Những cách chăm sóc tưởng tốt, ai cũng làm nhưng thực chất gây hại cho thính giác của trẻ vô cùng
Khi mới sinh ra, khả năng nghe của me bé rất nhạy cảm. Tuy nhiên, thính giác của bé sẽ giảm dần. Vậy nguyên nhân là do đâu? Dưới đây là 4 thói quen chăm sóc làm giảm khả năng nghe của bé. Mẹ nên chú ý.
Hầu hết những người mẹ đều rất mệt mỏi vì phải làm cùng lúc công việc cũng như việc nhà mỗi ngày. Khi về nhà, họ thường nằm trên giường để cho con bú và tranh thủ nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đây là một trong những thói quen sai lầm gây ảnh hưởng đến thỉnh giác của trẻ. Đơn giản là vì vòi nhĩ của trẻ thẳng, bú nằm sẽ khiến trẻ dễ bị ho, sữa chảy vào vòi nhĩ, gây viêm tai giữa. Tốt nhất, mẹ nên cho bé bú ở tư thế ngồi, một tay đỡ đầu, cổ của bé, một tay giữ vú để kiểm soát tốc độ chảy của sữa.
Vệ sinh tai không đúng cách
Một số bà mẹ quá cẩn thận nên đã dùng tăm bông vệ sinh quá sâu trong ống tai của bé. Tuy nhiên, việc dùng tăm bông, vệ sinh quá sâu có thể gây thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến khả năng nghe của em bé. Tai là một trong những bộ phận có khả năng tự làm sạch nên mẹ không nên làm sạch tai bé một cách kỹ càng. Mẹ chỉ nên dùng bông ẩm làm sạch vùng ngoài tai, không sử dụng tăm bông, ngoáy tay để vệ sinh tai cho bé.
Video đang HOT
Ép trẻ uống thuốc
Một số em bé rất sợ uống thuốc nên bố mẹ thường bịt mũi để trẻ há miệng và cho uống thuốc. Ép uống thuốc theo cách này có thể khiến thuốc chảy vào vòi nhĩ gây viêm tai giữa. Hơn nữa, trong những trường hợp này, đường hô hấp của trẻ bị mở và thuốc dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp, gây nhiễm trùng phổi, làm tắc nghẽn nghiêm trọng khí quản và gây ngạt thở. Thay vì bịt mũi của trẻ, bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc bằng ống tiêm đã được khử trùng, sau đó bơm vào cổ họng của trẻ.
Sử dụng kháng sinh không đúng cách
Sức đề kháng và khả năng miễn dịch của trẻ sơ sinh rất yếu. Vì vậy, các bé rất dễ bị bệnh. Bố mẹ thường phải dùng các loại kháng sinh khác nhau để giúp trẻ hồi phục nhanh hơn.
Mặc dù những loại kháng sinh này có thể chữa khỏi cho bé nhanh chóng nhưng cũng có thể gây tổn thương thính giác ở trẻ. Dùng kháng sinh cho trẻ với liều lượng không phù hợp có thể gây tổn thương thính giác ở trẻ. Một số trẻ bị dị ứng kháng sinh, ngay cả với liều lượng bình thường cũng có thể gây hại đến thính giác của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên cẩn thận hơn khi cho trẻ dùng thuốc kháng sinh.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
Bé 11 tháng tuổi nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" vì bảo mẫu không kịp... thay tã
Tiểu La (11 tháng tuổi) bị đau bụng và bảo mẫu không kịp thời thay tã bẩn cho bé dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng.
Làn da của trẻ nhỏ mềm mại, yếu ớt, và có thể bị vi khuẩn tấn công nếu cha mẹ chăm sóc bé không đúng cách. Bác sĩ Trần Mộc Vinh, khoa nhi, bệnh viện Chang Gung Memorial Hospital, chia sẻ về trường hợp bé Tiểu La (11 tháng tuổi) bị đau bụng và bảo mẫu không kịp thời thay tã bẩn cho bé dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng.
Khi Tiểu La được đưa đến bệnh viện khám, tình trạng của bé là sốt cao 39 độ C. Điều kì lạ là chân trái của bé vận động tốt, nhưng chân phải không vận động, chỉ cần chạm nhẹ sẽ khiến bé khóc thét. Nếu dùng tay ấn vào chân phải của bé sẽ có cảm giác như đang ấn vào miếng xốp.
Bố mẹ của Tiểu La chết điếng khi nghe bác sĩ thông báo em mắc bệnh viêm cân mạc hoại tử (necrotizing fasciitis) là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên. Nó có thể phá hủy da, chất béo và các mô bao phủ cơ trong một thời gian rất ngắn. Bệnh có thể gây ra bởi các loại khác nhau của vi khuẩn, kể cả các chủng cụ thể của Streptococcus (liên cầu lợn) - những chủng vi khuẩn chúng ta dễ gặp phải. Các vi khuẩn này còn được gọi là "vi khuẩn ăn thịt".
Bác sĩ Trần Mộc Vinh giải thích: "Vi khuẩn ăn thịt" sẽ đào sâu xuống các tổ chức của da, thậm chí chúng sẽ khuếch trương theo các thành mạch. Nếu trẻ bị hăm tã trong thời gian dài thì "vi khuẩn ăn thịt người" sẽ có cơ hội tấn công khiến làn da trẻ bị nhiễm trùng.
Trường hợp của bé Tiểu La, sau khi bé được tiến hành phẫu thuật loại bỏ mô hoại tử, để tránh vi khuẩn sinh sôi, vết thương của bé được đặt ống dẫn lưu để quan sát mủ có chảy ra không. Bệnh nhi nhiễm trùng nghiêm trọng nên phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt khoảng 2 tháng. Bố mẹ của bé đã luôn túc trực bên cạnh và thật may mắn, tình trạng của bé cải thiện và chân phải của bé đã hồi phục bình thường".
Bệnh viêm cân mạc hoại tử gây ra bởi nhiều loại vi khuẩn. Một số trong các loại vi khuẩn này cũng có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng khác như viêm họng do liên cầu và nhiễm trùng da (bệnh chốc lở). Thông thường các bệnh nhiễm trùng do các vi khuẩn này đều nhẹ. Nhưng trong một số trường hợp ít gặp có thể gây bệnh nhiễm trùng nguy hiểm hơn.
Chuyên gia khuyến cáo, chúng ta có nguy cơ mắc bệnh viêm cân mạc hoại tử nếu có vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập như vết đốt của côn trùng, bỏng, vết cắt trên da, vết thương hở tiếp xúc nước biển, cá nước mặn, hàu sống, căng cơ hoặc bầm tím mà tiếp xúc cũng dễ bị viêm cân mạc hoại tử.
Để phòng tránh bệnh, hãy thường xuyên rửa tay, khi có vết thương trên da dù là vết cắt cực nhỏ cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ. Khi có vết thương hở tốt nhất không nên tiếp xúc với nước biển, nếu có thì sau đó phải tắm rửa thật kỹ, sạch sẽ.
Theo Ettoday/afamily
Mẹ 2 con chỉ ra 9 món đồ sơ sinh không cần thiết nhưng ai cũng sắm, vừa lãng phí vừa gây hại đến con Có những món đồ tưởng chừng như rất cần thiết xong thực tế nó không hề đem lại hiệu quả như các mẹ mong đợi. Việc mua sắm đồ dùng cho trẻ sơ sinh luôn là điều khiến nhiều chị em hào hứng nhưng cũng không kém phần đau đầu. Phải mua sao cho đúng, cho đủ lại phù hợp với túi tiền...