Những cách chống đầy hơi, đau bụng
Hội chứng ruột kích thích (IBS) gây khó khăn thậm chí là cản trở sinh hoạt hằng ngày, lao động và vui chơi.
Bệnh thường khởi phát ở tuổi thiếu niên và thanh niên. Hiện chưa có thuốc điều trị bệnh này và cách duy nhất để “hạn chế” là thay đổi lối sống.
Làm thế nào để biết mình bị IBS
Viện NICE vương quốc Anh (National Institute for Clinical Excellence) cho biết: bất kỳ ai có biểu hiện nào trong số các triệu chứng dưới đây trong thời gian ít nhất 6 tháng thì được cho là mắc chứng IBS:
- Đau bụng và không thấy thoải mái
- Đầy bụng
- Thay đổi thói quen đường ruột
Đau bụng là triệu chứng chính của IBS, thường là đau ở vùng dưới rốn nhưng thỉnh thoảng nó có thể đau ở bất kỳ vị trí nào ở vùng bụng. Nó có thể là tình trạng đầy hơi hay hoạt động của ruột mạnh hơn hay thường xuyên hơn so với bình thường.
Đầy hơi thường trở nên tồi tệ hơn sau bữa ăn và vào buổi tối. Nó có thể là kết quả của tình trạng táo bón hay thừa khí trong bụng. Bạn cũng có thể gặp phải tình trạng luân phiên khi đau bụng đi ngoài lúc táo bón. Bạn có thể cần vào nhà vệ sinh thường xuyên trong khi ăn hay ngay sau đó.
Các triệu chứng ít phổ biến hơn là buồn nôn, ợ nóng, ợ chua và giảm cảm giác thèm ăn, cảm giác no rất nhanh khi ăn, đau lưng, đau khớp và thở gấp.
Video đang HOT
Nếu đã từng có bất kỳ biểu hiện nào trong các triệu chứng trên, hãy lưu ý là chúng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh khác như bệnh đường ruột, loét ruột kết và ung thư ruột. Vì thế nhất thiết bạn phải đi khám chuyên khoa để có kết quả chính xác nhất.
Ăn để giảm hội chứng ruột kích thích
Khoảng 65% có phản ứng tốt khi thay đổi chế độ ăn là kết quả khảo sát của khoa Tiêu hóa, bệnh viện Addenbrooke (Cambridge, Anh) với hơn 500 bệnh nhân bị hội chứng IBS. Vì thế, hơn một nửa trường hợp mắc IBS là có thể ngăn ngừa bằng cách thay đổi thói quen ăn uống:
- Ăn nhiều bữa giúp hệ tiêu hóa hoạt động đều đặn.
- Ăn ít một và ăn thường xuyên. Ăn quá nhiều trong 1 lần có thể gây đầy bụng và tiêu chảy.
- Ăn chậm. Nuốt thức ăn quá nhanh có thể khiến bạn nuốt cả không khí và kết quả là gây sình bụng.
- Nhai thực phẩm kỹ để các enzyme trong nước bọt ngấm và thực phẩm, hỗ trợ đường ruột tiêu hóa 1 phần thức ăn.
- Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước trắng. Uống nước kết hợp chất xơ sẽ giúp chống táo bón cũng như làm giảm tiêu chảy.
- “Bỏ qua” các thực phẩm béo ngậy. Một chế độ ăn cân bằng cần tập trung vào các thực phẩm có ít chất béo no, đường, các gia vị. Các thực phẩm béo ngậy có thể kích thích IBS tái phát vì chất béo sẽ kích thích gan tiết mật để “tiêu hóa” chúng. Mật có chứa axit và có thể gây kích thích vùng ruột nhạy cảm.
Những thực phẩm có thể gây ra hội chứng IBS gồm các món rán, các thực phẩm sữa nguyên kem, các loại thịt mỡ và sô-cô-la.
Các loại thảo dược hữu ích
Bạc hà: Tạp chí Y học Anh năm 2008 đã công bố bản báo cáo cho thấy gần 50% bệnh nhân IBS có thể giảm triệu chứng khi uống dầu bạc bà. Bạn có thể uống trà bạc hà, nước cốt bạc hà hay các thực phẩm có chứa bạc hà.
