Những buồn vui của game thủ Việt ở xứ người
Chơi game tại server có nhiều thú vui, nhưng cũng có không ít sự khó khăn phải chấp nhận.
Một môi trường game ngày càng năng động không chỉ được thể hiện bằng sự ra mắt của nhiều game mới từ NPH, mà còn là sự tiếp thu, chủ động tìm kiếm game hay, game mới từ các game thủ. Vì thế những năm gần đây, việc game thủ chơi game online ở các phiên bản nước ngoài không còn là chuyện lạ. Có tình trạng game thủ bỏ game nội, chơi server nước ngoài và ngược lại, có nhiều game thủ chơi game ở máy chủ nước ngoài rồi lại đánh giá cao server trong nước. Vậy nên trong chủ đề hôm nay, chúng ta cùng phân tích về những lợi ích và thiệt thòi khi gamer chơi game ở phiên bản ngoại.
Được tiếp xúc với các “chiến dịch” update
Đa số các game online khiến cho game thủ phải “mò” sang server ngoại thường có độ hot cao hoặc được một vài game thủ phát hiện, lôi kéo người chơi một khoảng thời gian trước khi NPH Việt phát hành trong nước. Vì thế họ được tiếp xúc với lối chơi, các chiến dịch update game, làm quen được với hệ thống phụ bản, nhiệm vụ, trở nên thành thạo game hơn khi game được Việt hóa.
Gamer chơi server ngoại sẽ thành thạo hơn khi game phát hành trong nước.
Cách tiến hành các event của NPH nước ngoài cũng tương tự như ở Việt Nam, nhưng khi được tiếp xúc sớm, game thủ có được một số kinh nghiệm để đi đầu khi game ra mắt tại Việt Nam.
Học hỏi cách chơi
Cách chơi chính là thói quen chơi, kỹ thuật chơi và cách ứng xử của game thủ nước bạn. Hầu hết ở các game nước ngoài, game thủ ít chú trọng cày cấp mà thay vào đó, các game thủ khám phá nội dung game là chủ yếu. Cách chơi này được đánh giá là khá lịch sự vì không chú trọng đến độ thắng thua mà tập trung vào tìm hiểu game, hiện tượng chửi bới nhau trên các kênh thế giới không nhiều và các quy định xử phạt thường thằng tay.
Video đang HOT
Cửu Âm Chân Kinh bản US có sự tham gia của khá nhiều gamer Việt.
Thông qua việc học hỏi phong cách chơi và thể hiện mình, game thủ Việt còn làm quen với rất nhiều bạn bè quốc tế. Nhiều cuộc hội ngộ tại các giải đấu game, triển lãm game vì thế mà có nhiều điều bất ngờ.
Nhiều vướng mắc kỹ thuật
Đầu tiên có thể kể đến tình trạng lag, ping cao hoặc thấp không đều đặn khiến quá trình trải nghiệm game không thể suôn sẻ. Đi kèm với đó là sự không đồng bộ về thời gian. Ví dụ ở server Bắc Mỹ của game Cửu Âm Chân Kinh, nhiệm vụ luyện công khi được tiến hành từ lúc 12h có thể tăng điểm tu vi nhưng ở Việt Nam lúc đó lại đang là 0:00, rất khó cho việc tiếp cận. zZshineZz, một game thủ Việt tham gia game Cửu Âm Chân Kinh bản nước ngoài chia sẻ thêm: “Mình bị bang chủ kích ra, bởi sự ngược múi giờ khiến mình cố gắng lắm cũng không thể tham gia đều đặn hoặc bị đứt giữa chừng khi đang làm nhiệm vụ với các bạn bè nước ngoài.”
Nếu đã chơi phiên bản ngoại và bạn vấp phải lỗi trong game thì con đường khiếu nại của bạn là coi như không có. Chế độ chăm sóc khách hàng của các game thường ít hoặc không quan tâm đến game thủ nước ngoài, và nếu có cũng rất ít được chăm chút. Hơn thế nữa, để đầu tư tiền của vào game cũng quá khó khăn với game thủ Việt bởi quá trình thanh toán phải qua nhiều khâu trung gian, nếu gặp gian lận game thủ cũng không biết kêu ai!? Cũng gamer zZshineZz ở trên nói thêm rằng không thể mua VIP vì thanh toán qua các kênh rất phức tạp.
Chịu điều tiếng chung
Thời gian vừa rồi, sau việc cộng đồng Cửu Âm Chân Kinh bản phiên bản Châu Âu đề nghị ban vĩnh viễn IP của game thủ Việt, cộng với những tổng hợp về các hành vi không đẹp của người Việt khi chơi game ở nước ngoài, vô hình chung trong mắt bạn bè quốc tế, người Việt đã chịu nhiều tiếng xấu khi tham gia chơi game. Không phải tự nhiên mà xuất hiện các trường hợp hễ có người Việt Nam trong game là các game thủ nước ngoài lại tiến hành kích ra khỏi đổi, thậm chí PK không tiếc tay. Sự việc này xuất phát từ những hành vi nhỏ lẻ nhưng để rồi cộng đồng chung chịu tiếng xấu trong mắt bạn bè nước ngoài. Việc tiếp cận game server ngoại từ đó đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Game thủ Việt chơi server ngoại mong chờ điều gì
Theo tổng hợp ý kiến của chúng tôi từ nhiều game thủ Việt đã tiếp cận các server game ngoại, không ai mong muốn mình là người chơi chịu thiệt thòi khi ra bên ngoài. Hầu hết với các gamer, lý do duy nhất để họ chơi thử là bởi họ quá thích thú với sản phẩm khi NPH Việt chưa kịp mang về hoặc trục trặc phải tạm đóng. Đơn cử với sản phẩm Cửu Âm Chân Kinh, sau khi NPH gặp sự cố, dù áp lực mở game đến từ gamer rất nhiều, nhưng quá trình chuẩn bị khá lâu từ NPH khiến cho game không sớm ra mắt được, và game thủ phải tìm sang server ngoại, thậm chí cả server private. Mọi khó khăn nảy sinh từ đó.
