Những ca nhiễm dịch cúm corona ‘oan uổng’ ở Trung Quốc
Nhiều bệnh nhân Trung Quốc không mang mầm bệnh nhưng nhiễm virus corona mới sau một thời gian điều trị cùng bệnh viện với bệnh nhân của dịch viêm phổi cấp.
Zhang Jianli, 48 tuổi tới bệnh viện tại Vũ Hán để thực hiện một ca phẫu thuật thông thường hồi đầu tháng 1. 2 tuần sau, sức khỏe của cô giảm sút nghiêm trọng. Các bác sỹ xác nhận Zhang nhiễm virus corona chết người.
Trong khi gia đình Zhang không chắc cô có nhiễm virus tại bệnh viện hay không, con gái Li của cô nói mẹ mình không tới chợ hải sản Hoa Nam, nơi bùng phát virus corona.
Li nói khi mẹ cô đi phẫu thuật, các nhân viên tại bệnh viện không hề đưa ra bất cứ cảnh báo nào về việc ngăn ngừa lây nhiễm.
“Vào thời điểm ca phẫu thuật diễn ra, không nhân viên y tế nào khuyên chúng tôi cẩn thận với virus corona. Họ cũng không thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn”, Li nói.
Các bệnh nhân được điều trị bên trong bệnh viện trung tâm Vũ Hán. (Ảnh: Reuters)
Nhưng điều khiến Li bức xúc hơn là việc các bệnh viện trong thành phố từ chối tiếp nhận mẹ cô do số lượng bệnh nhân quá tải.
Video đang HOT
“Chúng tôi phải đợi bao lâu mới được nhận. Chúng tôi có cần đưa bệnh nhân tới phòng cấp cứu và tạo nên một cảnh tượng khác biệt”, Li viết trên một bài đăng được chia sẻ chóng mặt trên các trang mạng xã hội.
Tương tự trường hợp của Li và mẹ cô, trên mạng xã hội hội Weibo, một số người phàn nàn rằng các thành viên trong gia đình của họ không được các bệnh viện chăm sóc đúng cách.
“Bố tôi, 63 tuổi bắt đầu bị sốt từ ngày 13/1 và được chuyển tới 2 bệnh viện ở Vũ Hán để điều trị. Ban đầu, họ chẩn đoán bố tôi bị viêm phổi, nhưng sau 7 ngày điều trị bằng thuốc kháng sinh, tình hình của ông ấy trở nên tồi tệ hơn. Các bệnh viện không dùng bộ xét nghiệm để xác định ông ấy có bị nhiễm bệnh hay không và cũng không tiếp nhận ông ấy”, tài khoản Rebecca Zhang Xiaodai chia sẻ.
Các quan chức tỉnh Hồ Bắc những ngày qua hứng chịu làn sóng chỉ trích nặng nề từ dư luận vì không thực hiện các biện pháp giúp ngăn chặn sự lây lan của virus hay làm giảm tác động lây nhiễm từ người sang người.
Mãi cho tới ngày 20/1, chuyên gia hô hấp Zhong Nanshan, người đứng đầu nhóm chuyên gia Trung Quốc được thành lập để kiểm soát và phòng ngừa bệnh viêm phổi cấp mới thừa nhận virus này lây truyền từ người sang người.
Trong một buổi phỏng vấn với CCTV hôm 27/1, Thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng nói rằng ông phải hỏi xin ý kiến của cấp trên trước khi công bố các thông tin quan trọng về dịch bệnh.
“Là một quan chức địa phương, sau khi có thông tin về dịch, tôi phải được cấp trên phê chuẩn trước khi công bố”, ông Chu nói khi tiết lộ lý do không thông báo kịp thời cho công chúng trong giai đoạn virus corona mới bùng phát.
Lu Xiaohong, một bác sĩ tại Bệnh viện Vũ Hán số 5 cho biết ngay từ ngày 25/12, cô được nghe về việc 2 nhân viên y tế trong thành phố được cách ly mà không rõ nguyên nhân. Lu sau đó nhanh chóng thành lập một phòng bệnh riêng để chẩn đoán các bệnh nhân bị sốt và cảnh báo hiệu trưởng một trường trung học gấn đó hủy một số sự kiện.
“Nhiều bác sỹ không được chuẩn bị vì họ không có kinh nghiệm về bệnh truyền nhiễm. Ngay cả các bác sĩ cũng thiếu cảnh giác, chúng tôi hoàn toàn bị đánh bại trong tình huống này”, Lu nói.
Hôm 29/1, tờ Thanh niên Bắc Kinh đưa tin một bác sỹ Vũ Hán bị triệu tập tới đồn cảnh sát sau khi gửi tin nhắn vào một nhóm trò chuyện về các trường hợp nhiễm virus có nguồn gốc từ chợ hải sản Hoa Nam hôm 30/12.
“Chúng tôi yêu cầu không được lan truyền thông tin về virus trực tuyến, các trưởng khoa nói với chúng tôi như vậy. Sau khi điều trị cho một bệnh nhân, gia đình cô ấy nhiễm bệnh và tôi cũng vậy”, vị bác sỹ cho hay.
Vị bác sỹ này cho kết quả dương tính với virus corona hôm 12/1.
SONG HY (Nguồn: SCMP)
Theo vtc.vn
Chuyên gia y tế Trung Quốc chỉ cách phòng ngừa hữu hiệu virus corona
Do chưa có vaccine phòng ngừa virus corona nên biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là sớm phát hiện và cách ly những người nhiễm bệnh.
Đó là lời khuyên của ông ông Chung Nam Sơn - Tổ trưởng tổ chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế và Sức khỏe quốc gia Trung Quốc.
Theo ông, sau khi các chuyên gia xác nhận bệnh viêm phổi cấp do virus corona chủng mới gây ra có thể lây truyền từ người qua người, chính quyền Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ nhằm hạn chế tối đa sự lây lan của bệnh dịch.
Trong đó tập trung người bệnh vào một số khu chữa trị riêng cũng như phong tỏa nhiều thành phố nằm trong vùng dịch. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thuốc đặc trị cũng như vaccine phòng ngừa bệnh, do đó biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là sớm phát hiện và cách ly những người nhiễm bệnh.
Chợ hải sản Hoa Nam tại Vũ Hán, ảnh chụp ngày 12/1. (Ảnh: AFP)
"Đây là biện pháp nghiêm ngặt nhưng hữu hiệu nhất tại thời điểm hiện nay", ông Chung Nam Sơn nói.
Những ngày qua, tình hình dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới gây ra tại Trung Quốc diễn biến phức tạp, khi số người nhiễm bệnh gia tăng với tốc độ chóng mặt.
Tính đến 6h30 sáng 30/1 (theo giờ địa phương), toàn Trung Quốc xác nhận có 7.711 ca nhiễm bệnh, 170 trường hợp thiệt mạng và khoảng 30.000 trường hợp vẫn đang được theo dõi.
Tây Tạng cũng là địa phương mới đây nhất khởi động kế hoạch ứng phó cấp I đối với bệnh viêm phổi cấp, cấp cao nhất đối với các sự kiện y tế cộng đồng khẩn cấp đặc biệt nghiêm trọng - nâng số lượng các tỉnh thành của Trung Quốc khởi động kế hoạch ứng phó cấp 1 lên con số 31.
Theo ĐINH TUẤN/VOV-BẮC KINH
TIME "bóc phốt" Trung Quốc: Virus Vũ Hán có thể đã lây nhiễm gấp 30 lần số công bố Số lượng người dương tính với virus Corona tại Vũ Hán, Trung Quốc có thể cao hơn 30 lần so với con số thực tế được công bố, theo cảnh báo của những nhà nghiên cứu tại Hồng Kông. Gabriel Leung, trưởng khoa Y dược, Đại học Hồng Kông đã công bố thông tin trên vào ngày hôm qua, dựa theo số liệu...