Những bức ảnh tuyệt đẹp về Tây Ninh năm 1965
Mảnh đất Tây Ninh năm 1965 hiện lên với vẻ đẹp thơ mộng và đầy sức sống trong những bức ảnh của cựu binh Mỹ John Hansen.
Làng xóm ven sông ở Tây Ninh năm 1965.
Khung cảnh thơ mộng của miền quê với những hàng dừa soi bóng xuống sông nước.
Những ngôi nhà nổi của ngư dân miền Tây.
Núi Bà Đen – ngọn núi cao nhất Nam Bộ hiện lên ở chân trời.
Hai người phụ nữ giặt đồ bên bến nước.
Cậu bé câu cá.
Video đang HOT
Người nông dân di chuyển bằng xe bò kéo.
Cầu Quan, một biểu tượng của Tây Ninh.
Chợ Long Hoa ở trung tâm thị xã Tây Ninh.
Bến xe lôi cạnh chợ Long Hoa.
Bến xe khách Tây Ninh.
Xe khách Sài Gòn – Tây Ninh.
Quang cảnh ở đường phố trung tâm thị xã Tây Ninh năm 1965.
Một góc phố trung tâm thị xã.
Cửa hàng xăn dầu Shell.
Một chiếc xe cũ kỹ vào đổ xăng.
Xe ngựa chở khách ở thị xã.
Rạp chiếu phim thị xã Tây Ninh.
Theo_Kiến Thức
Bức ảnh kinh hoàng nhất về vụ đánh bom khủng bố tại Bỉ
Bức ảnh này khiến cả thế giới bàng hoàng. Nó lột tả toàn bộ sự chết chóc, đau thương của vụ khủng bố tại sân bay quốc tế Zaventem của Bỉ. Bức ảnh được gần như tất cả các tờ báo lớn nhỏ trên thế giới đăng tải trên trang nhất.
Không bao quát toàn bộ khung cảnh hoang tàn của sân bay Zaventem hay cận cảnh những mảnh thi thể của người bị nạn, chỉ đơn giản là hình ảnh một người phụ nữ với bộ áo rách, bị thương nặng ở bàn chân, ngồi dựa lưng vào tường, ánh mắt hoảng loạn, sợ sệt đến tột cùng.
Cảm xúc biểu lộ trên khuôn mặt lấm lem của người phụ nữ đó vô hình chung khiến nhiều người cảm nhận được cái chết gần kề, sự hoảng loạn của hàng trăm người đang có mặt tại sân bay Zaventem vào ngày định mệnh 22-3.
Người phụ nữ trong bức ảnh cũng nhanh chóng trở thành nhân vật khiến nhiều người tò mò muốn biết danh tính. Tờ The Guardian của Anh đã xác định được nạn nhân trong bức ảnh là Nidhi Chaphekar, một tiếp viên hàng không Ấn Độ. Cô đến từ Mumbai và có mặt tại sảnh sân bay chờ đồng nghiệp trước khi bắt đầu một chuyến bay đến Newark, Mỹ.
Cô gái áo vàng bị thương trong ảnh được xác định là Nidhi Chaphekar, một tiếp viên hàng không Ấn Độ
Khi Chaphekar đang làm thủ tục tại quầy cũng là thời điểm hai quả bom phát nổ, làm sập trần nhà giết chết 14 người và khiến hàng chục người khác bị thương.
The Sun dẫn lời ông Rahul Taneja, giám đốc điều hành hãng hàng không Jet Airways - nơi Chaphekar công tác cho biết, Chaphekar là một trong 2 thành viên phi hành đoàn của công ty đang có mặt tại sân bay Zaventem làm nhiệm vụ. Một đồng nghiệp nam của cô là Amit Motwani bị chấn thương mắt, cũng được chuyển vào bệnh viện để điều trị.
Trong một dòng trạng thái đăng tải lên Twitter hôm 23-3, ông Rahul Taneja nói rằng cả 2 nhân viên của họ đều đang phục hồi tốt trong bệnh viện. "Chúng tôi đang phối hợp với chính quyền địa phương và bệnh viện nhằm cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho 2 nhân viên bị nạn tại Brussels. Chúng tôi cũng sắp xếp cho gia đình của họ được đến Brussels thăm hỏi".
Ngay sau vụ đánh bom tại sân bay quốc tế Zaventem, một vụ đánh bom khác cũng xảy ra tại nhà ga tàu điện ngầm Brussels giết chết 20 người
Được biết, bức ảnh đầy ám ảnh về Chaphekar do Ketevan Kardava, một phóng viên của Đài truyền hình Gruzia chụp lại. Ngay lập tức, nó trở thành một trong những bức ảnh được chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội với hashtag #PrayforNidhi và được nhiều tờ báo lớn trên thế giới như New York Times, The Guardian đăng tải ngay trên trang nhất.
Phóng viên Kardava cho biết, cô chụp bức ảnh này lúc đang có mặt tại sân bay làm thủ tục đến Geneva, báo cáo kết quả đàm phán giữa Nga và Gruzia thì bất ngờ quả bom đầu tiên phát nổ.
"Cửa ra vào và cửa sổ bị thổi bay, tất cả mọi thứ trùm trong bụi và khói. Xung quanh tôi hàng chục người thi thể không còn nguyên vẹn, họ bị mất tay chân, nằm trong vũng máu. Tôi không thể tin nổi tôi vẫn còn đôi chân của mình. Tôi bị sốc nặng", Kardava nói với tạp chí Time.
Sau vụ đánh bom thứ hai, Kardava đã cố gắng chạy đến một nơi an toàn hơn và chụp ảnh "Tôi muốn chụp ảnh, đó là nhiệm vụ của tôi. Tôi cần phải cho thế giới biết những gì đang xảy ra. Tôi là người duy nhất ở chỗ này".
Nói về bức ảnh của mình, Kardava cho biết đó là bức ảnh đầu tiên cô chụp trong vụ khủng bố, "Cô ấy đã bị sốc, không nói lên lời. Cô không khóc, không la hét, chỉ sợ hãi nhìn xung quanh".
Theo_An ninh thủ đô
Dẫm chân lên cỏ, chen nhau chụp ảnh ở Kim Mã Sau nhiều ngày rét đậm, thời tiết ấm áp trở lại, lượng người đổ về đoạn đường Kim Mã chụp ảnh rất đông khiến cả đoạn đường tắc nghẽn. Những ngày gần đây, đặc biệt là vào ngày cuối tuần, lượng người đổ về phố Kim Mã (Ba Đình) chụp ảnh rất đông. Do diện tích đoạn đường có hạn nhưng lượng người...