Những cách chuẩn khi sử dụng gia vị
Không nên nêm mì chính vào lúc thức ăn đang sôi ở nhiệt độ cao, chỉ tầm 70 – 80 độ C là vừa phải.
Tỏi, hành
Đây là gia vị có mùi hăng nên bạn cần cẩn thận về liều lượng khi dùng. Nếu ướp hành, tỏi quá tay bạn sẽ làm mất mùi vị đặc trưng của thực phẩm.
Khi rán trứng với hành, các bà nội trợ thường trộn đều hành với trứng rồi đổ cùng lúc vào chảo rán. Thói quen này sẽ không tận dụng được mùi thơm của hành, làm trứng và hành chín không đều. Cách làm đúng là cho hành, tỏi vào dầu trước, xào đến khi hành tỏa mùi thơm rồi cho trứng vào sau.
Không nên dùng hành tây, tỏi tây để trang trí món ăn. Chỉ dùng nấu chung với các nguyên liệu khác để tận dụng hết mùi thơm.
Giấm
Giấm giúp khử mùi và tăng hương vị cho món ăn. Một số người làm món sườn xào chua ngọt hay cho giấm vào sớm. Như thế, mùi giấm sẽ át mất vị ngọt, thơm đặc trưng của thịt và đường khi rán vàng. Chỉ pha giấm với nước sốt cà và rưới lên sườn đã chín vàng, đun sôi vài phút, nhấc xuống.
Khi chế biến các món nộm gỏi, trộn có thịt, bạn nên dùng chanh thay giấm.
Quế và hồi
Khi dùng dạng cây, bạn cho chúng vào lúc ướp nguyên liệu và lúc nấu để tận dụng hết hương thơm. Nếu dùng dạng bột, bạn nên hòa với một ít nước.
Không cho quế, hồi vào dầu đang nóng vì sẽ gây cháy, món ăn có mùi hăng và vị đắng.
Hạt tiêu
Các bà nội trợ hay ướp tiêu vào thức ăn trước khi chế biến để tạo mùi thơm. Tuy nhiên, hạt tiêu nấu ở nhiệt độ cao sẽ mất mùi thơm đặc trưng. Tốt nhất, chúng ta chỉ nên rắc hạt tiêu khi thức ăn đã chín.
Ngoài ra, trong hạt tiêu có một lượng dầu rất nhỏ để giữ hương thơm. Tiêu xay sẵn sử dụng tiện lợi nhưng sẽ bị mất mùi nhanh chóng. Do đó, các bà nội trợ muốn giữ tiêu dùng lâu dài nên để nguyên hạt, cất nơi khô thoáng. Khi cần dùng mới lấy tiêu ra xay nhuyễn. Như vậy, tiêu sẽ đảm bảo thơm ngon.
Video đang HOT
Mật ong
Trong mật ong có nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như carbohydrate, chất chống ôxy hóa, axít béo, axít amin, các vitamin và khoáng chất. Các chất này dễ bị phân hủy khi ta đun nóng, chưng cất mật ong ở nhiệt độ cao. Chỉ nên pha mật ong vào nước ấm, trà hoặc sữa ở khoảng 40 độ C trở xuống.
Khi bảo quản mật ong, nên để trong lọ thủy tinh, nơi tránh nắng. Không nên để trong lọ kim loại vì dễ bị biến chất và có thể gây ngộ độc khi dùng. Khi thấy trong lọ mật có nhiều bọt khí nghĩa là đã biến chất, nên bỏ đi.
Gừng
Gừng thường được dùng để ướp thịt, cá và khử mùi tanh. Trong gừng có chứa men zingibai làm thịt mau mềm. Khi sử dụng, bạn nên rửa sạch và để cả vỏ vì có tác dụng chữa bệnh và tăng hương vị.
Không nên dùng những củ gừng để lâu vì có chứa độc tố lưu huỳnh gây hại cho gan.
Mù tạt
Gia vị này giúp khử mùi tanh của thủy hải sản và kích thích vị giác. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên dùng mù tạt để ướp thực phẩm hoặc làm sốt cho các món trộn vì chất enzyme tạo mùi của mù tạt rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Bạn không nên dùng mù tạt thay ớt khô hoặc ớt bột trong các món lẩu cay.
Đường, mì chính (bột ngọt)
Khi thực hiện các món rán và nướng, bạn chỉ nên dùng ít đường để ướp thực phẩm. Nếu dùng nhiều, món ăn rất dễ cháy khét, bị sậm màu gây mất thẩm mỹ và có vị đắng.
Khi nêm mì chính, chúng ta không nên cho vào lúc thức ăn đang sôi ở nhiệt độ cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, chỉ nên cho mì chính vào khi thức ăn để khoảng 70 – 80 độ C. Đồng thời, người nội trợ nên nêm một lượng nhỏ mì chính vừa đủ để kích thích vị giác. Không nên cho quá nhiều loại gia vị này vào thức ăn vì một số người dị ứng với bột ngọt có thể bị đau đầu, chóng mặt, thậm chí bị ngộ độc.
