Những ca khám phụ khoa có một không hai ở Hà Nội
Đã là phụ nữ thì ai cũng có lần phải đi khám phụ khoa. Nhưng xung quanh việc khám phụ khoa cũng xảy ra khối chuyện bi hài, thậm chí vô lý nhưng hoàn toàn có thật mà người viết bài này mắt thấy, tai nghe.
Một lần thấy khó chịu ở vùng kín, chị Hương đến phòng khám ở đường Đê La Thành (Hà Nội). Sau khi làm xét nghiệm và lấy kết quả, bác sĩ kết luận chị bị bệnh giang mai và chỉ định tiêm kháng sinh đặc trị và kê toa thuốc về uống. Chị Hương vô cùng lo lắng và đồng ý tiêm ngay tại phòng khám.
Sau đó về nhà chị uống thuốc được một ngày, chị hoang mang nghi ngại quá. Chị không thể hiểu nổi chị chỉ có quan hệ với chồng, mà chồng chị rất đàng hoàng, vì sao mình có thể bị giang mai.
Và bác sĩ có yêu cầu là chữa cả cho chồng nữa mới dứt điểm được. Chị lại rất lo sợ khi phải trình bày điều này với chồng vì dễ dẫn đến nghi ngờ nhau, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Chị quyết định tạm dừng không điều trị và đến một phòng khám khác để khám một lần nữa.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Lần này chị đến một phòng khám khang trang trên đường Huỳnh Thúc Kháng. Sau khi làm xét nghiệm và lo sợ chờ kết quả, chị Hương vẫn được bác sĩ phán bệnh như lần trước: “giang mai”. bác sĩ hỏi chị rất kỹ: Có quan hệ ngoài vợ chồng không? Chồng làm nghề gì, có hay đi công tác không? Cần đưa anh ấy đến đây khám…Chị phản ứng rất cả quyết là không thể có nguyên nhân lây nhiễm từ người bị giang mai như vậy, không thể và không thể. Đó là cảm nhận của người làm vợ, làm mẹ sống trong một môi trường gia đình, vợ chồng sống lành mạnh. Gia đình chị sẽ rạn nứt nếu…
Rồi với sự từng trải và trách nhiệm lương tâm người thầy thuốc, nữ bác sĩ khuyên chị một lần nữa đến khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai để thực hiện xét nghiệm “nuôi cấy” mẫu bệnh phẩm là chính xác nhất. Chị đã nghe theo với niềm hy vọng. Sau một tuần trả kết quả, chị không bị bệnh giang mai mà chỉ là viêm nhiễm thông thường. Chị mừng quá đem thắc mắc hỏi bác sĩ thì nhận được câu trả lời: Em không việc gì cả, em còn muốn gì nữa? Đã nhiều năm rồi mà đến giờ chị vẫn chưa hết thắc mắc về “căn bệnh” bí hiểm kia.
Chị Bích là người có nhiều kinh nghiệm về chữa bệnh. Chị kể vài chuyện về đợt nằm viện vì bị mổ chửa ngoài dạ con ở một bệnh viện trung ương. Trước khi lên bàn mổ, chị hỏi bác sỹ (nhưng thực tế là nhắc bác sĩ): Chị ơi, em bị “cắt” (ống dẫn trứng) bên phải hay bên trái? Chị bác sĩ trả lời: bên trái. Như vậy là chị yên tâm chìm vào “cơn mê”. Sau khi mổ xong, nằm trên giường bệnh, chị Bích được y tá đến tận giường để tiêm và phát thuốc cho từng bệnh nhân sau phẫu thuật, cẩn thận chị vẫn hỏi: Em là Bích, đây là thuốc của em đây ạ? Và quả thật không thừa, cô y tá xem lại và chợt phát hiện ra là bị nhầm thuốc với chị khác cũng trùng tên. Còn bảng theo dõi diễn biến tình hình bệnh của bệnh nhân treo ở đầu giường: “Buồn cười thật, nó được điền sẵn nhiệt độ trước cả ngày, khi bệnh nhân chưa được cặp nhiệt độ mà không chỉ với riêng chị mà cả các bệnh nhân cùng phòng. Các chị băn khoăn lắm nhưng cũng chỉ xì xào chứ không dám thắc mắc”- chị Bích nhăn mặt kể lại.
