Những cách dạy con đáng báo động
Có nhiều cách dạy con sai lầm hiện đang được cha mẹ áp dụng. Về lâu dài những biện pháp này sẽ khiến cho trẻ bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển.
Trẻ cần phải được giáo dục ngay từ giai đoạn 0-3 tuổi. Thời kỳ này, bé chủ yếu học và tiếp nhận thông tin bằng khả năng ghi nhớ siêu phàm. Phương pháp của cha mẹ trong giai đoạn này, đó là “lặp đi lặp lại”.
Thời kì lặp đi lặp lại ta dạy trẻ những gì thì hãy quan sát để xem trẻ có hứng thú với cái gì, hình khối, hội họa, âm nhạc, sách truyện, …để từ đó chuyển qua giai đoạn tạo hứng thú cho trẻ. Khi trẻ đang tập trung hay có hứng thú làm gì thì không nên ngắt giữa chừng mà cứ để trẻ làm, dù lúc đó chuẩn bị ăn cơm hay có việc gì. Để tạo hứng thú cho trẻ thì nên khen trẻ hơn là chê, vì nếu ba mẹ chê việc gì trẻ làm thì tự nhiên trẻ sẽ không có tự tin để làm cái đó nữa.
Cha mẹ tránh những sai lầm sau khi dạy con:
1. Cấm đoán con
Lỗi thứ nhất là phụ huynh dường như có quá nhiều điều cấm đối với bé và luôn miệng phàn nàn: “Đừng đánh em”, “Không được kéo đuôi con mèo”…
Giải pháp: Không ai ưa một em bé không nghe lời cha mẹ nhưng cha mẹ nói “không” thường xuyên sẽ khiến bé trở nên chai sạn với từ này. Hơn nữa, phụ huynh thường nói với các bé không được làm gì đó nhưng lại không chỉ cho bé việc gì có thể làm. Vì thế, hãy tiết kiệm từ “không” cho những tình huống thực sự nguy hiểm (khi bé lại gần ổ cắm điện hoặc ăn mạng nhện, chẳng hạn).
Tập trung nói với bé những việc mà bạn muốn bé làm. Ví dụ, thay vì nói: “Không đứng trong bồn tắm”, bạn có thể nói: “Con ngồi xuống đi, bồn tắm trơn lắm”. Sau đó, khi bạn thấy bé ngồi xuống, có thể khen ngợi: “Con ngồi xuống rồi, ngoan lắm” để bé củng cố hành vi tốt của mình.
2. Dùng roi vọt
Một người đánh người khác thì bạn coi là không chấp nhận được nhưng bạn lại dùng cách này để “trị” bé nhà bạn. Vậy thì bạn đừng ngạc nhiên khi bé cũng phản ứng theo cùng một cách (đánh lại mẹ) khi nổi đóa.
Giải pháp: Có một hiệu ứng boomerang trong cách dạy con: Khi bạn quát bé, bé có thể cũng quát lại mẹ. Cảm xúc này ngày một mạnh mẽ và khó kiểm soát hơn, nhất là khi bé lớn lên. Nhưng tất nhiên khó cha mẹ nào có thể tránh được cáu giận. Nếu bạn lỡ lời, nên thành thật xin lỗi bé và sửa chữa về sau.
Nên nói cho bé biết lý do tại sao cha mẹ lại giận dữ đến vậy. Đồng thời, học cách bộc lộ cảm xúc dễ chịu hơn với con khi bạn thất vọng.
3. Can thiệp khi bé đang chơi
Video đang HOT
Bạn thấy các con đuổi nhau quanh nhà và lập tức hét lên.
Giải pháp: Học cách bỏ qua có chọn lọc. Thông thường, cha mẹ nhận thấy cần thiết phải “xen ngang” vào chuyện của bé nhưng chuyện này chỉ khiến cả mẹ và bé cùng mệt mỏi. Hãy nhớ rằng các bé làm nhiều việc “khó chịu” bởi vì bé đang khám phá kỹ năng mới. Hoặc là do bé đang tìm kiếm sự chú ý.