Can-xi: Một số bệnh nhân có thể uống bổ sung can-xi để chữa tiêu chảy. Các nhà khoa học giải thích rằng can-xi sẽ làm chậm hoạt động của nhu động ruột.
Nghệ: Các nghiên cứu cho thấy nghệ có thể giúp giảm các vấn đề tiêu hóa nhờ các chất kháng viêm và khả năng làm giảm hoạt động của nhu động ruột. Khuyến nghị liều 500mg nghệ ở dạng đặc chế mỗi ngày cho đến khi triệu chứng được cải thiện.
Theo Dantri/Dailymail
Bạn biết gì về Hội chứng ruột kích thích?
Đừng để chứng chướng bụng, đầy hơi, táo bón và tiêu chảy làm bạn suy sụp. Các chuyên gia tại tập đoàn Parkway chia sẻ một số thông tin làm thế nào để bạn kiểm soát tình trạng này.
Những dấu hiệu này khiến mọi người nghĩ là tình trạng phổ biến có thể xem nhẹ. Tuy nhiên, đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón được biết tới với một tên gọi chung là Hội chứng ruột kích thích (RKT), đặc biệt nếu bạn gặp phải những triệu chứng này từ 3 lần trở nên trong vòng 1 năm.
RKT là tình trạng ảnh hưởng tới đại tràng. Đó là rối loạn tiêu biểu và thường xảy ra ở nữ giới hơn là nam giới. Không ai biết nguyên nhân chính xác gây ra RKT là gì.
Nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích ở nữ giới cao gấp 1,5 lần so với nam giới
Tin xấu: Theo nghiên cứu vào năm 2004 do bác sĩ Gwee Kok Ann, chuyên gia tiêu hóa dạ dày, Bệnh viện Gleneagles (Singapore), nguy cơ mắc hội chứng này ở nữ giới cao gấp 1,5 lần so với nam giới. Các bác sĩ cho rằng nữ giới có lượng hóc môn lớn hơn, nó khiến cho ruột của họ bị kích thích đặc biệt suốt quá trình kinh nguyệt.
Tin vui: Mặc dù không phát hiện được nguyên nhân gây ra RKT nhưng đây là dạng bệnh có thể điều trị được. Khi được phát hiện thông qua kiểm tra định kỳ, khoảng 85% bệnh nhân có thể giải quyết dứt điểm tình trạng này trong khoảng thời gian từ 6 tuần đến 6 tháng.
Dưới đây là 3 điều về RKT bạn nên biết:
1. RKT không phải là tình trạng đe doạ sự sống
RKT đơn giản nghĩa là ruột hoặc đại tràng của bạn không hoạt động tối ưu, đó là lý do tại sao cơ thể bạn phản ứng quá mức với một số thức ăn nhất định và khi căng thẳng. Tuy nhiên, tình trạng này không làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh khác. Trước khi bạn đi tới quyết định cắt bỏ bàng quang hoặc ruột thừa, Bác sĩ Gwee nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy RKT là do sỏi mật, viêm nhiễm ruột thừa hoặc dính ruột và nang ở khung chậu.
RKT cũng không gây tổn thương đại tràng hoặc các bộ phận khác trong cơ thể hoặc thậm chí dẫn tới các vấn đề sức khoẻ như bệnh viêm nhiễm đường ruột. Trong khi bệnh này cũng có những triệu chứng giống như RKT như đau bụng, tiêu chảy, tuy nhiên không gây ra viêm nhiễm đường ruột như RKT. Đối với RKT, viêm nhiễm sẽ làm tổn hại ruột, gây ra loét và chảy máu, điều này có thể khiến bạn đi ngoài có máu và thậm chí là sốt.
