Những cách kiểm soát việc chơi game khốc liệt nhất của phụ huynh
&’Trò chơi điện tử’ nói chung và game online nói riêng từ lâu vốn đã không có được một cái nhìn công bằng từ phía xã hội bởi những hệ lụy và tính gây nghiện mà nó mang lại. Vậy nên không quá khó hiểu khi trong hầu hết các gia đình Việt hiện nay, các bậc phụ huynh vẫn có xu hướng cấm đoán và ngăn cản con em mình tiếp xúc với loại hình giải trí trực tuyến này.
Nói không với Internet
Ai cũng hiểu được tầm quan trọng và tính thiết yếu của Internet trong cuộc sống hiện đại. Với Internet, con người có thể làm được rất nhiều thứ, có thể ngồi một chỗ ở nhà mà vẫn nắm bắt được những thông tin nóng hổi phía bên kia quả địa cầu. Với Internet, con người có thể giao lưu, trò chuyện với nhau dù đang ở cách xa hàng nghìn cây số… Nói ngắn gọn, Internet chính là thứ công cụ không thể thiếu để con người có thể hòa nhịp vào xã hội hiện đại.
Thế nhưng, có những bậc phụ huynh sẵn sàng chấp nhận bỏ qua những lợi ích đó và nói không với Internet vì cho rằng những thứ xuất hiện trên mạng (bao gồm cả game online) sẽ tác động xấu đến con cái mình. Chỉ cần giành vài phút để tưởng tượng về cuộc sống của những bạn trẻ với những nhu cầu giao lưu, kết bạn, vui chơi và giải trí nhưng lại không thể thực hiện chúng bởi họ không được phép lắp đặt một hệ thống Internet tại nhà, chỉ cần nghĩ đến thôi cũng đã đủ để ai trong chúng ta phải thốt lên vì hình thức cấm vận quá ư &’tàn khốc’ này rồi.
Thắt chặt và quản lý chi tiêu
Đã tự xưng danh là một game thủ thì chắc hẳn ai cũng đã trải qua cảm giác tích góp đừng đồng tiền ăn sáng hay tiền tiêu vặt để có thể ra net ngồi chiến game, hay nạp tiền vào game với mục đích mua cho mình một món đồ khủng để &’bằng bạn bằng bè’ hay chỉ đơn giản là thỏa mãn đam mê. Dĩ nhiên là nếu những đồng tiền mà bạn sử dụng không phải là những đồng tiền có xuất xứ mờ ám thì điều đó chẳng có gì là xấu cả. Nhưng các bậc phụ huynh thì lại không cho là như vậy.
Việc sử dụng những khoản tiền vốn được các bậc phụ huynh cho với mục đích &’ăn uống đầy đủ hoặc mua sách vở và đồ dùng học tập’ vào những trò chơi điện tử, trong mắt các đấng sinh thành thì tội danh này lớn chẳng kém gì tội ăn cắp tiền cả. Vì vậy một khi bị phát hiện, các game thủ cũng sẽ phải chịu những hình phạt vô cùng &’đau đớn’, mà cụ thể hơn chính là việc tiền tiêu vặt bị cắt giảm, thậm chí là không được phát tiền tiêu vặt nữa.
Video đang HOT
Mặc dù việc đánh thẳng vào tài chính của phụ huynh đôi lúc khiến cho những game thủ cảm thấy bất mãn, nhưng dù sao thì trên thực tế, việc bỏ ăn sáng để dành tiền chơi game là một hành động không hề có lợi cho sức khỏe một chút nào. Bên cạnh đó, nếu nhìn nhận một cách tích cực thì được ăn những bữa sáng do chính tay mẹ nấu thay vì phải ăn sáng ở những quán ven đường cũng là một điều tuyệt vời đấy chứ!