Kết lại, mong mỏi chung của tất cả các game thủ sau một khoảng thời gian tiếp cận phiên bản ngoại hiện nay là các NPH trong nước cần có sự năng động hơn, chuẩn bị kỹ càng hơn từ khâu tiếp cận game, vận hành game ở thị trường Việt. Đồng thời, sự cam kết bền vững từ các NPH trong nước cũng là điều cần thiết để níu chân các khách hàng của mình. Chơi game cũng như đầu tư và tin rằng, chẳng ai lại chọn sự đầu tư nhiều rủi ro khi các NPH trong nước luôn tạo điều kiện hết mức có thể để họ có thể thỏa sức vẫy vùng và có lợi.
Theo VNE
Làng game Việt thêm một khách mời từ phương Tây
Đây là sản phẩm game mô phỏng xây dựng sở thú và nông trại của công ty game Đức, Upjer.
Chất lượng và nội dung game đã được chứng minh bởi sự thành công trên phạm vi thế giới.
Được dự đoán là hai sản phẩm mang tính thăm dò, tuy nhiên game thủ có thể nhận ra sự khác biệt căn bản về phong cách cũng như lối làm việc của những người bạn đến từ châu Âu.
Được biết tới nhiều qua hệ thống mạng xã hội, hai trò chơi này đều không cần phải sử dụng các chiêu trò như teaser khêu gợi, hở hang hay những banner giật tít đình đám. Các banner quảng bá về trò chơi này trên mạng xã hội đều tập trung thể hiện đúng hình ảnh gameplay và nội dung.
Bên cạnh đó, không như những NPH đến từ đất nước láng giềng, thậm chí cả một số NPH Việt, Upjer thể hiện sự minh bạch và vô cùng rõ ràng về thông tin như công bố cá nhân chịu trách nhiệm, tòa án đăng kí, số đăng ký, mã số thuế, tên luật sư bảo trợ, email, điện thoại...
Sản phẩm này hiển thị hỗ trợ tới 16 ngôn ngữ khác nhau bao gồm cả tiếng Việt. Tuy nhiên, nội dung dịch thuật chưa thực sự nhuần nhuyễn (có thể do thiếu sự hợp tác với các nhân sự Việt), đặc biệt thể hiện trong việc có khá nhiều lỗi chính tả trong phần nội dung điều khoản cũng như hướng dẫn.
Khâu dịch thuật của game hướng tới sự rõ ràng, đơn giản và chính xác chứ không sáo rỗng quá mức như một vài game đến từ Trung Quốc.
Sự xuất hiện của các nhà phát hành phương Tây cũng mang tới nhiều điều lo ngại, được ví như quá trình hội nhập WTO trước kia của Việt Nam. Trong thời điểm cơ quan chức năng chưa thực sự bảo hộ và giúp đỡ NPH Việt một cách nhiệt tình và đúng mức, việc buộc phải cạnh tranh với các vị khách lạ đến từ nhiều hướng không phải là chuyện dễ dàng. Các NPH châu Âu có trong tay kinh nghiệm và sản phẩm chất lượng trong khi các NPH Trung Quốc từ lâu đã nắm rõ lối suy nghĩ của game thủ Việt, bên cạnh hàng loạt sản phẩm giá rẻ và đa dạng có thể xuất hiện đều tăm tắp, cơ hội cho doanh nghiệp trong nước vươn lên ngày càng thu hẹp.
Để tồn tại, nhiều công ty sẽ buộc phải hợp tác với NPH nước ngoài trong việc đưa sản phẩm ra thị trường, một động thái "rước hổ vào nhà", để sau một thời gian nằm vùng và hiểu rõ tập quán thói quen, các công ty nước ngoài sẽ tự mình đứng vững được trong môi trường mới.
Dù sao đi nữa, nhiều người chơi vẫn tin rằng trong vấn đề cạnh tranh trên thị trường, người hưởng lợi hi vọng phần nhiều sẽ là cộng đồng game thủ.
Theo VNE
Các NPH Việt đang quá sợ gamer? Đã là game online, một quy luật bất thành văn là bất cứ game nào cũng tồn tại Hack-Cheat-Bot. Vấn đề là GM có làm việc nghiêm túc về việc này hay không, và làm điều đó như thế nào. Người đời có câu: "Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Hãy cùng nhìn lại công cuộc chống hack của...