Những bức họa khiến tội phạm “tự chui đầu vào rọ”
Một nữ họa sĩ ở Mỹ đã có hơn 1.000 bức họa tội phạm giống hệt phạm nhân, giúp cảnh sát phá án nhanh chóng và hiệu quả.
Bất chấp sự phát triển của công nghệ quay phim, chụp hình và ghi âm, cảnh sát ở nhiều nước trên thế giới vẫn sử dụng phác họa chân dung để hỗ trợ phá án.
Gần đây, dư luận ở Việt Nam đang xôn xao khi bức họa chân dung kẻ tình nghi bắt cóc cháu bé một ngày tuổi ở Bệnh viện Quận 7 (TPHCM) lại giống hệt chân dung ngoài đời của thủ phạm.
Ngạc nhiên hơn nữa khi người vẽ bức họa chân dung này không phải là họa sĩ của lực lượng cảnh sát mà là họa sỹ Phan Vũ Linh – giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM. Nhờ bức phác họa chân dung hung thủ giống đến hơn 80% này mà người dân đã cung cấp các thông tin chính xác về đối tượng giúp công an phá án.
Bức họa do họa sĩ Linh vẽ rất giống với chân dung nghi can ngoài đời
Ở Mỹ có rất nhiều họa sĩ phác họa chân dung làm việc trong hàng ngũ cảnh sát. Nhờ những bức họa chân dung tài tình của họ đã hỗ trợ cảnh sát phá án thành công rất nhiều vụ án nghiêm trọng.
Lois Gibson, một nữ họa sĩ ở thành phố Houston, thuộc bang Texas (Mỹ), là người nắm giữ Kỷ lục Thế giới và là họa sĩ phác họa thành công nhất thế giới bởi bà giúp cảnh sát phá thành công hơn 1.000 vụ án trong suốt 30 trong nghề của mình.
Bức phác họa này của Lois Gibson giống tội phạm Charles Raiford đến mức khiến hắn ta phải ra đầu thú sau khi bức họa được công bố vào năm 1990
Rất nhiều bức phác họa bằng phấn của bà đã mô tả rất thành công những đặc điểm nhận dạng hết sức chính xác của tội phạm và nhờ đó đã giúp cảnh sát bắt được hung thủ.
Bức họa về Dana Wilson, một người bị buộc tội bắt cóc một đứa trẻ sơ sinh vào năm 1995
Video đang HOT
Lois Gibson vẽ bức họa một kẻ phạm tội hiếp dâm có tên Donald Eugene Duttonsau khi hung thủ trốn thoát khỏi nhà tù vào năm 1991
Rất nhiều bức họa về tội phạm giống hung thủ đến mức trông chúng như được vẽ với một người mẫu thật ngoài đời mặc dù bà Gibson chưa hề gặp họ bao giờ mà chỉ nghe những nạn nhân trong các vụ án mô tả lại.
Quả thật bà là một họa sĩ phác thảo thật tài năng! Tuy nhiên bà phát biểu trên trang tin Huffington Post rằng việc lắng nghe lời kể của các nạn nhân một cách kỹ lưỡng và diễn giải những mô tả của họ thậm chí còn khó hơn rất nhiều so với việc phác họa một hình ảnh được nhìn bằng mắt thật ngoài đời.
“Tất cả các nhân chứng đều nói rằng họ không thể nhớ chính xác các chi tiết về hung thủ để có thể làm nên một bức phác họa chân dung. Tôi thường ngồi lắng nghe một người tường thuật lại những điều tồi tệ nhất trong cuộc đời của họ,” bà nói.
Bức họa này giúp tống giam phạm nhân Brenda Lee Blake vì tội cướp của vào năm 1993
Cơ hội chạm trán với hung thủ Naim Rodriguez giúp một nhân chứng có đủ thông tin cung cấp cho bà Gibson phác họa chân dung giống hệt kẻ phạm tội
Công việc lạ thường này cùa bà Gibson bắt nguồn từ một lần bà là nạn nhân trong một vụ án khi bà mới 21 tuổi. Khi đó bà đã bị tấn công một cách đầy ác ý đến mức tính mạng bị ngàn cân treo sợi tóc.
Sau một thời gian làm nghề họa sĩ vẽ dạo đường phố và làm người mẫu bán thời gian cho hãng thời trang Playboy, bà chuyển đến Houston và tham gia tình nguyện trong hàng ngũ cảnh sát. Bà nói, “Tôi hiểu là muốn có công lý thì phải làm thế nào.”
Mặc dù hai phác họa đầu tiên của bà không giúp cảnh sát bắt được tội phạm, nhưng bức họa thứ ba đã thành công và bà gắn bó với nghề này từ đó.
Bức họa phạm nhân Robert Hidalgo, 17 tuổi, tông xe vào một phụ nữ được bà Gibson vẽ dựa trên mô tả của nạn nhân
Francisco Cardenas bị kết án tù chung thân sau khi bị phát hiện sát hại một nhân viên cảnh sát
Vào năm 2002, Jeffrey Lynn Williams đã bị hành hình vì tội giết một phụ nữ và cưỡng hiếp đứa con gái 9 tuổi của nạn nhân. Bà Gibson vẽ bức phác họa này dựa vào mô tả của cô bé.
