Những bức tranh nổi tiếng… kinh dị
Nhiều tác phẩm hội họa “tôn sùng” cảm xúc mãnh liệt (thậm chí ghê sợ, rùng rợn) của nhân vật trong tranh, của họa sỹ và của cả người xem.
Các tác phẩm hội họa theo trường phái biểu hiện, tượng trưng thường nhấn mạnh vào sự thể hiện cảm giác – cảm xúc của nhân vật trong tranh và của chính họa sĩ. Vì vậy, không ít những tác phẩm hội họa theo trường phái này gây cảm giác rùng rợn, ghê sợ.
“Diomedes bị trừng phạt” của họa sĩ Gustave Moreau
Bức tranh Diomedes bị trừng phạt được hoàn thành năm 1865
Trong thần thoại Hi Lạp, việc thứ 8 Haracles phải làm là trộm những con ngựa của Diomedes – Vua vùng Thrace. Do không biết rằng đây là những con ngựa ăn thịt người, Heracles để bạn mình ở lại với chúng và khiến họ lâm nạn. Để trừng phạt Diomedes, anh đã để ông ta bị ăn thịt bởi chính lũ ngựa của mình. Đây chính là chủ đề trong bức tranh của Moreau – họa sĩ trường phái tượng trưng người Pháp, với cảnh Heracles ngồi nhìn những con ngựa trả thù cho mình một cách bình thản. Bức tranh được hoàn thành năm 1866 là một trong những tác phẩm hiếm hoi mang màu sắc ghê rợn, ngoài ra ông còn rất nổi tiếng với các bức tranh khác về chủ đề Kinh thánh và thần thoại.
“Cơn ác mộng” của họa sĩ Henry Fuseli
Bức tranh cơn ác mộng được hoàn thành vào năm 1781.
Trong sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Thụy Sĩ Henry Fuseli (1741-1825), ông được biết đến nhiều nhất với tác phẩm Cơn ác mộng, bức tranh mô tả một phụ nữ trong cơn mộng dữ với con quỷ ngồi trên thân mình và một cái đầu ngựa. Bức tranh nổi tiếng tới mức tác giả phải vẽ ba bản khác gần giống nhưng với bố cục khác. Sau này, khi nói tới thế giới tiềm thức trong phân tâm học của Sigmund Freud, người ta thường minh họa bằng bức tranh này của Fuseli.
“ Bóng ma trên nước” của họa sĩ Alfred Kubin
Bức tranh Bóng ma trên nước hoàn thành năm 1905.
Họa sĩ người Áo Alfred Kubin (1877-1959) nổi tiếng với các bức tranh sử dụng chất liệu màu nước và mực. Ngoài ra ông còn có các tác phẩm sơn dầu khác nhưng không nhiều. Nổi bật trong đó là tác phẩm Bóng ma trên nước với phong cách vẽ mang màu sắc kinh dị, rùng rợn. Và mặc dù các tác phẩm của ông từng được Đức Quốc xã đánh giá là ” sự thoái hóa nghệ thuật”, ông vẫn được coi là đại diện quan trọng cho trường phái tượng trưng và trường phái biểu hiện trong lịch sử nghệ thuật thế giới.
Video đang HOT
“Tiếng thét” của họa sĩ Edvard Munch
Tiếng thét (tiếng Na Uy: Skrik) là tên của một trong bốn bản sáng tác, dưới dạng tranh vẽ theo trường phái biểu hiện của danh họa người Na Uy- Edvard Munch vào khoảng năm 1893 và 1910. Bức họa vẽ một nhân vật đầy âu lo tuyệt vọng tương phản với phong cảnh hòa cùng bầu trời đỏ. Khuôn mặt ở trung tâm bức tranh và dụng ý sử dụng màu sắc cùng các chi tiết khác khiến bức tranh luôn nằm trong danh sách những tác phẩm kinh dị nhất từng được vẽ.
“Saturn ăn thịt con trai” của họa sĩ Peter Paul Rubens
Bức tranh Sarturn ăn thịt con trai hoàn thành năm 1636
Theo thần thoại Hy Lạp thì thần Saturn tin rằng số mệnh khiến ông sẽ bị chính những con trai của mình đánh bại, do vậy ông đã ăn thịt hết những đứa con vừa sinh ra để giải trừ lời tiên tri. Thảm kịch kinh dị này cũng được nhiều họa sĩ phương Tây đưa vào tranh, trong đó nổi tiếng nhất là bức Saturn ăn thịt con trai của họa sĩ danh tiếng người Đức Peter Paul Rubens (1577-1640). Sự mô tả tỉ mỉ động tác ăn thịt người khiến bức tranh được coi là một tác phẩm kinh dị bậc nhất.
