vẫn giữ ở tốc độ cao rồi phanh đột ngột. Điều này có thể mang lại cảm giác mạnh cho người lái, tuy nhiên nó cũng chính là thủ phạm “móc” khỏi túi tiền một khoản nho nhỏ mà khi cộng dồn lại.
Do đó, cố gắng nhấn ga từ từ khi xuất phát và trước khi dừng xe, cần duy trì khoảng cách an toàn giữa các phương tiện và phán đoán điều kiện giao thông để kịp tăng ga và nhấn phanh đều đặn.
Theo Giaothong
Sử dụng phanh ô tô, đừng để người khác nói mình là tài xế tồi
Không biết dùng phanh là tài xế kém. Dùng quá nhiều phanh là tài xế tồi. Vậy phanh như thế nào mới là đúng cách nhất?
Các bước chính để phanh xe hiệu quả
Trước tiên, bắt đầu khi xe đang ở tốc độ cao, đạp phanh nhanh, nhưng không đột ngột, sử dụng quá nhiều lực phanh sẽ khiến bánh xe bị khóa hoặc kích hoạt hệ thống chống bó cứng ABS trên những xe có tích hợp.
Thứ hai, khi hệ thống giảm xóc trước bắt đầu phản ứng với giai đoạn phanh đầu tiên, học cách cảm giác sự rung động trên chân từ bàn đạp và những phản hồi tới vô-lăng để biết được lốp trước có đang kiểm soát tình hình tốt hay không. Để giúp xe dừng hiệu quả, lái xe phải thật nhạy cảm và hiểu xe để biết được những gì đang xảy ra để điều chỉnh áp lực phanh cho phù hợp. Một sự thật là giữ phanh lâu sẽ khiến xe lâu dừng và có thể bị trượt. "Điều chỉnh" là yếu tố quan trọng trong giai đoạn này.
Bước thứ ba diễn ra vào điểm cuối của vùng phanh, thời điểm khi chiếc xe đã chậm lại, tới một vận tốc phù hợp để vào cua. Một lái xe giỏi thường giải phóng bàn đạp phanh, cho lực phanh từ lớn nhất về 0. Nhưng sẽ là không hiệu quả nếu thả phanh nhanh khiến những người ngồi hàng ghế khách bị giật. Giảm xóc trước và lốp của bất cứ loại xe nào cũng chịu áp lực lớn khi phanh, vì thế tăng độ bám đường. Nếu đột nhiên giải phóng phanh, có thể khiến lực bám và quán tính mất đột ngột, khiến xe không vững vàng khi vào cua.
Phanh theo nhịp
Phanh theo nhịp (cadence braking) là kiểu phanh được sử dụng phổ biến khi muốn dừng xe ở tốc độ cao mà không xảy ra rủi ro. Đây cũng chính là nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống ABS, đó là nhấp nhả liên tục. Thay vì ECU điều khiển hệ thống phanh, lúc này lái xe chủ động chân phanh nhấp-nhả theo một nhịp độ đều đặn để xe từ từ dừng mà không bị khóa bánh vì phanh gấp.
Đường trơn trượt cần phanh theo nhịp tránh trượt bánh
Tuy các xe ngày nay hầu hết đều được trang bị ABS nhưng tài xế vẫn nên thực hành kỹ thuật này để đảm bảo an toàn cao, nhất là khi xe chạy tốc độ cao vào vùng đường trơn trượt, mất độ bám đường.
Rà phanh
Rà phanh (trail braking) là kỹ thuật được sử dụng nhiều khi đua xe, cả ô tô và mô tô lúc cần qua khúc cua với thời gian tối thiểu. Thay vì phanh để giảm tốc độ xe xuống ngưỡng thích hợp rồi bỏ phanh vào cua, tài xế vẫn giữ tốc độ cao và bắt đầu rà phanh bằng một lực vừa phải khi vào cua. Lúc đó xe vẫn giữ được một tốc độ cao mà không bị mất lái.
Phanh được giữ ở một ngưỡng liên tục cho tới khi xe an toàn thoát cua, để tập kiểu phanh này, tài xế phải cảm nhận một lực vừa đủ để xe vào cua an toàn mà vẫn đảm bảo tốc độ cao. Với môtô, tay lái sẽ rà phanh trước chứ không sử dụng phanh sau.
Giảm tốc kết hợp phanh và số
Đây được coi là kỹ thuật qua khúc cua nhanh nhất có thể mà các tay đua áp dụng, với những người mới, không quen tốc độ cao thì các thao tác kết hợp dưới đây có thể sẽ rất phức tạp để áp dụng.
Trước tiên, nhấc chân phải ra khỏi chân ga và nhấn chân phanh; trong khoảng một vài giây trước khi áp lực phanh có tác dụng cần đạp chân côn; tay phải đẩy cần số về số thấp khi đang giữ tay trái trên vô-lăng và vẫn giữ một áp lực phanh vừa đủ; sau khi về số thành công, nhẹ nhàng trượt mũi phải sang chân ga, chạm nhẹ và nhanh để đồng tốc giữa xe và động cơ, bỏ chân côn, đẩy toàn bộ chân phải sang chân ga và chờ thời điểm tăng tốc phù hợp để ra khỏi khúc cua.
Theo Giaothong
Những điều tối kị khi lái xe trên đường cao tốc nếu không muốn tự sát Lái xe trên đường cao tốc ngoài đòi hỏi về chất lượng xe thì kỹ năng xử lý các tình huống khẩn cấp của tài xế cũng vô cùng quan trọng. Khi chuyển làn trên cao tốc, rất tối kỵ việc chuyển nhiều làn cùng một lúc Tuyệt đối không được dừng đỗ trên đường cao tốc Khi xe gặp sự cố kỹ...