Phản ứng của cha mẹ tốt nhất là: nếu an toàn không phải là vấn đề, hãy thử chờ đợi và theo dõi bé. Nếu bé 3 tuổi đang tò mò với chiếc máy ảnh của bạn thì đừng vội vã hét lên. Hãy kiên nhẫn xem điều gì sẽ xảy ra. Nhiều trường hợp, bé sẽ tự dừng lại. Còn mẹ sẽ tránh được một trận quát mắng không cần thiết.
4. Chỉ nói mà không làm
Bạn yêu cầu bé tắt tivi đi nhưng bé vẫn xem phim hoạt hình vì lời nhắc nhở mờ nhạt của mẹ.
Giải pháp: Hãy kiên trì, cho bé cơ hội thứ hai, nghiêm khắc nhắc bé đã hết giờ xem tivi; hoặc là bé tự tắt tivi hoặc là mẹ sẽ làm điều này. Để bé tuân theo nguyên tắc, yêu cầu của mẹ nên rõ ràng và mẹ không được phá vỡ chúng.
5. Thời gian phạt không hiệu quả
Khi bạn bắt bé 3 tuổi phải về phòng mình sau khi bé đánh em trai, bé bắt đầu đập đầu xuống sàn nhà giận dữ.
Giải pháp: Hãy xem xét lại thời gian bé bị phạt. Thời gian bé buộc phải đứng ở góc phạt (hay về phòng riêng) là để cho bé bình tĩnh lại, không phải là một sự trừng phạt. Một số bé đáp ứng tốt yêu cầu của mẹ phải về phòng riêng vì đã đánh em. Nhưng một số bé khác phản kháng mạnh mẽ. Thêm nữa, nó cũng không dạy bé cách ứng xử thế nào khiến mẹ hài lòng.
Tốt hơn, bạn có thể ngồi yên lặng cùng bé khi bé bị phạt. Nếu bé vùng vẫy, hãy bế và ôm bé để bé được trấn tĩnh. Một khi bé thấy thoải mái, mẹ mới nên bắt đầu giải thích vì sao hành vi của bé vừa rồi là không ổn. Đồng thời, thảo luận cùng bé để tìm ra cách ứng xử phù hợp hơn; chẳng hạn: “Con sẽ làm gì nếu em Milo còn giật bút của con nữa?”
phunutoday
Rụng tóc ở trẻ nhỏ không hẳn do còi xương
Với các bé dưới 6 tháng tuổi, rụng tóc có thể là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại. Không nên chỉ thấy bé rụng tóc hoặc có những mảng hói nhỏ trên đầu mà vội kết luận bé bị còi xương.
Bệnh còi xương thường có nhiều biểu hiện bệnh lý khác, ví dụ bé kích thích, quấy khóc, ngủ không yên, xương sọ mềm, thóp liền chậm...
Nhiều bé sinh ra với cái đầu đầy tóc nhưng rồi một ngày cha mẹ tá hỏa vì thấy tóc con bắt đầu rụng, mỏng đi. Điều này xảy ra với rất nhiều bé, tuy thời gian bắt đầu có thể rất khác nhau. Tóc có thể rụng từ trước khi bé chào đời hoặc ngay trong vòng mấy tuần đầu. Thời gian mọc tóc mới cũng dao động, nhưng thông thường tới một tuổi đa số bé đã có đủ tóc. Lúc này tóc của bé có thể hoàn toàn khác về màu sắc và độ cứng so với tóc khi chào đời.
Chu kỳ mọc tóc
Tóc trải qua 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn tăng trưởng (mọc tóc), kéo dài khoảng 3 năm.
Nang tóc trong giai đoạn phát triển.
- Giai đoạn nghỉ ngơi (hay rụng tóc), kéo dài 3 tháng (tuy nhiên, thời gian này có thể dao động từ 1 đến 6 tháng).