“Chiếc bè của chiến thuyền Méduse” của họa sĩ Théodore Géricault
Bức tranh Chiếc bè của chiến thuyền Méduse vẽ trong khoảng thời gian 1818-1819
Chiếc bè của chiến thuyền Méduse (tiếng Pháp: Le Radeau de la Méduse) là một bức tranh sơn dầu được họa sĩ lãng mạn người Pháp Théodore Géricault (1791-1824) thực hiện trong thời gian 1818-1819. Bức tranh mô tả lại sự kiện đắm tàu Méduse của hải quân Pháp. Thảm họa này đã khiến hàng trăm người trôi dạt trên biển, 13 ngày trước khi họ được giải cứu, những người sống sót phải chịu đựng nạn đói, khát, họ ăn thịt lẫn nhau một cách điên rồ. Bức tranh thu hút được rất nhiều sự chú ý từ dư luận vào thời điểm đó và dù có một vài đánh giá tiêu cực về bức tranh nhưng tác phẩm vẫn nhận được rất nhiều sự ngưỡng mộ từ công chúng.
Theo Dantri
Những thành phố từng bị phá hủy khủng khiếp nhất
Hàng nghìn năm trước, có những thành phố từng là trung tâm giao thương thịnh vượng, sầm uất nhất thế giới. Và rồi, đột nhiên thành phố đó biến mất, thậm chí đã bị xóa tên khỏi bản đồ thế giới.
Đó là những thành phố bất hạnh mà phải mãi về sau các nhà khảo cổ, khoa học mới có thể khai quật và tìm ra được những bí mật về chúng.
Thành phố Ubar, Ả Rập
Trong những câu truyện và huyền thoại của thế giới Hồi giáo, có một vùng đất tồi tệ đến mức Chúa phải phá hủy nó, không phải bằng ngọn lửa mà bằng cát. Nhiều người cho rằng đây chỉ là một câu truyện truyền thuyết nhưng không ai có thể phủ nhận sự thật là tên vùng đất đó - "Ubar" - xuất hiện liên tục trong kinh Koran, truyện "Ngàn lẻ một đêm", cùng các ghi chép khác của các nhà địa lý học...
Thành phố Ubar từng là một trung tâm giao thương tấp nập của thế giới cổ nơi những người dân từ Ba Tư, Hi Lạp và La Mã đến để tìm mua trầm hương - món đồ vô cùng có giá trị tại thời điểm đó. Và cũng bởi thành phố này có một nguồn nước ở giữa sa mạc. Nguồn nước cho Ubar đến từ một ốc đảo, và ốc đảo này hình thành trên nền các hang động đá vôi. Trong suốt 5000 năm, người ta đã rút hết nước từ các hang động này, khiến chúng trở nên khô cạn dần. Khi không còn nước để chống đỡ lớp đá vôi, trần các hang động này trở nên giòn và rất yếu. Vào khoảng giữa năm 300 và 500 sau Công nguyên, các hang động này sập xuống và xóa sổ một thành phố sầm uất khỏi bản đồ thế giới. Đến tận những năm 1980 khi các nhà khảo cổ sử dụng ảnh chụp vệ tinh và các radar của NASA, họ mới phát hiện ra một mạng lưới các đường đi dẫn tới phần còn lại của Ubar, nằm sâu trong sa mạc Rub' al Khali của bán đảo Ả Rập.
Hình chụp từ vệ tinh và các radar của Nasa cho thấy phần còn lại của Ubar
Thành phố Port Royal, Jamaica
Từng là một thành phố sầm uất ở Jamaica, Port Royal là điểm đến an toàn và là nơi trú chân cho những cư dân chủ yếu là các toán cướp biển và gái làng chơi vào thế kỉ 17. Ở thời điểm đó, thành phố phát triển rất nhanh tới mức khi hết đất xây dựng, những cư dân mới đã lấn biển và xây nhà trên nền cát ướt. Những cư dân mới này chủ yếu là thương nhân người Anh, họ đã xây dựng những ngôi nhà gạch cao tầng trên nền cát thay vì những ngôi nhà thấp kiểu Tây Ban Nha trước đó. Vì vậy, khi trận động đất và cơn sóng thần nối tiếp xảy ra vào lúc 11h43 sáng ngày 7/6/1692, tất cả những ngôi nhà này đều đổ sập. Các nhà khoa học cho rằng trận động đất lớn kết hợp với lớp cát ngấm nhiều nước đến mức mà nền đất hóa lỏng trong vài phút. Trong vòng 2 phút, 90% thành phố đã nằm dưới biển.
Đáng ngạc nhiên là thảm họa này chỉ giết chết một nửa dân số thành phố. Nhưng những người sống sót phải đối mặt với dịch bệnh từ các xác chết phân hủy trong điều kiện không nhà cửa, thuốc men hay nước ngọt.Và trong 200 năm sau đó, mỗi lần thành phố được xây dựng lại thì nó lại gặp những thảm họa tương tự.