Video đang HOT
Còn chị Châu thì kể lại chuyện chị đi chụp X-quang ở một bệnh viện sản lớn, chụp xong bác sĩ nhìn phim thấy có một “khối u” bất thường khiến chị rất lo lắng. Sau đó vị bác sĩ này yêu cầu chị chụp lại, lần này thì “khối u” biến mất. Hóa ra lần đầu chụp phim, vị bác sĩ quên không che “đầu ti” nên mới có “khối u” trên phim chứ có gì lạ đâu. May mà kịp thời phát hiện nếu không thì…
Và những bệnh nhân “thông minh” và người thân của họ rất cần tỉnh táo, cần biết tự bảo vệ mình khi đối mặt với bệnh viện, bệnh tật và ngay cả khi khủng hoảng tinh thần nhất. Cần biết cách “kiểm soát”, đừng phó thác tất cả cho thầy thuốc mà có ngày chẳng may oan gia – chị Bích kết luận.
Theo khampha
Những sai lầm phổ biến khi dùng thuốc kháng sinh
Không dùng hết liệu trình điều trị, tự ý dùng thuốc, tự ý đổi thuốc kháng sinh vì "uống mãi" chưa đỡ... là những sai lầm vô cùng phổ biến của các bà mẹ khi chăm con ốm. Kéo theo một loạt hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Dùng không hết liệu trình!
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) phải "kêu trời" vì thói quen dùng thuốc của các bà mẹ.
"Bác sĩ kê kháng sinh là 5 ngày, có trường hợp là 7 ngày. Thế nhưng không ít bà mẹ, sau khi con dùng được 3 ngày, hết sốt, hết triệu chứng thì dừng lại luôn, không uống tiếp kẻo "hại người". Điều này là vô cùng nguy hiểm, là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây kháng kháng sinh", TS Dũng nói.
Việc dùng thuốc kháng sinh phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ảnh minh họa: H.Hải
TS Dũng giải thích, nguyên tắc là chỉ dùng kháng sinh khi xác định nhiễm khuẩn. Khi đã xác định nhiễm khuẩn thì phải dùng ngay kháng sinh và phải diệt sạch vi khuẩn.
"Nếu một bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, điều trị thích hợp là làm sạch vi khuẩn (khỏi lâm sàng tối đa, giảm tối thiểu nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc). Còn nếu điều trị không thích hợp, thất bại khiến bệnh nhân có thể nhiễm tái phát, có thể gây kháng thuốc. Vì vậy, liệu trình dùng kháng sinh là phải đảm bảo, dùng đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn. Chứ không thể uống nửa chừng, thấy đỡ triệu chứng thì dừng lại. Chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn tốt thì bệnh mới khỏi, đỡ kháng thuốc", TS Dũng khuyến cáo.
Cũng theo chuyên gia này, việc dùng kháng sinh tiêu diệt sạch vi khuẩn càng cao thì tỉ lệ thất bại lâm sàng càng ít. Nếu thất bại lâm sàng càng nhiều, thất bại vi khuẩn cũng càng nhiều.
Tùy tiện dùng thuốc!
Theo một nghiên cứu của BV Nhi trung ương thì có tới 44% bà mẹ tự mua thuốc cho con uống mà không cần kê đơn của bác sĩ. Việc tùy tiện dùng thuốc khi chưa có chỉ định là rất nguy hiểm, gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, đây là một sai lầm rất đáng trách của các bà mẹ. "Việc tự chữa cho con, chữa theo đơn của bé khác... khiến nhiều trẻ bị biến chứng nặng là viêm phổi, viêm tiểu phế quản do vi rút rất nặng. Những bé này thời gian điều trị sẽ lâu hơn, tốn kém hơn do phải dùng các loại thuốc đắt tiền hơn", TS Dũng nói.
TS Dũng cho biết thêm, tình trạng tự làm bác sĩ của các bà mẹ ngày càng phổ biến. Họ lý giải, đưa con đi khám, thấy bác sĩ nghe nghe, nhòm vào miệng con thế là xong, kê đơn cũng chẳng có gì đặc biệt, sốt vi rút thì không dùng kháng sinh, mà nhiễm khuẩn thì vẫn kê các loại kháng sinh thông thường nên lần sau, họ tự biến mình thành bác sĩ.