2. Căng thẳng hoặc một số thức ăn nhất định không gây ra RKT nhưng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh
Đại tràng có nhiều dây thần kinh và khi bạn căng thẳng quá mức, cơ thể bạn sẽ tiết ra một lượng lớn hormone gây ra phản ứng quá mức với đại tràng. Để hạn chế những triệu chứng này, bạn cần kiểm soát tình trạng căng thẳng của mình bằng các phương pháp thư giãn và tập luyện thường xuyên. Bác sĩ Gwee cho rằng một giấc ngủ ngon vào buổi tối rất quan trọng vì nó giúp bệnh nhân giới hạn căng thẳng tốt hơn và cũng là thời gian để ruột nghỉ ngơi và hồi phục.
Rượu, cà phê, đồ ăn nhiều chất xơ, bơ sữa và đồ béo khiến cho tình trạng RKT nghiêm trọng hơn. Bác sĩ Wong Heng Yu, bác sĩ tư vấn tiêu hoá của bệnh viện Mount Elizabeth cho biết, không có chế độ ăn cùng một dạng cho tất cả vì một số người có thể gặp vấn đề với táo bón và những người khác thì bị tiêu chảy. Và trái với quan niệm thông thường, việc ăn theo chế độ có lượng chất xơ cao kết hợp với nhiều hoa quả và rau thực chất có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng đầy bụng và tiêu chảy ở một số người.
Theo bác sĩ Wong, việc duy trì một chế độ ăn sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát việc cơ thể họ phản ứng như thế nào với các thức ăn nhất định để tìm ra được chế độ ăn phù hợp với ruột.
Rượu, cà phê, đồ ăn nhiều chất xơ, bơ sữa và đồ béo khiến cho tình trạng ruột kích thích nghiêm trọng hơn.
3. Triệu chứng thay đổi có thể là dấu hiệu chẳng lành
"Hội chứng ruột kích thích thường không gây hại nhiều và không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng, chẳng hạn như gây tổn thương ruột mãn tính hay biến chứng. Tuy nhiên, bạn nên để ý tới những thay đối có thể xảy ra trong những triệu chứng bạn hay gặp. Các triệu chứng trở nên nặng hơn hay nhiều hơn, có máu trong phân, sụt cân, bụng trướng dần, các triệu chứng khác gấy khó chịu vào ban đem đều có thể là dấu hiệu của bệnh nào đó chứ không còn là hội chứng RKT nữa" - Bác sỹ Cheong Wei Kuen, chuyên gia tư vấn và điều trị các vấn đề về tiêu hóa tại bệnh viện Mount Elizabeth cho biết.
Ông cũng khuyên mọi người nên thường xuyên đi kiểm tra định kỳ ở cùng một bác sỹ để theo dõi tình trạng bệnh từ đầu đến cuối. Khi các triệu chứng thay đổi, có thể đó là dấu hiệu của bệnh khác mới phát triển và bác sỹ theo dõi của bạn sẽ là người nắm rõ nhất để chỉ định bạn cần đi làm những kiểm tra xét nghiệm chuyên sâu gì.
Không có nguyên tắc cứng nhắc nào buộc bạn cần làm các kiểm tra chuyên sâu nào và bao giờ hay nhất thiết cần phải gặp bác sỹ nào. Các kiểm tra chuyên sâu thường bao gồm nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, chụp CT và siêu âm. Thường càng lớn tuổi càng cần làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu. Độ tuổi phù hợp nhất để bắt đầu làm các kiểm tra định kỳ là khoảng 40, 45 tuổi và hơn nữa.
Thông báo Tư vấn miễn phí các vấn đề về tiêu hóa
phòng đại diện tập đoàn Y tế ParkwayHealth tổ chức tư vấn miễn phí cho khoảng 20 bệnh nhân gặp các vấn đề về tiêu hóa như: viêm gan, u gan, hội chứng ruột kích thích, polyp dạ dày, đại tràng, vi khuẩn H.P... với bác sỹ Cheong Wei Kuen, chuyên gia các bệnh về gan và tiêu hóa vào thứ 7 và Chủ nhật ngày 6, 7 tháng 3 năm 2010. Xin đăng ký tại: Văn phòng đại diện tập đoàn Y tế ParkwayHealth Tầng 2, 91 phố Ly Thường Kiệt, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 04- 3747 27 29 Hoặc 3747 27 30 - 3747 4442 Email: info@parkway.com.vn