Dấu tích còn lại về thành phố Port Royal dưới đáy đại dương
Bản đồ cũ tái hiện lại về thành phố Port Royal
Thành phố Sodom và Gomorrah, Trung Đông
Thành phố Sodom và Gomorrah ở Trung Đông được nhắc tới trong Kinh cựu ước với câu chuyện về việc chúng bị Chúa phá hủy bằng ngọn lửa khổng lồ. Hầu hết mọi người cho rằng không có bằng chứng nào chứng minh rằng câu chuyện này là sự thật. Nhưng tất cả đều đồng ý rằng phải có một sự kiện nào đó để có thể viết nên câu chuyện trên.
Các nhà khoa học tin rằng "sự kiện nào đó" có thể là một thiên thạch với đường kính gần 1km. Trước khi đâm xuống nước Áo ngày nay, nó đã trở thành một quả cầu lửa đường kính 5km, đâm vào một dãy núi và phát nổ tạo ra một cơn mưa vụn thiên thạch. Đám mây bụi từ vụ nổ phát triển lên khí quyển, mang theo lượng lớn mảnh vụn đá, thiên thạch và các dòng khí siêu nóng vượt qua cả Địa Trung Hải và vươn tới Trung Đông. Họ cho biết nhiệt lượng từ lượng khí này "đủ khả năng để đốt cháy bất cứ vật liệu dễ cháy nào, bao gồm cả tóc và quần áo. Số người chết do đám mây mảnh vụn này còn nhiều hơn số người chết do vụ nổ ban đầu." Với những nhân chứng thời đó, đột nhiên cả một thành phố bốc cháy chắc chắn là một cảnh tượng không thể nào quên. Và câu chuyện về thành phố bị Chúa trừng phạt cũng xuất hiện từ đó.
Bức tranh "Destruction Of Sodom And Gomorrah" của họa sỹ John Martin
Thành phố Galveston, Mỹ
Cho tới năm 1900, Galveston vẫn là một thành phố quan trọng ở Mỹ. Đây là một trong những thành phố cảng nhộn nhịp nhất phía Nam nước Mỹ, thị trường quan trọng của ngành vải sợi thế giới và được mệnh danh là Phố Wall của vùng Tây Nam.
Nhưng vào ngày 8 tháng 9 năm 1900, Galveston bị một trận bão lớn nhất trong lịch sử Mỹ tàn phá, cơn bão được đặt tên là cơn bão Galveston. Đây là thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại lớn nhất về sinh mạng và tài sản của nước Mỹ. Trận bão rất mạnh, đạt tới cấp 4 với sức gió 208km/h khi tiến vào đất liền. Nó còn tạo ra một đợt sóng cao 5m, đánh sập các ngôi nhà và tạo ra một dòng mảnh vụn cao ngang 2 tầng nhà, đánh sập nốt những công trình còn sót lại.
Thành phố Galveston trước thảm họa
Thành phố Galveston sau thảm họa
Kể từ đó, Galveston không còn tìm lại được sự huy hoàng trước đây. Các nguồn lực kinh tế đều đổ dồn về thành phố Houston. Ngày nay, Houston có dân số là 2.1 triệu người. Với Galveston, con số đó vỏn vẹn là 57000 người.
Thành phố Helike, Hy Lạp
Helike là một thành phố cổ của Hy Lạp, bị phá hủy vào mùa đông năm 373 trước Công nguyên. Thành phố này được cho là bị phá hủy sau khi đổ sập xuống lòng đất, bị nhấn chìm dưới nước và rồi bị chôn vùi thêm một lần nữa. Sự phá hủy thành phố này cũng liên quan tới quá trình hóa lỏng cát dưới nền đất. Nhưng thay vì biến thành một dòng chảy xuống biển như ở Port Royal, cát hóa lỏng ngay lập tức và kéo cả thành phố sụp xuống một cái hố có kích thước đúng bằng chính thành phố này. Quá trình này diễn ra mạnh tới mức tạo ra một đợt sóng hướng ra biển, sau đó bật ngược lại tạo thành một cơn sóng thần cao hơn 10m. Kết quả là một khu vịnh nước sâu được tạo ra ngay bên trên thành phố cũ. Và sau hàng trăm năm, phù sa từ các con sông đã vùi lấp toàn bộ con vịnh cùng với cả thành phố Helike bên dưới.
Các nhà khảo cổ chụp ảnh tại khu khai quật thành phố cổ Helike
Theo Dantri
Bí ẩn hai nàng công chúa "đệ nhất hoang dâm" của Trung Hoa Tuy là công chúa nhưng những nàng công chúa này nổi tiếng với thói hoang dâm vô độ. Nhan sắc Sơn Âm khiến đàn ông khó làm chủ. Nàng công chúa loạn luân cả em trai Nhắc đến nàng công chúa lẳng lơ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc thì không thể không nhắc tới Sơn Âm công chúa. Sơn Âm công...