Những cách bảo vệ tim đơn giản
Giảm stress
Stress quá nhiều có thể góp phần dẫn đến bệnh mạch vành. Khi bị stress, chúng ta dễ sa đà vào những hành vi có hại cho sức khỏe như ăn uống và hút thuốc lá vô độ – những tác nhân rủi ro gây ra bệnh tim. Do đó, bạn cần tìm cách giảm stress nếu đối mặt với những triệu chứng như: lo lắng quá mức, khóc, cảm thấy khó đương đầu với những vấn đề thực tế của cuộc sống, bỗng dưng trở nên thiếu quyết đoán, ăn uống kém ngon, khó tập trung và mất ngủ.
Học cách thư giãn
Bạn hãy thử thả lỏng toàn thân theo các bước sau: ngả lưng xuống sàn nhà trong tư thế thoải mái nhất rồi hít thở thật sâu vài lần. Tiếp theo, bạn duỗi căng các ngón chân, đếm chậm từ 1 đến 3, sau đó thả lỏng. Tiếp đến bạn vận động các nhóm cơ rồi từ từ buông lỏng chúng. Trong lúc thực hành, bạn nên hít thở chậm và đều. Cuối bài tập, bạn nhắm mắt lại, hít một hơi thật sâu trước khi chuyển sang tư thế ngồi.
Tiêu thụ carbohydrate phức hợp
Carbohydrate được tìm thấy trong rau củ, trái cây và ngũ cốc, vốn là những thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống khỏe mạnh. Có hai loại carbohydrate chủ yếu là carbohydrate phức hợp, có lợi cho sức khỏe, và carbohydrate đơn giản vốn có xu hướng gây hại nhiều hơn. Carbohydrate phức hợp giải phóng năng lượng chậm nên khiến cơ thể no lâu hơn. Chúng thường có trong bánh mì làm từ bột chưa rây, ngũ cốc, gạo lức, bột kiều mạch, khoai tây…. Còn những nguồn carbohydrate đơn giản như bánh ngọt, mứt, bánh mì có đường…
Giảm stress, thư giãn hợp lý… là những cách bảo vệ tim hiệu quả – Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Không xem thường cơn đau dạ dày
Suy tim được gây ra bởi tình trạng thiếu máu tuần hoàn trong cơ thể và nó xuất hiện khi cơ tim yếu, bị tổn thương hoặc dày bất thường, vì thế không bơm đủ lượng máu cần thiết đến các bộ phận và cơ khác. Suy tim có thể bộc lộ qua các triệu chứng như đau dạ dày, khó tiêu hoặc sưng phù. Dù những triệu chứng này thường được xem như tiến triển của bệnh, chúng có thể là biểu hiện của bệnh tim ở thanh thiếu niên và trẻ nhỏ.
Tròn trịa nhưng khỏe mạnh
Tập thể dục thường xuyên được cho có thể hạn chế nguy cơ bệnh tim mạch. Ví dụ, người mập mạp có thói quen chạy bộ 3-5 km/lần, 3 lần/tuần thì nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đáng kể, dù thể trọng có thể không giảm.
Thận trọng khi dùng bia, rượu
Uống rượu bia vừa phải có thể giúp phòng ngừa bệnh tim mạch, nhưng nếu uống nhiều, nguy cơ mắc bệnh tim sẽ tăng lên. Đó là do thức uống này làm tăng huyết áp và khiến tim hoạt động kém hiệu quả do chất cồn có thể gây tổn thương trực tiếp cơ tim, làm các ngăn tim giãn ra và suy yếu. Nó cũng có thể làm rối loạn nhịp tim, nguyên nhân chủ yếu gây rung tâm nhĩ.
Theo SKDS
Những nguyên tắc vàng để bảo vệ tim
Phụ nữ ở tuổi mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh về tim cao hơn vì thời kỳ này hormon giới tính có tác dụng bảo vệ tim đã suy giảm và hết hẳn, nhường chỗ cho sự tích lũy quá nhiều của cholesterol. Để bảo vệ tim khỏi những "kẻ thù giấu mặt" này, có 10 nguyên tắc được các chuyên gia, bác sĩ khuyên chúng ta nên áp dụng.
1. Giảm bớt khẩu phần ăn: Một chế độ ăn đa dạng và đủ chất sẽ giảm các nguy cơ mắc các bệnh về tim. Hàng ngày nên ăn trái cây, rau xanh, ngũ cốc, cá nhiều hơn thịt đỏ. Nên thay đổi thực đơn bằng các loại rau quả hai đến ba lần/tuần và cũng đừng quên làm các món ăn thêm hấp dẫn bằng nhiều loại gia vị, dầu ăn thực vật thay vì dùng mỡ hay bơ. Đặc biệt, không nên ăn quá mặn.
2. Theo dõi lượng cholesterol: Có nhiều trong gan động vật và một số thực phẩm khác như bơ, trứng, thịt..., cholesterol là một chất béo không thể thiếu cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu nó được tích trữ quá nhiều trong máu (khoảng hơn 2g/l) thì sẽ rất nguy hiểm. Cholesterol sẽ bám lại ở các thành động mạch, đặc biệt là các mạch gần tim, làm cho các mạch này hẹp lại, ngăn cản đường lưu thông của máu, gây tắc nghẽn động mạch. Để tránh hiện tượng này, nên uống ít rượu, giảm ăn đồ béo, đồng thời hạn chế sự tăng cân và không hút thuốc lá.
3. Không uống nhiều rượu: Uống rượu với liều lượng ít có lợi cho sức khỏe nhưng uống rượu quá nhiều sẽ làm tăng áp lực ở các động mạch. Đây chính là hiện tượng tăng huyết áp, vốn là kẻ thù của tim. Vì cung cấp nhiều calo nên rượu còn làm tăng cân, tạo điều kiện xuất hiện bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường.
4. Hãy uống nhiều nước: Hãy uống nhiều nước ngay cả khi không khát. Không nên uống nhiều nước có gas, chỉ nên uống nước lọc, nước khoáng hoặc nước chanh hay nước có tác dụng giải nhiệt. Trà và cà phê là hai loại đồ uống có tác dụng kích thích đối với tim. Ngoài ra, các loại nước trái cây cũng rất tốt nhưng không nên quá lạm dụng bởi hàm lượng đường của nước trái cây ép khá cao.
5. Thường xuyên kiểm tra huyết áp
Bệnh huyết áp có tính di truyền. Nếu bố mẹ bị huyết áp cao thì các con càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh này, nhất là sau 50 tuổi. Tuy nhiên, vài biện pháp có thể đẩy lùi nguy cơ này là tránh ăn nhiều, đặc biệt với những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tránh ăn mặn.
6. Phụ nữ hãy cẩn thận với thuốc lá và thuốc tránh thai
Nicotin trong thuốc lá là nguyên nhân làm hẹp các động mạch, thúc đẩy quá trình tạo kết tủa cục đông trong động mạch, giảm chất lượng của máu. Các oxít cacbon sẽ làm rối loạn quá trình hấp thụ của cơ thể và tạo thuận lợi cho việc tích trữ cholesterol. Người hút thuốc hay thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc có nguy cơ bị bệnh tim cao gấp 6 lần người bình thường. Những người có dấu hiệu bất thường ở động mạch và trước 40 tuổi thường là những người nghiện thuốc lá. Còn đối với phụ nữ hay dùng thuốc tránh thai, nguy cơ bị mắc bệnh huyết khối cũng rất lớn.
7. Kiểm soát trọng lượng
Sự thừa cân là một yếu tố quan trọng gây tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường. Để bảo vệ sức khỏe, tốt nhất hãy tìm cách giảm cân bằng các bài tập thể dục. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kết hợp một chế độ dinh dưỡng làm giảm cân với các hoạt động thể lực còn hiệu quả hơn cả thuốc. Hãy thường xuyên kiểm tra trọng lượng và hành động ngay khi cần thiết.
8. Ăn sáng nhiều
Hãy bắt đầu mỗi ngày bằng một bữa sáng thịnh soạn và kết thúc ngày bằng một bữa tối nhẹ. Với mục đích bù lại calo sau một đêm, nên không làm bạn béo vì năng lượng của bữa ăn sáng sẽ được cơ thể sử dụng cả ngày. Còn ăn vào buổi tối, năng lượng sẽ bị tích trữ lại trong cơ thể. Một bữa sáng đầy đủ phải bao gồm các protein có trong các thực phẩm như sữa, sữa chua, phô-mát, trứng... các gluxit trong bánh mì, ngũ cốc, hoa quả và các lipid trong bơ, sữa và phô-mát.
9. Đừng để béo bụng
Khi cơ thể tăng cân, trọng lượng thừa thường dồn vào bụng nhiều hơn là các nơi khác. Đôi khi có người không quá béo nhưng lại có vòng bụng lớn. Các lớp mỡ ở nội tạng, chiếm khoảng 30% trọng lượng cơ thể, khi bị loại bớt sẽ giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
10. Thường xuyên vận động
Đi xe đạp, bơi lội, đi bộ... là những môn thể thao nhẹ nhàng đòi hỏi sự bền bỉ, phù hợp với mọi lứa tuổi. Chúng giúp cơ thể có thể cung cấp nhiều oxy hơn cho các tế bào, làm tim hoạt động tốt hơn và cải thiện sự dẻo dai của cơ thể. Vận động còn giúp giảm cân, tránh tăng huyết áp và đái tháo đường. Mỗi ngày tập thể dục nửa giờ hoặc đi bộ ba lần mỗi tuần, mỗi lần 1 tiếng là đủ để đẩy lùi mọi bệnh tật.
Theo SKDS
Hơi thở hôi: 5 nguyên nhân và cách chữa Bạn băn khoăn khi thấy những người thân yêu của bạn phải giữ một khoảng cách khi nói chuyện với bạn? Dưới đây là một số nguyên nhân, cũng như cách để hồi phục hơi thở thơm tho. 1. Miệng bẩn TS. Richard H. Price, người phát ngôn của Hội Nha khoa Hoa Kỳ, cho biết "90% nguyên nhân mùi hôi ở miệng...