Những cách chữa viêm họng khi thay đổi thời tiết
Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển, gây bệnh viêm họng cấp, biểu hiện đặc trưng là đau họng, ho khan, viêm phế quản.
Hỗn hợp nước ấm, chanh, mật ong
Hỗn hợp chanh tươi – mật ong pha uống buổi sáng rất tốt do có tính kháng khuẩn nên thường dùng để điều trị đau họng, trị ho khi trời trở lạnh. Nên pha mật ong với nước ấm, bởi nước lạnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trong dạ dày. Không nên uống quá nhiều một lúc mà nhấp từng ngụm nhỏ.
Cách pha: Vắt lấy nước nửa quả chanh tươi, 1-2 thìa cà phê mật ong, pha với một cốc nước ấm.
Lá hẹ
Lá hẹ gồm đạm, vitamin A, C, canxi, phốtpho và chất xơ, có vị cay, tính ấm tác dụng trợ thận, bổ dương, giải độc, tiêu đờm… Trong lá hẹ chứa các thành phần odorin có tác dụng như một chất kháng sinh chống tụ cầu và các chủng vi khuẩn.
Cách dùng: Hấp cách thủy hỗn hợp lá hẹ giã nhuyễn với hai thìa mật ong trong 15 phút. Chắt lấy nước cốt và uống khi còn ấm, bã lá hẹ dùng để ngậm sẽ làm dịu cơn đau, giảm đau rát cổ họng hiệu quả.
Những cách chữa viêm họng khi thay đổi thời tiết. Ảnh minh họa. Đồ họa: B.C
Lá diếp cá
Diếp cá vị cay, tính mát giúp thanh nhiệt, nhuận tràng, giải cảm, giải độc và làm lành các vết lở loét. Thành phần tinh dầu trong rau diếp cá có tác dụng sát trùng, kháng viêm và loại trừ các ổ vi khuẩn, virus trong cổ họng.
Người bị viêm họng, dùng lá diếp cá rửa sạch, để cho ráo nước rồi đem xay nhuyễn hoặc giã nhỏ và lọc lấy nước cốt. Sau đó, pha nước cốt với một ít nước ấm rồi uống từng ngụm. Áp dụng hai lần mỗi ngày, liên tục trong 4-5 ngày.
Hợp chất Gingerol trong gừng tươi có khả năng kháng viêm và ức chế virus RSV – chủng virus thường gây viêm họng và cảm lạnh. Ngoài ra, Gingerol còn có tác dụng giảm đau tự nhiên với cơ chế tương tự thuốc chống viêm.
Cách dùng: Ngậm vài lát gừng tươi (nên ngậm sát ở vùng hầu họng) để long đờm, giảm ho và giảm cảm giác đau rát, khó chịu. Nên áp dụng nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt.
Phân biệt đau họng do COVID-19 và do cảm lạnh
Dưới đây là cách phân biệt đau họng do COVID-19 và đau họng do cảm lạnh thông thường, theo chuyên gia.
Video đang HOT
Theo Tổ chức Y tế thế giới, các triệu chứng COVID-19 phổ biến là sốt, ho khan, mệt mỏi, mất vị giác hoặc khứu giác, nghẹt mũi, đau họng, đau đầu... Đọc toàn bộ danh sách triệu chứng COVID-19 tại đây.
Trong số các triệu chứng này, có nhiều dấu hiệu tương tự như cảm lạnh, đặc biệt là đau họng.
Nghiên cứu triệu chứng ZOE COVID của Anh đã chỉ ra rằng đau họng là một trong những triệu chứng COVID-19 được báo cáo thường xuyên nhất, cả ở người đã tiêm vaccine và chưa tiêm.
Giáo sư Tim Spector, nhà nghiên cứu hàng đầu của nghiên cứu ZOE COVID, đã đăng một video lên YouTube yêu cầu người xem báo cáo chính xác cảm giác đau họng của họ.
Đau họng là một trong những triệu chứng của COVID-19.
Giáo sư Spector nói: "Chúng tôi thấy rằng đau họng ở những người mắc COVID-19 hơi bất thường, không giống với những lần đau họng trước đây của họ. Có thể họ đau ở một điểm khác, hoặc có cảm giác khác.
"Chúng tôi có thể sẽ thực hiện thêm một số nghiên cứu về vấn đề này để xem liệu chúng tôi có thể phân biệt những triệu chứng này của COVID-19 với những triệu chứng của một loại virus cảm lạnh thông thường hay không".
