Những cách chế biến gạo nếp thành thuốc chữa bệnh
Gạo nếp là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa protein, tinh bột, đường, vitamin nhóm B (có nhiều trong cám gạo) và chất vô cơ.
Gạo nếp thường được dùng nấu xôi, chè, làm bánh ( bánh khảo, bánh chưng, nếp, bánh gai, bánh nướng…). Đặc biệt, gạo nếp còn có tác dụng chữa bệnh mà ít người biết đến.
Theo Đông y, gạo nếp vị ngọt, tính ôn, vào tỳ vị và phế. Có tác dụng bổ trung, ích khí, kiện tỳ, cố biểu chỉ tả. Dùng cho các chứng tiểu đường, tự hãn, tiểu dắt, di niệu, tiêu chảy. Liều dùng hằng ngày khoảng 50 – 200g bằng cách rang, sấy, tán bột…
Rượu nếp là món ăn rất được ưa chuộng, tác dụng kiện tỳ, bổ khí, khai vị.
Gạo nếp làm thuốc
Chữa nôn mửa không ngừng: gạo nếp 20g, gừng tươi 3 lát. Gạo nếp sao vàng, sắc cùng với gừng lấy nước uống.
Chữa viêm loét dạ dày – tá tràng: gạo nếp 10g, mai mực 10g, cam thảo 10g, bằng sa phi 5g, mẫu lệ nung 10g, hoàng bá 10g, kê nội kim 10g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang
Chữa liệt dương: cám nếp 12g, hoài sơn 12g, đinh lăng 12g, ý dĩ 12g, hoàng tinh 12g, hà thủ ô 12g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g, trâu cổ 8g, cao ban long 8g, sa nhân 6g. Để riêng cao ban long; các vị khác sắc lấy nước, hòa tan cao và uống trong ngày.
Video đang HOT
Món ăn – bài thuốc có gạo nếp
Rượu nếp (cơm rượu): cách làm đơn giản, nấu cơm nếp lứt (gạo xay) rồi trộn với men cơm rượu, ủ vài ba hôm, qua quá trình lên men ta được cơm rượu. Mỗi ngày ăn một bát con cơm rượu có tác dụng kiện tỳ, bổ khí khai vị.
Nước gạo nếp rang: gạo nếp 1kg. Ngâm nước một ngày đêm, thay nước vài ba lần, đem vo rửa sạch, phơi nắng hoặc sấy khô, sao vàng và tán bột để sẵn. Khi dùng hòa với nước sôi, chút đường uống. Dùng cho các trường hợp nôn ói như trào ngược dạ dày – thực quản, hẹp môn vị, rối loạn do thai nghén…
Hồ bột gạo nếp, củ mài: gạo nếp 500g, củ mài 500g. Gạo nếp ngâm nước khoảng 12 tiếng, vo rửa sạch, để khô, sao tán bột. Củ mài sao qua, tán bột. Mỗi lần lấy mỗi thứ 1 thìa, thêm đường và bột hồ tiêu dùng nước sôi khuấy đều. Ăn bữa sáng khi đói. Dùng cho người cao tuổi, trẻ em ăn kém suy nhược hoặc do bệnh tiêu chảy lâu ngày ăn kém.
Chè gạo nếp, đậu đỏ: gạo nếp 50g, đậu đỏ 50g, cám gạo 50g, đường vừa ăn. Nấu thành chè ăn. Chữa bệnh tê phù.
Kiêng kỵ: người bị bệnh đàm kết, phong, nhiệt nên hạn chế dùng.
TS. Nguyễn Đức Quang
Theo suckhoedoisong
Cốt toái bổ - Bổ thận, mạnh xương, chỉ thống
Cốt toái bổ còn có tên bổ cốt toái, tổ phượng, tổ rồng, tắc kè đá. Tên khoa học: Polypodium fortunei Kze.
(=Drynaria fortunei (Kze.) J.Sm.), họ dương xỉ: Polypodiaceae. Cây mọc hoang ở khắp núi đá, trên cây hay dọc suối ở rừng núi nước ta. Thu hái, chế biến bằng cách: rửa sạch đất cát, bóc bỏ lá, phơi khô ngay. Sau khi khô, đốt nhẹ cho cháy hết lông nhỏ phủ xung quanh là được. Khi dùng thái thành lát nhỏ.
Ảnh minh họa
Cốt toái bổ có glucose, tinh bột, có chất hesperidin và narigenin. Theo Đông y, cốt toái bổ vị đắng, tính ấm; vào kinh Can, Thận. Tác dụng bổ thận, mạnh xương, tục thương, chỉ thống. Chữa thận hư đại tiện lỏng lâu ngày, ù tai, đau răng, nhức xương; đau do sang chấn, bong gân, xương thương tổn. Dùng ngoài trị hói, lang ben.
Liều dùng: 6-12g rễ khô, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Dùng ngoài không kể liều lượng: dạng tươi giã nát đắp vào vết thương, dạng khô tán bột để rắc. Sau đây là một số bài thuốc có cốt toái bổ.
Bổ thận chắc răng: Dùng trong trường hợp thận hư, dương phù sinh đau răng, ra máu chân răng, răng lung lay.
Bài 1: cốt toái bổ liều lượng tùy ý, giã nhỏ, sao đen, tán thành bột mịn, sát vào lợi.
Bài 2 - Thang gia vị Địa hoàng: thục địa 16g, sơn dược 12g, sơn thù 12g, bạch linh 12g, đơn bì 12g, trạch tả 12g, tế tân 2,5g, cốt toái bổ 16g. Sắc uống.
Bài 3: cốt toái bổ 15g, sinh địa 10g, lá sen tươi 10g, trắc bá tươi 10g. Sắc uống. Dùng khi bị thương, gân cốt tổn thương, ra máu; răng bị viêm, lung lay ra máu.
Bài 4: cốt toái bổ tán bột 4-6g, bầu dục lợn 1 quả. Đổ bột cốt toái bổ vào trong bầu dục lợn, nướng chín. Ăn ngày 1 quả. Chữa ù tai, đau lưng, thận hư đau răng.
Bài 5: cốt toái bổ 16g, cẩu tích 20g, rễ gối hạc 12g, hoài sơn 20g, rễ cỏ xước 12g, dây đau xương 12g, thỏ ty tử 12g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g. Sắc uống. Chữa đau lưng mỏi gối do thận hư yếu.
Tiếp cốt liệu thương (nối xương, chữa vết thương): Dùng trong trường hợp té ngã bị thương, xương gãy lâu liền.
Thuốc bột Tẩu mã: cốt toái bổ, lá sen, lá trắc bách, bồ kết, liều lượng bằng nhau. Tất cả tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước. Hoặc trộn bột thuốc với nước nóng thành hồ, đắp ngoài.
Một số loài thuộc chi Drynaria như tắc kè đá (Drynaria bonii Christ.), ráng bay (Drynaria quercifolia (L.) J. Sm.) cũng được thu hái làm thuốc, có cùng công dụng và cùng tên "Cốt toái bổ".
Kiêng kỵ: người âm hư, huyết hư đều không dùng được.
TS. Nguyễn Đức Quang
Theo suckhoedoisong
Mai ba ba làm thuốc Miết giáp hình bầu dục hay hình tròn trứng, dài 10 - 15cm, rộng 8 - 15cm, mặt lưng hơi nổi nhô lên, màu nâu đen hay màu lục sẫm, hơi sáng óng ánh, có nhiều vân nhăn và những nốt đốm màu vàng tro, hay màu trắng tro; mặt phía trong màu trắng, ở giữa có một đường xương sống nổi thành...