Nang tóc trong giai đoạn nghỉ ngơi.
Trong giai đoạn nghỉ ngơi, sợi tóc vẫn nằm trong nang tóc cho tới khi tóc mới bắt đầu mọc. Tại bất cứ thời điểm nào, khoảng 5-15% tóc trên da đầu thường ở thời kỳ nghỉ ngơi. Tuy nhiên khi gặp stress, sốt cao hay có thay đổi hoóc môn thì một lượng lớn tóc có thể ngừng phát triển ngay lập tức, chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi. Sau 3 tháng, khi tóc bước vào giai đoạn phát triển mới, tóc cũ mới bắt đầu rụng.
Nguyên nhân rụng tóc
Sự sụt giảm hoóc môn ngay khi bé chào đời có thể là nguyên nhân dẫn tới rụng tóc ở trẻ nhỏ. Đó cũng là nguyên nhân rụng tóc ở các bà mẹ sau khi sinh.
Tư thế nằm ngủ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự rụng tóc của trẻ. Nếu bé chỉ nằm ở một tư thế (chẳng hạn chỉ nằm ngửa), thì tóc ở khu vực gáy có thể rụng nhiều hơn. Tóc cũng có thể rụng thành mảng nếu bé hay ngọ ngoạy, cọ đầu vào đệm.
Ảnh minh họa: Mommychuck.com.
Cha mẹ có thể làm gì?
Đối với rụng tóc do thay đổi hoóc môn, cha mẹ không thể làm gì khác ngoài đợi tóc mới mọc lên.
Với rụng tóc do tư thế nằm, nên đặt bé ngủ ở những tư thế khác nhau, chẳng hạn đêm đầu tiên nằm ngửa, đêm sau nghiêng trái, đêm sau nữa nghiêng phải.
Cần tăng cường thời gian cho bé nằm sấp (lúc tỉnh và bụng đói). Nên tạo thói quen này ngay từ khi mới sinh, tốt nhất là sau khi rốn rụng. Có thể bắt đầu từ 1-2 phút mỗi lần rồi tăng dần thời gian theo lứa tuổi. Ngoài việc tạo điều kiện cho gáy được nghỉ ngơi, tư thế nằm sấp giúp trẻ phát triển vận động tốt hơn.
Sau 6 tháng, các bé bắt đầu tự điều chỉnh tư thế ngủ, không nằm ở một tư thế trong suốt đêm nữa nên rụng tóc do tư thế nằm không còn phổ biến.
Nhiều trẻ sinh ra đầu rất ít tóc, vẫn bị gọi vui là "đầu trọc". Tuy nhiên, khi nhìn thật gần bạn có thể thấy những sợi tóc cực mảnh, mềm mại và nhạt màu nhú lên trên da đầu. Tình trạng này có thể kéo dài tới tận lúc bé 1 tuổi hoặc hơn.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Cần đưa bé đi khám để phát hiện kịp thời các bệnh tiềm ẩn nếu:
- Da đầu tại vùng hói có biểu hiện bất thường ví dụ da đỏ, bong vảy... Những đốm hói nhỏ đi kèm hiện tượng này có thể là dấu hiệu của bệnh nấm bẩm sinh: bệnh ecpet mảng tròn (ringworm).
- Tình trạng rụng tóc không cải thiện sau 6 tháng.
Một số bệnh lý như thiểu năng tuyến giáp, thiểu năng tuyến yên thường gây rụng tóc cả đầu, chứ không phải từng mảng.
Bác sĩ nhi khoa Thu Thủy
Theo VNE
Điểm mặt những tác hại của đèn ngủ đến trẻ nhỏ Nhiều bố mẹ có thói quen bật đèn khi con đi ngủ vì tin rằng sẽ giúp con cảm thấy an toàn hơn và bố mẹ cũng dễ dàng chăm sóc khi con cần. Tuy nhiên, thói quen này lại có ảnh hưởng rất tiêu cực đến sự phát triển của trẻ nhỏ. 1. Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ...