Những ca tử vong do COVID-19 ở Mỹ chủ yếu rơi vào nhóm dễ tổn thương
Các số liệu thống kê ban đầu cho thấy người Mỹ gốc Phi là những người nghèo nhất và ít được chăm sóc y tế nhất. Họ cũng chiếm số tử vong nhiều nhất trong dịch CODIV-19.
Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ tử vong cao gấp ba lần so với người khác – Ảnh: AFP
Theo số liệu thống kê của nhiều bang ở Mỹ, dân Mỹ gốc Phi có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao gấp đôi và nguy cơ tử vong do COVID-19 cao gấp ba lần so với các đối tượng khác.
Một vài ví dụ cho thấy điều đó. Tại bang Wisconsin, người da đen chỉ hơn 1/4 dân số nhưng chiếm đến 81% số ca tử vong do COVID-19.
Tại Chicago (bang Illinois), người da đen tròm trèm 32% dân số nhưng chiếm 67% số ca tử vong.
Tại Mỹ, tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên toàn nước Mỹ đã lên tới 636.350 người, trong đó có 28.326 ca tử vong, cao nhất thế giới. Theo số liệu mới nhất do Đại học Johns Hopkins công bố sáng 16/4 (theo giờ Việt Nam), Mỹ đã ghi nhận gần 2.600 ca tử vong do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong 24 giờ qua. Đây là số ca tử vong trong một ngày cao nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở Mỹ.
Các chính khách lên tiếng
Số liệu người Mỹ gốc Phi tử vong trong dịch COVID-19 cũng có thể thấp hơn trên mặt bằng chung toàn nước Mỹ vì các bang bị ảnh hưởng dịch nặng nề nhất như Washington, New York hay California không công bố đầy đủ số liệu thống kê vì lý do sắc tộc.
Ngày 12-4 (giờ địa phương), một số thị trưởng và thống đốc ở Mỹ đã bắt đầu lên tiếng về tình trạng chênh lệch chăm sóc y tế trong dịch COVID-19.
Bà Muriel Bowser, thị trưởng TP Washington, kêu gọi “phải có hành động quốc gia và địa phương” để làm thay đổi kết quả chăm sóc sức khỏe của người Mỹ gốc Phi.
Phát biểu trên kênh truyền hình CBS, bà Lori Lightfoot – thị trưởng Chicago – cho biết bà đã cảm thấy “nghẹt thở” về số liệu người da đen tử vong trong dịch.
Video đang HOT
Thống đốc Michelle Lujan Grisham ở bang New Mexico phát biểu trên Đài CNN: “Chúng tôi biết rằng các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe (nghèo đói, thiếu tiếp cận với nhà ở thích hợp, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe) là một khía cạnh khiến nỗ lực của chúng ta chống virus và cung cấp điều trị trở nên vô cùng khó khăn”.
Bà thị trưởng Lori Lightfoot (Chicago) trong cuộc họp báo về COVID-19 hôm 10-4 – Ảnh: AP
Người Mỹ gốc Phi vốn nghèo nên không thể tiếp cận hệ thống bảo hiểm y tế.
Trong thời kỳ phong tỏa, họ còn bị kỳ thị, bị báo chí và các nhà chính trị đổ lỗi là không tôn trọng các biện pháp y tế trong khi họ sống chen chúc trong nhà cửa chật hẹp.
Ngoài ra, họ thường làm các nghề trong môi trường dễ dính virus như giao hàng, thu gom rác, tài xế xe buýt, thu ngân hoặc chăm sóc người bệnh.
Nghèo, sống bấp bênh, không bảo hiểm y tế
Trả lời phỏng vấn của báo Ouest-France (Pháp), tiến sĩ sử học Pap Ndiaye – giáo sư Đại học Khoa học chính trị Paris – không hề ngạc nhiên với thông tin người Mỹ gốc Phi chiếm số đông trong các nạn nhân COVID-19 tử vong ở Mỹ.
Ông nhận xét ở Mỹ, bất bình đẳng trong tiếp cận chăm sóc y tế rất lớn và tình hình y tế ở Mỹ vẫn còn kém so với các nước giàu có khác.
Trong khi đó, người Mỹ gốc Phi chiếm số đông trong những người nghèo nhất, đặc biệt tại các bang miền nam xa xôi, nơi trang thiết bị y tế rất thiếu thốn và không đồng đều.
Theo thống kê chính thức có khoảng 15% dân số Mỹ được xem là nghèo. Tuy nhiên, tỉ lệ này cao đến khoảng 25% trong cộng đồng người Mỹ da đen.
Dữ liệu sức khỏe cũng thể hiện xu hướng đó. Tỉ lệ tử vong nơi trẻ sơ sinh (trước 1 tuổi) là 11/1.000 nơi người da đen so với 4,7/1.000 nơi người da trắng.
Ngoài ra phải kể đến điều kiện sống (nhà ở, ăn uống, tiếp cận y tế) và tỉ lệ tử vong tương đối cao nơi thanh niên da đen (10% ngồi tù so với 1% của người da trắng).
Người Mỹ da đen dễ tử vong hơn các bệnh nhân khác còn vì tình trạng sức khỏe của họ (sức khỏe kém, béo phì) và thiếu thốn bảo hiểm y tế.
Người Mỹ gốc Phi thường làm những nghề dễ dính virus. Trong ảnh là thanh niên Mỹ gốc Phi (trái) lau kính xe cho khách để xin tiền tại một góc phố ở Los Angeles hôm 7-4 – Ảnh: AFP
Có các nhóm xã hội dễ tổn thương hơn
Với câu hỏi “virus không phân biệt đối xử và tấn công mọi đối tượng, kể cả các nhà lãnh đạo chính trị”, TS Pap Ndiaye giải thích: “Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải ai cũng thiếu bảo hiểm y tế, không phải ai cũng sống trong nhà ở thiếu vệ sinh và chật chội”.
Về mặt lịch sử, đúng là trong các dịch bệnh lớn như cúm Tây Ban Nha cách đây một thế kỷ, những người nghèo nhất vẫn chiếm số tử vong nhiều nhất.
Ông nhấn mạnh: “Dịch bệnh không mang đến hậu quả giống nhau theo các nhóm xã hội. Virus không sàng lọc con người nhưng một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương hơn các nhóm khác”.
Cuối cùng, TS Pap Ndiaye tóm tắt: “Dịch COVID-19 xuất hiện càng làm nổi bật vấn đề bất bình đẳng ở Mỹ”.
HOÀNG DUY LONG
Vợ Thủ tướng Nhật hứng chỉ trích vì thăm đền thờ
Phu nhân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, bà Akie, bị chỉ trích mạnh mẽ vì tới thăm một ngôi đền cùng khoảng 50 người hồi tháng trước giữa Covid-19.
Bà Akie hôm nay trở thành chủ đề bàn luận trên Twitter Nhật Bản, sau khi một tạp chí đưa tin bà đã đến thăm một ngôi đền ở tây nam nước này hôm 15/3. Sự việc xảy ra khoảng hai tuần sau khi Thủ tướng Abe yêu cầu đóng cửa trường học và hạn chế các sự kiện, song chưa tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
"Các trường học đã bị đóng cửa vào thời điểm đó, nhưng vợ thủ tướng có vẻ rất rảnh rỗi. Trong khi ấy, lũ trẻ thì mắc kẹt ở nhà. Đây là nỗi xấu hổ của Nhật Bản", một tài khoản bình luận.
"Nếu bà ấy nhiễm virus do chuyến đi này, bà ấy vẫn được điều trị đặc biệt với dịch vụ chăm sóc y tế cấp cao đúng không?", một người khác chia sẻ quan điểm.
Phát ngôn viên của văn phòng Thủ tướng Abe và đại diện của bà Akie hiện chưa bình luận về thông tin.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và vợ Akie tại sân bay ở Tokyo, tháng 2/2017. Ảnh: Reuters.
Sự việc của bà Akie như "đổ thêm dầu vào lửa" trong bối cảnh người dân Nhật Bản đang tỏ ra không ủng hộ cách Thủ tướng Abe ứng phó Covid-19.
Theo một cuộc khảo sát của NHK công bố hôm 13/4, tỷ lệ ủng hộ cho nội các của ông Abe đã giảm xuống 39%. 75% người tham gia khảo sát cho biết tuyên bố tình trạng khẩn cấp hôm 7/4 của ông là quá muộn.
Thủ tướng Nhật tuần trước cũng bị cáo buộc vô cảm khi đăng video ông ngồi ở nhà, uống trà, đọc sách và vuốt ve cún cưng nhằm kêu gọi người dân không ra khỏi nhà giữa Covid-19.
Akie Abe, người thường xuyên gây tranh cãi, trước đó cũng bị chỉ trích vì xuất hiện tại một buổi lễ ngắm hoa anh đào, dù bà đã kêu gọi mọi người nên ở nhà. Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật đã lên tiếng bảo vệ bà, cho biết đó chỉ là một buổi tụ tập riêng tư trong nhà hàng.
Nhật Bản hiện ghi nhận hơn 8.600 ca nhiễm, gần 180 người chết do nCoV. Truyền thông nước này hôm nay đưa tin Thủ tướng Abe sắp tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc do Covid-19 kéo dài tới ngày 6/5.
Ngọc Ánh
Moskva thêm hơn 1.000 ca nhiễm nCoV Nga ghi nhận 1.786 ca nhiễm mới nCoV, trong đó riêng thủ đô Moskva phát hiện thêm 1.124 ca, số người nhiễm toàn quốc tăng lên gần 12.000. Trung tâm xử lý Khủng hoảng do nCoV thuộc Cơ quan Giám sát Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng và Nhân quyền Liên bang Nga (Rospotrebnadzor) hôm nay cho biết nước này ghi nhận...