Những ca khúc để đời: Hai bóng hồng trong ‘Căn nhà dĩ vãng’
Ca khúc Căn nhà dĩ vãng của nhạc sĩ Đài Phương Trang (78 tuổi) là một bài bolero quen thuộc từ trước năm 1975. Theo tiết lộ của tác giả thì trong ca khúc này có thấp thoáng đến 2 giai nhân…
Sáng tác từ năm 15 tuổi, đến nay gia tài nhạc phẩm của Đài Phương Trang đã lên đến hàng trăm ca khúc, trong đó có nhiều bài hát được công chúng yêu thích như: Hoa mười giờ, Ngại tiếng gần xa, Hai mùa Noel và nhất là Người yêu cô đơn (ký bút danh Phạm Vũ Anh Tứ). Riêng ca khúc Căn nhà dĩ vãng đã được rất nhiều thế hệ ca sĩ trình bày – từ những danh ca Chế Linh, Giao Linh cho đến các ca sĩ trẻ đương đại như Quang Lê, Như Quỳnh, Tường Nguyên, Tha Hương, Đức Duy, Mỹ Hương, Mạnh Quỳnh… Quả là một bài hát có sức lôi cuốn và tồn tại với thời gian. Hỏi về xuất xứ của bài hát, nhạc sĩ Đài Phương Trang tâm sự:
Trong số những sáng tác của tôi, ít người biết Căn nhà dĩ vãng có đến 2 bóng hồng thấp thoáng mà bóng hình nào cũng để lại ấn tượng sâu đậm trong tôi cho đến tận bây giờ. Số là năm 25 tuổi, tôi có người bạn thân tên Nguyên, chúng tôi chơi với nhau từ thời học trung học cho đến lúc cùng tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn. Quê Nguyên ở Cẩm Mỹ (Long Khánh) nên thường về thăm nhà vào những dịp cuối tháng. Mỗi lần từ quê trở lại Sài Gòn tôi thấy Nguyên như tươi vui hẳn ra, không cần hỏi tôi cũng biết sở dĩ anh chàng hớn hở như thế là vì vừa được gặp người yêu ở dưới quê, nàng tên là Hải Lý… Dạo ấy, Nguyên phát hiện ra ở đường Nguyễn Công Trứ, đoạn gần cầu Ông Lãnh có quán cà phê Chiều Vàng và anh thường hay rủ tôi đến đây.
Lần đầu tiên đến quán, tôi sững sờ và thán phục bạn mình đã tìm được một nơi có cô gái ngồi nơi quầy thu ngân với dung nhan “sắc nước hương trời”… Tuy chúng tôi thường xuyên đến đây nhưng chưa bao giờ tôi thấy Nguyên chào hỏi hay nói chuyện với Diễm Thúy (tên cô gái), chỉ thỉnh thoảng đưa mắt nhìn nàng. Tôi tự nhủ, hẳn Nguyên cũng là một “cây si” như bao thanh niên khác hằng ngày đến uống cà phê để chiêm ngưỡng sắc đẹp của nàng. Tôi cũng vậy, cũng thấy hồn mình xao xuyến khi chạm vào tia mắt của nàng nhưng cố tỏ ra “phớt lờ”…
Bản nhạc Căn nhà dĩ vãng
Bỗng nhiên một thời gian sau tôi không thấy Nguyên về quê nữa, nhưng lại đều đặn rủ tôi ra quán Chiều Vàng vào mỗi chiều. Gặng hỏi mãi Nguyên mới tâm sự: Hải Lý đã lên xe hoa, gia đình chồng rất giàu có ở B’lao (Bảo Lộc, Lâm Đồng), gia đình nàng cho rằng gia cảnh của Nguyên không “môn đăng hộ đối”, bản thân Nguyên cũng chưa có sự nghiệp công danh gì trong xã hội… Nguyên cũng tiết lộ rằng Diễm Thúy có khuôn mặt rất giống Hải Lý, nên anh hay đến quán ngắm Diễm Thúy cho đỡ nhớ người yêu chứ không có tình ý gì. Còn bây giờ – khi Hải Lý đã có chồng, anh lại đến đây thường xuyên hơn để nhìn Diễm Thúy mà mường tượng đến người xưa.
Ròng rã gần một năm trời, ngày nào tôi với Nguyên cũng có mặt ở Chiều Vàng. Đến một hôm tôi không thấy Nguyên đến rủ ra quán nữa, tôi nghĩ chắc Nguyên bận. Nhưng rồi một tuần, hai tuần trôi qua mà chẳng thấy bóng dáng Nguyên đâu, tôi hốt hoảng chạy xe qua ngôi nhà anh ở trọ: Nguyên ngồi đó, bên hiên nhà thẫn thờ… Nguyên cho biết sở dĩ không đến Chiều Vàng nữa là vì Diễm Thúy cũng vừa bỏ quầy thu ngân để đi lấy chồng. Tôi chết lặng, nhớ lại khoảng thời gian hai đứa tôi thường xuyên đến quán Chiều Vàng. Nguyên đến để nhìn người đẹp cho đỡ nhớ người yêu, còn tôi đến vì con tim cũng xao động trước sắc đẹp của Diễm Thúy như bao chàng trai khác. Phải nói rằng, việc lấy chồng của Diễm Thúy đã làm cho Nguyên, tôi và những chàng trai thường xuyên đến Chiều Vàng cảm thấy hụt hẫng…
Qua bao đêm suy tư tôi đã viết nên ca khúc Căn nhà dĩ vãng với bóng dáng của 2 bóng hồng: Bóng hồng thứ nhất là Hải Lý, người yêu của Nguyên với một cuộc tình nên thơ, những kỷ niệm với bao mộng ước nhưng cuối cùng cũng tan vỡ. Hình bóng Hải Lý được lồng vào xuyên suốt bài hát… Bóng hồng thứ hai là Diễm Thúy – người đẹp quán Chiều Vàng, được tôi nhắc đến trong một đoạn của phần điệp khúc: “… Nhiều đêm suy tư bên quán khuya tiếng nhạc nghe như xoáy vào tim. Chập chờn đâu đây bên ly cà phê đắng người tình hay dáng ai?”. Xin cảm ơn hai bóng hồng trong một ca khúc đã đi theo suốt cuộc đời sáng tác của tôi”.
