Những bức hình không thể độc đáo hơn từ nét vẽ bằng ngón tay và cả những nụ hôn
Từ những vật liệu bình thường, các nghệ sĩ đã biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt.
Điêu khắc trên vỏ chuối
Chuối – một vật liệu không ai nghĩ có thể điêu khắc được nhưng lại có thể trở thành tác phẩm vô cùng ấn tượng qua bàn tay khéo léo của con người. Người thực hiện điều này chính là Anna Chojnicka (35 tuổi) ở London (Anh). Đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, cô Chojnicka buộc phải tự cách ly. Trong lúc buồn chán, cô đã vô thức vẽ những nét nguệch ngoạc lên vỏ quả chuối, rồi nhận ra mình có thể biến quả chuối thành một tác phẩm nghệ thuật.
Chojnicka đã thực hiện một kỹ thuật độc đáo, làm thay đổi màu sắc vỏ chuối. Mỗi ngày cô đều kiên trì làm ra những tác phẩm của mình, thường là buổi tối hoặc buổi sáng. Cô dùng một mũi nhọn cùn, ấn vào vỏ chuối để lại dấu vết. Cô không đâm sâu vào quả chuối mà chỉ ấn nhẹ vào vỏ, theo thời gian vết đâm sẽ trở nên sẫm màu hơn. Cô bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn về loại hình này bằng phương pháp tạo áp lực lên vỏ chuối, sử dụng các vật dụng có sẵn thay vì dùng màu mực. Kể từ ngày phát hiện ra niềm yêu thích mới, cô đã thực hiện nhiều tác phẩm điêu khắc trên quả chuối và chia sẻ lên các nền tảng mạng xã hội, thu hút gần 9.000 lượt người theo dõi. Các tác phẩm vô cùng đa dạng, từ nhân vật hoạt hình, vẽ lại các tác phẩm hội hoạ nổi tiếng, chân dung người nổi tiếng…
Bên cạnh công việc sáng tạo, cô còn mở lớp trực tuyến để dạy điêu khắc trên quả chuối. Trong các buổi học, Anna khuyến khích người học bắt đầu với các bức tranh đơn giản, tối đa có 3 sắc độ. Phần tối nhất sẽ được làm sẫm màu trước, sau đó để qua đêm. Tiếp theo là phần tối trung bình và phần màu sáng nhất.
Qua công việc này, cô đã quyên góp được khoảng 1.600 USD cho FareShare, một tổ chức từ thiện ở Vương quốc Anh chuyên cung cấp nhu yếu phẩm cho người có nhu cầu.
Sáng tạo cùng tranh minh họa
Video đang HOT
Qua bàn tay khéo léo, những vật dụng thường ngày bỗng trở thành điểm nhấn đầy thú vị trong bộ tranh đặc biệt. Để chứng minh rằng hội họa không chỉ giới hạn trên trang giấy trắng cùng với những cây bút màu, nữ họa sĩ trẻ tuổi đến từ New Zealand Kristina Webb đã cho ra đời một bộ tranh minh họa sống động đến bất ngờ. Từ bông hoa xinh đẹp, đĩa salad, mỳ spaghetti và cả cốc nước bị đổ vào giấy cũng có thể góp mặt trong các tác phẩm của Kristina.
Để hoàn thành một bức tranh độc đáo như vậy, cô thường chụp ảnh các đồ dùng, scan chúng lên máy tính và bắt đầu “múa bút” tạo nên các nhân vật thật lung linh. Bộ tranh minh họa giữa các vật dụng ngoài đời và những nét vẽ tuyệt đẹp của Kristina đã thu hút hơn 2 triệu người theo dõi. Tác phẩm của cô đều được gợi cảm hứng từ những vật dụng quen thuộc xung quanh.
Vẽ bằng… ngón tay
Ít ai nghĩ được rằng, không cần đến bút vẽ, họa sĩ Mỹ Iris Scott vẫn có thể sáng tác nên những bức tranh tuyệt đẹp bằng ngón tay. Iris Scott muốn những bức tranh của mình có màu sắc sống động, tươi sáng nên trong một bức tranh, cô thường sử dụng hơn 100 màu. Iris Scott muốn chứng minh khả năng tiềm ẩn của đôi bàn tay khéo léo, phá bỏ giới hạn vẽ tranh chỉ bằng bút. Nữ họa sĩ cũng xuất bản một cuốn sách hướng dẫn chi tiết cách pha màu cũng như vẽ tranh bằng ngón tay.
Điêu khắc trên bánh xà phòng
Xuất phát điểm là một nhà điêu khắc thực phẩm, nghệ sĩ Nhật Bản Tomoko Sato đã chuyển sang điêu khắc trên xà phòng. Nghề chạm khắc bánh xà phòng là một nghề thủ công, đòi hỏi sự chính xác, chú ý đến từng chi tiết và sự kiên nhẫn. Từ họa tiết hình học trang nhã đến họa tiết hoa lá ấn tượng và thiết kế truyền thống Nhật Bản, không có gì là nghệ sĩ Sato không thể đưa vào các tác phẩm của mình.