Giờ đây, bà là một trong những người thành công nhất trong nghề này, theo cảnh sát trưởng thành phố Houston, Charles McClelland. Ông này đã ca ngợi bà là “một tài năng xuất chúng” trên tờ Huffington Post.
“Tôi đã chứng kiến nhiều vụ việc mà nạn nhân trong nhiều vụ phạm tội chỉ có thể nhớ rất ít chi tiết giúp nhận dạng. Tuy tiên, sau khi họ trò chuyện với bà Lois trong suốt 3 hoặc 4 và thậm chí là 5 tiếng đồng hồ bà đã vẽ nên bức họa rất chính xác.”
Bức họa của bà Gibson về hung thủ Michael Hamberger vào năm 1998 đã khiến anh ta phải ngôi tù cho đến bây giờ
Hiện nay bà Gibson là một trong số khoảng 20 họa sĩ phác họa chuyên nghiệp làm việc toàn thời gian ở Mỹ. Mỗi tuần bà vẽ khoảng hai bức phác họa cho cảnh sát thành phố Houston.
Bà được biết đến như một chuyên gia hàng đầu ở Mỹ cũng như trên thế giới. Ở Mỹ bà cũng làm bán thời gian cho Trường Đại Học Northwestern với tư cách là một giáo sư. Các nhà chức trách ở Romania cũng đã mời bà đào tạo các họa sĩ phác họa tội phạm ở quốc gia châu Âu này.
Bà Gibson, 63 tuổi, đã làm việc cho cảnh sát Houston trong suốt hơn 30 năm qua và là bậc thầy trong lĩnh vực phác họa tội phạm
Thảo Nguyên
Theo D.M
Bị sa thải vì 'vạ bàn phím'
Cô Justine Sacco, người Mỹ, vừa hủy hoại sự nghiệp của mình chỉ trong vài tiếng đồng hồ do đưa một câu đùa mang nặng tính phân biệt chủng tộc lên tài khoản cá nhân ở mạng Twitter, báo mạng Huffington Post ngày 21.12 đưa tin.
Câu nói đùa xúc phạm nặng nề đến người da màu và bệnh nhân AIDS của Justine Sacco - Ảnh chụp từ tài khoản Twitter của Justine Sacco trước khi bị xóa
Trước khi lên máy bay sang thành phố Cape Town của Nam Phi để nghỉ mát, Sacco viết: "Tôi lên đường đến châu Phi đây. Tôi hy vọng sẽ không nhiễm bệnh AIDS. Đùa thôi, chứ tôi là người da trắng mà!".
Sau đó, Sacco thong thả tắt điện thoại và máy tính để bắt đầu chuyến bay kéo dài 10 tiếng mà không thể nào ngờ được phản ứng khủng khiếp của cộng đồng mạng.
Trong lúc cô này còn trên máy bay, các mạng xã hội đã "dậy sóng" chỉ trích câu đùa không hề "vô thưởng vô phạt nói trên".
Cụm từ #HasJustineLandedYet ("Justine đã hạ cánh chưa") trở nên cực nóng trên mạng Twitter trong ngày 20 và 21.12.
Một tổ chức thiện nguyện đã nhanh chóng đăng ký tên miền justinesacco.com để những nhà hảo tâm có thể vào đấy đóng góp cho các chương trình phòng chống bệnh AIDS như một lời phản đối đầy ý nhị trước câu đùa của cô Sacco.
Trong khi đó, hãng viễn thông Gogo (Mỹ) không bỏ lỡ dịp quảng cáo cho dịch vụ cung cấp Wifi trên máy bay của mình khi đưa ra lời bình luận trên Twitter: "Lần tới, nếu bạn định đưa câu gì đó ngu ngốc lên mạng xã hội trước khi đi máy bay, đừng quên chọn chuyến bay có dùng Gogo".
Đáng nói ở chỗ, ngoài việc là con của tỉ phú ngành mỏ Nam Phi Desmond Sacco, cô Justine Sacco còn là... người phụ trách truyền thông của tập đoàn truyền thông IAC (Mỹ). Tập đoàn này sở hữu nhiều trang tin nổi tiếng như The Daily Beast.
Sau khi cú "vạ bàn phím" của Sacco gây sốt trên mạng internet, IAC lập tức ra thông cáo khẳng định câu đùa của cô này "mang tính cá nhân và không liên quan gì đến quan điểm của công ty".
Mọi thông tin có liên quan đến Sacco trên các website của IAC đều bị xóa ngay trong lúc cô vẫn còn trên máy bay và không thể liên lạc được. Trước "hành động nghiêm trọng" này, ngày 21.12, IAC chính thức sa thải cô Sacco.
Tài khoản Twitter của Justine Sacco đã bị xóa ngay khi cô xuống sân bay Cap Town. Cô này cũng nhanh chóng "biến mất" và cắt đứt mọi liên lạc với giới truyền thông để "lánh bão".
Theo TNO
Michelle Obama hối tiếc chuyện mặc quần soóc đi chuyên cơ tổng thống Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama cho hay bà sẽ không mặc quần soóc trên chuyên cơ tổng thống Không lực Một nữa vì một lần bà mặc từng gây ra "rắc rối lớn". Đệ nhất phu nhân Mỹ mặc quần so óc bước xuống từ chiếc Không lực Một hồi tháng 8/2009. Được thế giới coi là một biểu tượng thời...