Nhạc sĩ Đài Phương Trang hiện sống ở Q.Bình Tân (TP.HCM), vợ chồng ông có 3 con (2 trai, 1 gái) đều đã có gia đình riêng. Ông hiện vẫn sáng tác đều đặn, sắp tới sẽ cho ra mắt những ca khúc bolero mới của mình.
Căn Nhà Dĩ Vãng-Đài Phương Trang
Theo thanh nien
Chuyện lạ ở Vbiz: có những ca khúc 'thảm họa' nhưng lại làm nên tên tuổi của loạt ca sĩ Việt
'Thảm họa' thì vẫn cứ 'thảm họa' nhưng nếu không có loạt ca khúc dưới đây thì có khi, Vpop đã không xuất hiện 'hiện tượng' Chi Dân hay Huyền Sambi.
Chi Dân
Khác biệt với Soobin Hoàng Sơn, Sơn Tùng M-TP hay Noo Phước Thịnh, trước khi nổi tiếng, Chi Dân đã có thời gian hoạt động cùng nhóm nhạc Hero không mấy tên tuổi. Thế nên, chỉ một thời gian sau đó, anh đã quyết định tách ra solo và đầu quân về công ty Avatar Entertainment.
Đáng nói, cơ duyên đưa Chi Dân đến với đông đảo khán giả Việt cũng rất tình cờ khi cách đây vài năm, anh bất ngờ cover "Mất trí nhớ" - ca khúc được mệnh danh là "thảm họa idol" từng được tác giả Hồng Quang đem đến dự thi tại Vietnam Idol 2012. Thế nhưng, đây lại là bước ngoặt giúp anh chàng vươn lên thành sao trong showbiz Việt, rồi hiện tại còn là một trong những "quái vật nhạc số" Vbiz do thành tích ấn tượng cả về lượng nghe lẫn lượt xem trên các kênh nghe/xem nhạc trực tuyến.
Trước khi được Chi Dân cover, "Mất trí nhớ" được xếp vào hàng thảm họa Vpop. Sau này nhờ có nó mà anh chàng bắt đầu được khán giả chú ý
Tất nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó. Chi Dân nổi nhanh nên ai cũng nghĩ rằng anh ăn may và nếu không có "Mất trí nhớ", cái tên Chi Dân giờ vẫn còn xa lạ. Để chứng minh thực lực, anh phát triển song song ở cả 2 khía cạnh: ca hát và sáng tác. Một trong những bản hit nổi tiếng được Chi Dân chắp bút chính là "Anh muốn em sống sao" - ca khúc làm nên tên tuổi của Bảo Anh.
Phi Thanh Vân
Tuy tiêu cực nhưng phải công nhận một điều, nếu không có "Làn da nâu", Phi Thanh Vân đã không được nhắc đến ở danh xưng ca sĩ và càng không có chuyện, danh sách "thảm họa âm nhạc" lúc nào cũng phải liệt kê cô ở top đầu. Hơn nữa, đây chính là ca khúc hiếm hoi nghe thì nhảm mà vẫn được khán giả nhắc đi nhắc lại suốt bao năm trời.
"Làn da nâu" chỉ có vỏn vẹn vài câu hát nhưng lại đủ sức nặng khiến khán giả nhớ mãi
Phương My
Tương tự trường hợp trên, "Nói dối" là "bản hit" nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của Phương My dẫu xét về độ nhảm nhí, "thảm họa", khó có thể tìm được một đối thủ nào hơn.
Phương My hiện tại đã mất hút nhưng "Nói dối" thì vẫn còn sống mãi
Huyền Sambi
Nhận xét một cách chính xác thì "Như cái lò" phản cảm chứ không chỉ vô nghĩa, phản cảm từ ca từ cho đến vũ đạo và cả cách đáp trả tỉnh bơ về ý nghĩa của nhạc sĩ Khắc Hưng lẫn ca sĩ thể hiện Huyền Sambi.
Tuy nhiên, người ta chỉ biết đến Huyền Sambi từ sau "Như cái lò" chứ không phải ở vai trò: nữ nhạc sĩ từng dành 11 cúp Bài hát Việt. Thế mới thấy, đôi khi người làm nghệ thuật cũng phải cần đến một bản nhạc "thảm họa" để được khán giả nhắc đến và nhớ lâu hơn.
Hơn 1 năm trôi qua, "Như cái lò" vẫn xuất hiện trong danh sách thảm họa nhạc Việt cuối năm 2017 - đầu năm 2018. Há chẳng phải ở khía cạnh nào đó, đây là một sự thành công rồi sao?
Theo tinnhac
Như Quỳnh - Mạnh Quỳnh lần đầu tái ngộ, hát những ca khúc 'để đời' tại Hà Nội Như Quỳnh - Mạnh Quỳnh lần đầu tái ngộ, hát những ca khúc "để đời" trong một đêm nhạc tại Hà Nội. Như Quỳnh - giọng ca với loạt hit N gười tình mùa đông vàMạnh Quỳnh - chàng ca sĩ tứ tuần vẫn giữ mãi vẻ trẻ trung, thư sinh và giọng hát ngọt ngào sẽ lần đầu tiên tái hợp trên...