Những cách giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Bệnh tim thường do hút thuốc, hàm lượng cholesterol cao và lối sống ít vận động.
Shutterstock
Mặc dù tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, nhưng những yếu tố khác cũng có thể mang lại những lợi ích tương tự.
Trong một nghiên cứu do Hiệp hội Nội tiết Châu Âu thực hiện, các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ ít có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch sau này.
Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ trên toàn cầu. Ngoài việc cho con bú, còn nhiều cách lạ thường khác cũng có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim như có “bạn cùng phòng”.
Theo kết quả của một nghiên cứu được đăng trên tạp chí JAMA Internal Medicine, những người bị cô lập về mặt xã hội có nguy cơ mắc bệnh tim nghiêm trọng cao hơn 14% so với những người không sống một mình.
Dưới đây là một số cách lạ thường để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, theo The Health Site.
1. Nghe nhạc yêu thích
Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Oxford (Anh) tiết lộ rằng nghe nhạc cổ điển có thể giúp giảm huyết áp. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nghe những bản nhạc yêu thích cũng có tác động tích cực đến huyết áp, dẫn đến giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Video đang HOT
Các nghiên cứu phát hiện ra nghe những bản nhạc yêu thích trong 30 phút, giúp giảm bệnh tim động mạch vành, là căn bệnh gây ra 80% số ca tử vong do bệnh tim.
Nghe nhạc giúp giải phóng endorphin trong não, từ đó giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
2. Lên đỉnh
Các nghiên cứu khác nhau đã lưu ý rằng “lên đỉnh” ( cực khoái) có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và giảm đáng kể nguy cơ tử vong do bệnh tim.
Hoóc môn endorphin được sản sinh trong khi “lên đỉnh” giúp giải tỏa căng thẳng. Các nhà nghiên cứu còn nhận thấy trạng thái “lên đỉnh” còn có thể làm hạ huyết áp và giảm căng thẳng trong suốt 2 tuần.
3. Ăn sô cô la đen
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Aberdeen (Anh) đã phát hiện ra chất flavanol trong sô cô la có tác dụng kích thích các động mạch sản xuất nitric oxide, giúp giãn mạch, cải thiện lưu lượng máu, làm giảm huyết áp cao, ngăn ngừa bệnh tim động mạch vành, ngăn chặn hình thành các cục máu đông gây đột quỵ.
Nghiên cứu chỉ ra tiêu thụ một miếng sô cô la nhỏ – khoảng 7,4g, mỗi ngày làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não 48% và giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim 27%.
4. Môi trường làm việc lành mạnh
Môi trường làm việc có thể đóng một vai trò nổi bật trong việc phát triển các vấn đề về tim.
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, môi trường làm việc và các yếu tố như thời gian làm việc, áp lực, căng thẳng, tập trung cao độ, ngồi lâu, ít vận động… có thể là nguy cơ gây bệnh tim mạch và đột quỵ
Theo nghiên cứu được thực hiện tại Viện Karolinska và Viện Nghiên cứu Stress của Thụy Điển, những người có môi trường làm việc không lành mạnh có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn đến 60%.
5. Thay đổi thành phố đang sống
Sống mãi trong một thành phố, đặc biệt là thành phố có mức độ ô nhiễm cao, không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Các hóa chất từ chất thải công nghiệp và khí thải giao thông có thể làm hỏng đáng kể trái tim.
Việc chuyển đến sống ở một nơi khác trong lành hơn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Theo Thanh niên
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu uống một ly rượu mỗi ngày?
Một báo cáo được công bố bởi các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford trên The Lancet gần đây cho biết uống một hoặc hai ly đồ uống có cồn mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ từ 10% đến 15%.
Ảnh minh họa. (Nguồn: today.com)
Bạn từng nghĩ rằng uống một ly rượu vang đỏ trước khi đi ngủ mỗi tối sẽ giúp làm đẹp và kéo dài tuổi thọ? Tuy nhiên, sự thật lại không phải như vậy.
Theo trang web về sức khỏe của Pháp Mediste, một báo cáo được công bố bởi các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford trên The Lancet gần đây cho biết uống một hoặc hai ly đồ uống có cồn mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ từ 10% đến 15%.
Các nhà nghiên cứu tin rằng quan điểm ủng hộ "uống một ly rượu trước khi đi ngủ" của giới y học là sai, bởi các đối tượng làm thực nghiệm trước đó không hội tụ đủ điều kiện nghiên cứu, vì vậy kết luận thiếu tính phổ quát.
Để có kết quả chính xác hơn, các nhà nghiên cứu đã theo dõi mức tiêu thụ rượu của 500.000 người châu Á từ năm 2004 đến 2017 và ghi lại tình trạng sức khỏe của họ.
Người châu Á được chọn làm đối tượng nghiên cứu bởi một phần ba người châu Á có các triệu chứng không dung nạp rượu, và thậm chí uống một chút rượu cũng gây ra đỏ mặt và buồn nôn.
Không dung nạp rượu có thể gây ra phản ứng ngay lập tức, khó chịu sau khi uống rượu.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống rượu ở mức độ vừa phải cũng không có tác dụng bảo vệ sức khỏe. Ngược lại, cứ 280 gram rượu tăng lên khi uống mỗi tuần, nguy cơ đột quỵtăng 38%.
Giáo sư Richard Peto, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết uống một hoặc hai ly đồ uống có cồn mỗi ngày làm tăng nguy cơ đột quỵ từ 10% đến 15%. Uống 4 ly rượu mỗi ngày có thể khiến nguy cơ đột quỵ tăng 35%. "
Báo cáo nói rằng kết quả tương tự cũng áp dụng cho người châu Âu.
Lan Phương
Theo Vietnamplus
Nguy cơ đột quỵ giảm hẳn khi ăn loại rau này thường xuyên Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ ăn nhiều súp lơ xanh, súp lơ trắng và cải Brussels có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người ăn nhiều súp lơ trắng, súp lơ xanh, cải Brusssel mỗi ngày có nhiều mạch máu khỏe mạnh hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra, rau nhóm 'cruciferous' đặc biệt có...