Theo TS Dũng, để người bác sĩ khám phân phân biệt vi-rút hay vi khuẩn đã khó huống hồ chỉ định kháng sinh. Dùng kháng sinh gì, liều bao nhiêu, cho thời gian bao lâu... là cả một nghệ thuật, trình độ của bác sĩ. Không học, cứ hồn nhiên cho con dùng thuốc tưởng là giỏi, là tiết kiệm, không mất thời gian, không phải đưa con đến viện là một sai lầm. Từ những viêm nhiễm thông thường đường hô hấp trên có thể biến chứng viêm phổi, điều trị tốn kém, lâu dài, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Nguyên tắc đầu tiên của việc dùng kháng sinh, đó là chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn (vi khuẩn). Thống kê tại Mỹ, tất cả các trường hợp dùng kháng sinh trong nhiễm khuẩn hô hấp trên, số đơn được kê kháng sinh so với bệnh nhân có bằng chứng nhiễm vi khuẩn thì lớn hơn rất nhiều. Tại Việt Nam, thực trạng cũng như vậy.
TS Dũng cho biết, một nghiên cứu do BV Bạch Mai phối hợp trường ĐH Harvard taok 16 huyện ở Việt Nam cho thấy, có đến 97 - 99% các cháu dưới 5 tuổi đến các phòng khám vì ho, sốt, chảy nước mũi được chỉ định dùng kháng sinh.
Như vậy, việc dùng kháng sinh bừa bãi không chỉ ở phía người dân, mà cũng có một phần từ bác sĩ, đặc biệt ở tuyến cơ sở.
Ví dụ, một bệnh đơn giản là viêm họng (ở cả người lớn trẻ em) việc chẩn đoán khó nhất là xác định do vi rút hay vi trùng liên cầu (có thể có biến chứng, thấp tim, khớp)... người bác sĩ cần liệt kê giữa các triệu chứng do vi rút (có kèm đau mắt, chảy mũi, ho, đặc biệt là ho, bởi viêm họng có ho thường do vi rút), trong khi đó, triệu chứng của liên cầu (sưng đau hạch cổ, xuất tiết ở họng). Chỉ cần dựa vào lâm sàng này là bác sĩ đã có thể kê thuốc hợp lý. Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều trẻ chỉ viêm họng, ho do vi rút nhưng vẫn được chỉ định dùng kháng sinh.
Không tùy tiện đổi thuốc
Theo TS Dũng, cũng chính vì thói quen tùy tiện dùng thuốc, tự mua thuốc uống mà không ít người đang uống kháng sinh A được 2 - 3 ngày không đỡ liền đi mua kháng sinh khác về uống.
Với thuốc kháng sinh, không chỉ cứ thích là uống. Bởi khi đi vào cơ thể, kháng sinh tồn tại trong huyết thanh, đi đến vị trí nhiễm khuẩn như vào phổi, vào não... Chính nồng độ kháng sinh tại vị trí nhiễm khuẩn này sẽ cho chúng ta hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, kháng sinh không chỉ đi như vậy, nó còn vào các cơ quan khác. Như chỉ viêm phổi, kháng sinh không chỉ vào phổi mà vẫn đi vào các cơ quan khác như thận, gan... và gây độc.
"Vì thế, mục đích là àm thế nào để kháng sinh vào cơ quan đích nhiều hơn, vào các cơ quan khác ít hơn. Nghiên cứu vấn đề này giúp chúng ta chọn liều lượng thích hợp, đặc biệt là chế độ liều, để trả lời khi nào dùng liều cao, khi nào rút ngắn khoảng liều, khi nào đổi kháng sinh khác, khi nào phối hợp kháng sinh. Và để làm được điều này, chỉ có thể là bác sĩ để ra chỉ định hợp lý, vì thế, người dân không nên tùy tiện dùng thuốc", TS Dũng cảnh báo.
Hồng Hải
Theo Dantri
Trắng tay, mẹ cùng cực tìm cách cứu con trong vô vọng Bị thoát hóa cột sống, chị phải bán con bò sữa - tài sản duy nhất của gia đình để chữa bệnh. Ít lâu sau, cậu con trai "đánh đùng" chân tay tê liệt nên cũng phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu. Ngặt một nỗi trong nhà không có lấy đến một đồng tiền. Đứng ngoài khoa Hồi sức tích cực...