Giống như các tác phẩm nghệ thuật trên trái cây, các tác phẩm chạm khắc trên bánh xà phòng của Sato có các hoa văn hình học, họa tiết hoa lá tinh xảo.
Vẽ bằng những nụ hôn
Họa sĩ Natalie Irish ở thành phố Houston, Texas (Mỹ) đã gây ấn tượng mạnh với việc vẽ tranh bằng những nụ hôn và dấu vân tay. Để thực hiện 1 tác phẩm hội họa, Natalie tô son lên môi mình, sau đó “hôn” lên một tấm vải trắng. Cô có thể thoải mái điều chỉnh đôi môi của mình để tạo ra những bức tranh như ý.
Natalie Irish đã trình diễn khả năng vẽ tranh bằng môi đặc biệt của mình với việc tạo ra bức chân dung tuyệt đẹp của huyền thoại Marilyn Monroe. Theo Natalie, cô nghĩ đến ý tưởng vẽ tranh bằng son môi trong một dịp tình cờ thử xóa nhòa son môi trên một mẩu giấy. Sau đó, cô quyết định thử vẽ chân dung Marilyn Monroe bằng môi. Tuy nhiên, vẽ tranh bằng môi khiến cô rất mỏi mắt vì phải liên tục nhìn sát vào giấy vẽ. Đó là chưa kể đến cô phải “hôn” giấy vẽ hàng nghìn lần để cho ra một tác phẩm.
Những tác phẩm nghệ thuật của Natalie Irish nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi người không chỉ vì cách vẽ đặc biệt mà còn vì tính nghệ thuật của nó.
Tác phẩm điêu khắc vô hình đầu tiên trên thế giới được bán giá không tưởng
Giá của việc bán tác phẩm điêu khắc phi vật chất của Salvatore Garau thực sự sẽ khiến bạn bất ngờ.
Tác phẩm điêu khắc vô hình được tạo ra bởi nghệ sĩ người Ý Salvatore Garau gần đây đã được một nhà sưu tập tư nhân mua lại với số tiền khổng lồ 15.000 euro trong một cuộc đấu giá.
Nếu bạn là một trong những người không thể hiểu cách ai đó có thể trả số tiền lớn cho các tài sản kỹ thuật số như trò chơi điện tử, phụ kiện hoặc các tài sản không thể thay thế (NFT) ngày càng phổ biến, thì việc bán tác phẩm điêu khắc phi vật chất của Salvatore Garau thực sự sẽ khiến bạn bất ngờ.
Với tiêu đề "I am", tác phẩm nghệ thuật vô hình về cơ bản đại diện cho một khoảng trống, một không gian trống về mặt kỹ thuật thực sự bị chiếm đóng bởi năng lượng của tác phẩm điêu khắc.
Tự hỏi chủ nhân mới của tác phẩm điêu khắc vô hình này sẽ nhận được gì cho số tiền mà mình đã bỏ ra? Nếu chúng ta đang nói những thứ hữu hình, anh ta sẽ nhận được chứng chỉ xác thực chứng minh "I am" là tài sản của người mua.
Vì vậy, làm thế nào để người ta giữ một tác phẩm điêu khắc vô hình? Người nghệ sĩ gợi ý nên lưu trữ tác phẩm nghệ thuật trong một căn phòng đặc biệt, trong một không gian không bị cản trở, có kích thước khoảng 150 150 cm (4,92 4,92 feet). Hệ thống chiếu sáng đặc biệt và kiểm soát khí hậu tốt vì "I am" là phi vật chất...
"Kết quả thành công của cuộc đấu giá minh chứng cho một sự thật không thể chối cãi: khoảng trống không là gì khác ngoài một không gian tràn đầy năng lượng, và ngay cả khi chúng ta làm trống nó và không có gì còn lại, theo nguyên tắc bất định của Heisenberg rằng hư vô có trọng lượng", Salvatore Garau nói.
Do đó, nó có năng lượng ngưng tụ và tự biến đổi thành các hạt, trong ngắn hạn trong chúng ta. Khi quyết định 'trưng bày' một tác phẩm điêu khắc phi vật chất trong một không gian nhất định, không gian đó sẽ tập trung một lượng và mật độ suy nghĩ nhất định vào một điểm chính xác, tạo ra một tác phẩm điêu khắc mà chỉ từ tiêu đề của tôi sẽ có những hình thức đa dạng nhất.
Garau coi tác phẩm điêu khắc vô hình của mình là một phép ẩn dụ hoàn hảo của thời đại chúng ta. Nó cũng rõ ràng là vượt trội so với các tác phẩm nghệ thuật mới của NFT, vì nó không chỉ độc đáo và không thể tái tạo mà còn không có tác động đến môi trường.
Khung cảnh ngoạn mục ở thành phố băng tuyết Trung Quốc Lễ hội Băng tuyết Cáp Nhĩ Tân lần thứ 37 đang diễn ra cho thấy khung cảnh ngoạn mục với những tác phẩm băng tuyết tuyệt đẹp. Khung cảnh ngoạn mục ở thành phố băng tuyết Trung Quốc Là một trong những lễ hội băng đăng lớn nhất thế giới, lễ hội băng tuyết Cáp Nhĩ Tân là màn trình diễn sáng tạo...