Quản lý các dụng cụ điện tử trong gia đình
Nhẹ nhàng hơn việc không lắp đặt Internet một chút, nhiều gia đình vẫn cho phép con mình tiếp cận với những trò chơi điện tử nhưng đi kèm với đó là những quy định ngặt nghèo về thời gian như việc giới hạn chỉ được sử dụng máy vi tính 3 – 4 tiếng một tuần chẳng hạn. Và các dụng cụ khác như điện thoại hay máy tính bảng thì cũng được đặt mật khẩu và bảo mật &’tầng tầng lớp lớp’ với mục đích tránh cho các bạn vô tình…táy máy. Còn gì chán hơn việc mỗi tuần chỉ được gặp gỡ &’chiếc máy tính thân yêu’ một lần duy nhất, rồi khi trò chơi đang tới khúc cao trào thì màn hình máy tính bất ngờ tắt phụt và đáp lại ánh mắt ngỡ ngàng của bạn là cái nhìn trìu mến của mẹ :”Hết giờ chơi rồi con yêu!”
Tuy nhiên thì nếu xét trên thực tế, cả hai hình thức không lắp đặt internet và đặt chế độ bảo mật trên máy tính đều không mang lại hiệu quả như mong muốn. Bởi chính vì cảm giác tù túng khi ở nhà mà không có lấy một công cụ giải trí nào đã góp phần &’thôi thúc’ những game thủ của chúng ta đến với các cửa hàng dịch vụ internet công cộng nhằm &’giải tỏa cơn khát’ và thỏa mãn niềm đam mê.
Trở thành vệ sĩ kiêm người giám sát
Đưa đón con cái đi học đều đặn mỗi ngày, ngóng cho con vào lớp rồi mới lo đến công chuyện của mình. Bất kỳ người nào nhìn vào cảnh tượng trên hẳn cũng phải thầm ghen tị với sự chăm sóc tận tình và chu đáo của những bậc phụ huynh đó. Thế nhưng có những nỗi khổ mà vốn dĩ chỉ người trong cuộc mới có thể thấu hiểu được.
Việc được bố mẹ đưa đón hàng ngày là một đặc quyền, nhưng đồng thời cũng là một gánh nặng thường trực đối với những &’game thủ chân chính’. Điều này đồng nghĩa với việc ngoại trừ giờ học, họ sẽ nằm trong sự kiểm soát của bộ mẹ 24/24, sẽ không có những buổi chơi game sau giờ học cùng bạn bè, không thể tận dụng những buổi tan học sớm để tranh thủ &’làm vài ván đấu’, bởi ai cũng hiểu, nếu như bạn không bước ra từ cổng trường khi phụ huynh đang đợi ở đó, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ học!…
Và giải pháp duy nhất để thoát khỏi sự kiểm soát này có lẽ bất kỳ game thủ nào cũng sẽ nghĩ đến, thậm chí sẽ có rất nhiều người bất chấp hậu quả của nó để tận hưởng cảm giác được giải thoát khỏi sự kìm kẹp đó: Bùng học!
Sử dụng &’gián điệp’
Một trong những cách đáng sợ nhất để quản lý và cách ly con cái khỏi game online mà các phụ huynh thường áp dụng đó chính là việc kiểm soát thông qua bạn bè của con em mình. Nói là đáng sợ bởi nó không chỉ khiến cho những hành vi lén lút của game thủ dễ dàng bị phanh phui mà còn gián tiếp gây ra sự bất đồng và nghi ngờ lẫn nhau trong nội bộ, khi mà bạn luôn lo sợ mình bị &’bán đứng’ và không biết kẻ đã tố cáo mình là ai.
Đối với những người mà các phụ huynh khai thác thông tin, có những người tự nguyện cung cấp moi hành vi, cử chỉ của bạn đến tai cha mẹ bạn với một mục đích nghe chừng rất cao đẹp :’Cháu chỉ muốn tốt cho bạn thôi ạ!’. Cũng có những đứa bạn thân dù đã thề nguyền trung thành và sống chết có nhau, nhưng lại không thoát khỏi đòn đe dọa tâm lý của người lớn, và chỉ với một câu nói :’Bác biết hết mọi chuyện rồi, cháu nên khai thật đi!’ là chúng sẽ ngoan ngoãn kể lại vanh vách quá trình &’phạm tội’ của bạn một cách không thể chi tiết hơn.