Trong số hàng nghìn bình luận, một số người nói rằng cổ họng của họ bị khô thay vì đau, một số người nói họ bị ngứa họng.
Những người khác cho biết amidan của họ đã trở nên đỏ và to hơn.
Một người khác cho biết: "Tôi từng bị viêm họng trước đây nhưng đây là cơn đau họng tồi tệ nhất mà tôi từng trải qua. Cơn đau tồi tệ đến mức làm tôi tỉnh giấc và tôi cảm thấy mình sắp chết. Tôi không muốn làm quá nhưng nó thật kinh khủng".
Phân biệt đau họng do COVID-19 và đau họng cảm lạnh
Dữ liệu từ ứng dụng ZOE COVID cho thấy gần một nửa số người mắc COVID-19 đã bị đau họng. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ hàng triệu người sử dụng tại Anh.
Để phân biệt được đau họng do COVID-19 hay do cảm lạnh, điều đầu tiên cần biết là đau họng do COVID-19 có xu hướng nhẹ, xuất hiện trong tuần đầu tiên của bệnh và kéo dài không quá 5 ngày, theo dữ liệu từ ZOE COVID.
Đau họng do COVID-19 có xu hướng nhẹ, xuất hiện trong tuần đầu tiên của bệnh và kéo dài không quá 5 ngày, theo dữ liệu từ ZOE COVID.
"Đau họng trở nên tồi tệ hơn vào ngày đầu tiên nhiễm bệnh nhưng sẽ đỡ hơn vào những ngày sau đó", theo thông tin từ ứng dụng ZOE COVID.
Đau họng có thể do nhiều bệnh đường hô hấp gây ra, ví dụ như cảm lạnh theo mùa, và do đó, có thể không phải do COVID-19.
Các nhà khoa học từ ZOE COVID cảnh báo rằng nếu một người bị đau họng kéo dài hơn năm ngày, họ có thể nên đi khám bác sĩ vì điều này có thể báo hiệu một điều gì đó khác.
Nhưng cách thực sự để nhận biết đau họng do COVID-19 hay cảm lạnh thông thường là xem xét thêm các triệu chứng khác đi kèm.
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Đau họng kèm theo mất khứu giác có nhiều khả năng là do COVID-19 hơn là cảm lạnh thông thường".
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) Anh, mất vị giác và khứu giác cũng có thể do cảm lạnh thông thường.
Và như các nhà khoa học từ ZOE COVID từng nói, các triệu chứng COVID-19 đang dần trở nên giống với cảm lạnh hơn.
Ở những người được tiêm chủng - phần lớn dân số Anh hiện nay - triệu chứng COVID-19 hàng đầu được báo cáo là sổ mũi (77%). Tiếp theo là đau đầu (74%), hắt hơi (67%), đau họng (52%) và mất khứu giác (52%).
Nghiên cứu của ZOE COVID trong nhiều tháng đã kêu gọi Chính phủ Anh bổ sung danh sách các triệu chứng COVID-19 chính để nhiều người đi xét nghiệm hơn.
Dữ liệu của ZOE COVID cho thấy chỉ một nửa số người mắc COVID-19 có ba triệu chứng chính trong danh sách của NHS (sốt, ho và mất khứu giác-vị giác).
Các triệu chứng của COVID-19 và cảm lạnh
1. Theo ứng dụng ZOE COVID, các triệu chứng COVID-19 phổ biến nhất hiện nay là:
- Sổ mũi
- Đau đầu
- Hắt hơi
- Đau họng
- Mất khứu giác
2. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) Anh, các triệu chứng COVID-19 chính là:
- Sốt
- Một cơn ho mới, liên tục
- Mất hoặc thay đổi khứu giác hoặc vị giác
3. Theo NHS, các triệu chứng của cảm lạnh thông thường là:
- Nghẹt mũi hoặc sổ mũi
- Đau họng
- Nhức đầu
- Đau cơ
- Ho
- Hắt hơi
- Nhiệt độ cơ thể tăng
- Mất vị giác và khứu giác
F0 nào được sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir? Ngày 27-8, Sở Y tế TP.HCM có văn bản hướng dẫn sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir cho người F0 có triệu chứng nhẹ. Một gói thuốc gồm 20 viên hàm lượng 400mg, dùng trong 5 ngày điều trị. Các bác sĩ Bệnh viện dã chiến huyện Bình Chánh hướng dẫn F0 sử dụng thuốc đúng chỉ định - Ảnh: THU HIẾN Đối...