Theo MNMN
6 món chuẩn Nam bộ từ cá lóc
Ngoài nướng trui, loại cá thịt trắng, dai mềm này còn chuyển mình vào hàng loạt các món ngon khác như bánh canh, cháo, lẩu cá...
Cá lóc nướng trui
Ảnh: baixan
Ảnh: wordpress.com
Cá lóc nướng trui hay cá lóc chổng ngược là món ăn đặc trưng của Nam bộ. Món ăn này gắn với thời kỳ khẩn hoang vùng đất mới của người dân ở đây.
Cá lóc nướng trui có cách chế biến không thể đơn giản hơn. Cá lóc sau khi bắt dưới mương, ruộng dùng cây xiên dọc thân cá rồi thui trực tiếp trên lửa hay rơm. Khi thân cá phủ một lớp cháy đen cũng là lúc cá chín. Lấy cá ra khỏi xiên, cạo lớp vỏ đen sẽ hiện ra phần thịt cá trắng non thơm lừng. Cá lóc nướng trui dùng kèm các loại rau trong vườn, mắm nêm và bánh tráng mỏng.
Cá lóc hấp bầu
Ảnh: blogspot.com
Có cách ăn cuốn, chấm không khác cá lóc nướng trui nhưng công đoạn chế biến của cá lóc hấp bầu cầu kỳ và tốn thời gian hơn. Cá lóc sau khi làm sạch, ướp với gia vị khoảng 30 phút rồi hấp cách thủy. Khi cá chín tới, cho cá ra đĩa hình trái xoài, sắp bầu non giữ nguyên vỏ cắt khối xung quanh. Khi ăn, bật bếp cho cá nóng và bầu chín tới là dùng được.
Bún cá
Ảnh: Cuong85
Ở Nam bộ, có hàng loạt các món bún có sự tham gia của cá lóc, nổi bật nhất có thể kể đến bún kèn, bún cá Sóc Trăng, bún cá Châu Đốc, bún cá Trà Vinh, bún mắm, bún thái...
Dù tên gọi khác nhau, cách chế biến khác nhau song trong tất cả các món bún, cá lóc đều có cách chế biến như nhau. Cụ thể, cá lóc sau khi làm sạch, luộc chín, bóc lấy phần thịt cá để riêng hay xào cùng với nghệ. Nước luộc cá gia giảm thêm nước hầm xương, gia vị thành nước dùng.
Bánh canh
Ảnh: Huỳnh Hằng
Ngoài những lát cá trắng phau, tươi ngọt, bánh canh cá lóc thu hút thực khách với nước dùng thanh ngọt, nấm rơm giòn mềm, cọng bánh to dai mịn, chén mắm nêm ẩn hiện những con cá cơm (mắm) chắc nụi, đậm vị kết đôi với rau đắng đất dân dã.
Thanh mát, dễ ăn, dễ tiêu, bánh canh cá lóc có thể thưởng thức bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bất kỳ mùa nào trong năm nhưng "đã" miệng nhất là những buổi sáng trời hơi se se lạnh.
Cháo cá lóc
Ảnh: Huỳnh Hằng
Cháo cá lóc có khá nhiều điểm cộng. Đầu tiên là độ thanh mát, tiếp đến là cái ngon khó cưỡng của một chuỗi các nguyên liệu như nấm rơm, thịt băm. Để đạt đến độ mềm, mịn, tơi nhuyễn nhất định, cháo không được nấu bằng gạo mà bằng nếp. Cách nấu cũng không phải cho trực tiếp nếp sống vào nước dùng mà rang chín vàng với ít tiêu, muối, sau đó mới cho vào nấu cùng nước hầm.
Khác với các món cháo khác, cháo cá lóc Nam bộ dùng kèm rau đắng và tương bần khiến những lát cá tươi hơn, thơm hơn và đậm vị hơn.
Lẩu cháo cá
Ảnh: An Huỳnh
Có thể nói lẩu cháo cá là cách phát triển trên diện rộng của món cháo cá với các thành phần của món cháo được nhân lên nhiều lần thích hợp cho món ăn chung hơn là món một người ăn.
Lẩu cháo cá lóc mê hoặc thực khách với vị thơm mềm, nóng hổi của nồi cháo nếp, đậu xanh, thịt viên, nấm rơm, cái ngọt béo của cá lóc, tươi ngọt của lâu xanh, béo đậm của trứng vịt lộn hay tươi ngon của trứng gà. Đặc biệt, món lẩu này không chỉ thích hợp làm món ăn chơi mà còn có thể dùng như món ăn bồi dưỡng sức khỏe.
Theo Eva
4 tiêu chí "chuẩn" chọn bạn trai, chị em nên đặt ra từ ban đầu Không có ai là hoàn hảo nhưng nếu có "quyền" được lựa chọn, chị em hãy tỉnh táo trong việc chọn người bạn trai cho mình. Một người đàn ông không thể hội tụ tất cả những ưu điểm, đức tính tốt. Nhưng một người đàn ông có một vài điểm tốt như dưới đây lại có thể là người mà chị em...