Kết
Hiện nay khi mà Game online đang dần chứng minh được mình là một loại hình giải trí lành mạnh và chứa đựng nhiều sự bổ ích, thì cái nhìn của các bậc phụ huynh nói riêng và xã hội nói chung đối với &’trò chơi điện tử’ đã bớt khắt khe đi nhiều. Tuy nhiên về phía các game thủ, đây là lúc để chứng minh với cộng đồng rằng niềm đam mê của mình là hoàn toàn chính đáng qua những hành động thiết thực. Và đặc biêt là đừng vì những khoái cảm trong thế giới ảo mà bỏ quên đi những điều thiêng liêng và quan trong nhất của mỗi con người, đó chính là tình cảm gia đình. Bởi xét cho cùng, dù đôi lúc có những sự cấm đoán và quan tâm không đúng cách, nhưng mọi điều mà các bậc phụ huynh thực hiện đều xuất phát từ tình yêu vô bờ mà họ dành cho những đứa con của mình.
Theo Game4V
Max level trong The Witcher 3: Wild Hunt là chuyện không tưởng
"The Witcher 3: Wild Hunt sẽ không giới hạn level nhân vật" Đó là những gì mà ông Marcin Momot thuộc hãng CD Projekt RED đã khẳng định.
The Witcher 3: Wild Hunt đã ra mắt được gần 3 tuần và trong lúc này rất nhiều gamer đang đắm mình vào thế giới của game. Tuy nhiên một câu hỏi được đặt ra là chúng ta sẽ làm gì sau khi hoàn thành cốt truyện của game? Câu hỏi này đã được ông Marcin Momot - trưởng nhóm phát triển cộng đồng của CD Projekt RED trả lời.
Trên trang Twitter cá nhân của mình, ông Marcin Momot đã xác nhận rằng game sẽ không kết thúc sau khi bạn hoàn thành phần chơi cốt truyện. Và quan trọng hơn game sẽ không giới hạn Level đối với nhân vật chính
Việc này nghĩa là chừng nào bạn còn tiếp tục chơi thì nhân vật của bạn vẫn tiếp tục lên level. Điều này đồng nghĩa với việc người chơi sẽ có cơ hội mở khóa toàn bộ cột kỹ năng của nhân vật (Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân tôi thì bạn ko cần thiết phải mở khóa hết cột kỹ năng để phá đảo game).
Thoáng nghe thì có vẻ thú vị nhưng sau khi hoàn thành tất cả các hoạt động và nhiệm vụ trong game, điều gì sẽ níu chân bạn với tựa game này? Vũ khí và vật phẩm trong game liệu có mức level tương ứng hay không? Game có cung cấp cho người chơi tính năng New game nhưng giữ nguyên level (New game )hay không? Tất cả những câu hỏi này đều không được Marcin Momot trả lời.
Về công bằng thì ý tưởng về chế độ New game cũng không phải là một ý tồi. Sau khi hoàn thành The Witcher 3: Wild Hunt người chơi có thể bắt đầu lại game bằng New game với toàn bộ vật phẩm và level từ lần chơi đầu tiên cùng độ khó cao hơn, quái vật và vật phẩm mạnh hơn. Lúc đó thì việc không giới hạn Level mới thực sự có ý nghĩa.
Về tựa game The Witcher 3: Wild Hunt bạn có thể tham khảo thêm bài đánh giá chi tiết của chúng tôi tại đây.
Vậy bạn nghĩ thế nào về vấn đề này? Biết đâu trong một số bản cập nhật sắp tới, hãng CD Projekt RED sẽ bổ sung thêm phần chơi New game thì sao? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn trong phần comment bên dưới và nhớ đón đọc những thông tin thú vị khác trong chuyên mục Pc-Console của Game4V.
Theo Game4V
Chuột Bàn phím vs Tay cầm: Đâu là vũ khí tối thượng của gamer? Chuột, bàn phím và tay cầm đều là những thứ không thể thiếu của bất cứ gamer nào. Nhưng liệu bạn có biết rằng đâu mới là thứ tối thượng của một gamer? Từ trước đến nay chúng ta thường chỉ nhắc đến cuộc chiến giữa các hệ máy console hoặc đơn giản là sự cạnh tranh khốc liệt giữa PC và Console....