Những bức ảnh từ vệ tinh kể chuyện thời sự toàn cầu
Những sự kiện thời sự thế giới khi quan sát từ vệ tinh luôn có sức hấp dẫn đặc biệt. Từ các vùng chiến sự tới các thảm họa tự nhiên, hay các hoạt động quân sự bí mật…tất cả đều không thể trốn được những “mắt thần” từ bầu trời.
Một bức ảnh vệ tinh chụp khu vực bãi Chữ Thập trên Biển Đông, nơi Trung Quốc đã xây dựng đường băng phi pháp thứ ba tai đây, một chuyên gia Mỹ khẳng định, dựa trên bức ảnh vệ tinh chụp hồi tuần trước. So với thời điểm 2006 (ảnh nhỏ), Trung Quốc đã thay đổi lớn hiện trạng tại đây (Ảnh: CSIS)
Hai bức ảnh chụp Đền Bel trước (ảnh trên) và sau khi bị phá hủy. Nhóm Hồi giáo cực đoan IS đã phá hủy một phần ngôi đền có từ thời La Mã, tại thành phố Palmyra của Syria (Ảnh: UrtheCast)
Một bức ảnh vệ tinh chụp bãi đá Vành Khăn hôm 16/3/2015, cho thấy thay đổi lớn so với thời điểm 24/1/2012 (ảnh nhỏ). Bức ảnh vệ tinh cho thấy một loạt tàu hút cát Trung Quốc đang hút và bơm cát lên bãi đá, trong hoạt động cải tạo phi pháp. Bắc Kinh luôn tuyên bố có quyền xây dựng trên các khu vực tranh chấp trong Biển Đông bất chấp dư luận quốc tế (Ảnh: AFP)
Tháng 4/2014, ảnh vệ tinh cho thấy các chiến đấu cơ SU-27/30, SU-24 và MiG-31 của Nga tại căn cứ không quân Buturlinovka, cách biên giới Ukraine 150km. (Ảnh: AFP)
Tháng 1/2015, tổ chức Ân xá quốc tế công bố bức ảnh vệ tinh chụp khu vực Baga, đông bắc Nigeria sau vụ thảm sát một lượng lớn dân thường do nhóm vũ trang Boko Haram thực hiện. Vụ tấn công, được tin là gây thương vong lớn nhất trong lịch sử Boko Haram, khiến cả thị trấn hầu như bị san phẳng, với hàng trăm thậm chí tới 2 nghìn dân thường bị sát hại. (Ảnh: DigitalGlobe)
Ngày 17/1/2012, tàu du lịch hạng sang Costa Concordia bị lật nghiêng sau khi mắc cạn, ngoài khơi bờ biển Giglio, Ý.
Video đang HOT
Bức ảnh chụp từ vệ tinh ngày 23/11/2012 cho thấy khu vực trạm phóng vệ tinh Sohae của Triều Tiên, tại tỉnh Bắc Pyongan. Các nhà phân tích khi đó nhận định nước này “có thể sẵn sàng phóng một tên lửa trong vòng 3 tuần” từ cơ sở này. Và quả thực tháng 12/2012, Bình Nhưỡng đã phóng thành công một vệ tinh, sử dụng tên lửa Unha-3.
Khu vực Masha al-Arbíeen, tại Hama, Syria ngày 28/9/2012 (ảnh trái) và ngày 13/10/2012. Chính quyền Syria đã dùng thuốc nổ và xe ủi để phá hủy hàng nghìn tòa nhà. Dấu tính về sự thay đổi có thể thấy rõ từ vệ tinh.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc chạy thử trên biển Hoàng Hải, cách cảng Đại Liên chừng 100km về phía Đông Nam, trong bức ảnh được DigitalGlobe công bố ngày 14/12/2011.
Dòng người tị nạn Syria tháo chạy tập trung tại biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ
Một bến cảng bí mật, bao gồm đường hầm (phía trên) đã được xây dựng tại căn cứ hải quân Tam Á của Trung Quốc, tại rìa phía Nam đảo Hải Nam. Nơi đây được tin là khu vực đồn trú của tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân và có thể đón nhiều tàu sân bay.
Một bức ảnh vệ tinh cho thấy đường ống dẫn dầu tại tỉnh Homs, Syria bốc cháy dữ dội. Tuyến ống chạy qua khu vực Baba Amr do phe nổi dậy kiểm soát, tại Homs, đã bị binh sỹ quân đội pháo kích suốt 12 ngày. Hãng thông tấn Nhà nước Syria SANA thì cáo buộc những kẻ khủng bố vũ trang đã thực hiện vụ tấn công.
Một bức ảnh chụp bờ biển Tây nam Sri Lanka gần Kalutara, hôm 26/12/2004, lúc 10 giờ 20 phút giờ địa phương, không lâu sau khi một cơn sóng thần ập vào.
Một bức ảnh khác cho thấy trận sóng thần năm 2004 trước và sau khi đổ ập vào bờ biển Banda Aceh, Indonesia.
Thanh Tùng
Theo Dantri/Telegraph
Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc xây đường băng thứ 3 tại quần đảo Trường Sa
Trung Quốc đang xây đường băng thứ 3 tại quần đảo Trường Sa, một chuyên gia Mỹ ngày 14/9 cho biết, trích dẫn các bức ảnh vệ tinh mới được chụp hồi tuần trước.
Ảnh vệ tinh "tố" hoạt động cải tạo của Trung Quốc tại bãi đá Vành Khăn (Ảnh: CSIS)
Các bức ảnh được chụp cho Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington đã vạch trần việc xây dựng của Trung Quốc tại bãi đá Vành Khăn, một trong số vài đào nhân tạo mà Bắc Kinh thiết lập trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Chuyên gia Greg Poling, giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc CSIS và cũng là chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á, nói với Reuters rằng các bức ảnh đã cho thấy một khu vực san đất hình chữ nhật, dài 3.000m tại bãi Vành Khăn, giống những gì Trung Quốc đã làm trên 2 bãi đá khác là Xu Bi và Chữ Thập.
"Rõ ràng, những gì chúng ta nhìn thấy sẽ là một đường băng dài 3.000 m. Chúng ta cũng nhìn thấy các công tác thi công một số cơ sở cảng phục vụ các tàu", ông Poling nói thêm.
Các chuyên gia an ninh cảnh báo, đường băng trên có thể đủ rộng để chứa hầu hết các máy bay quân sự của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh có tầm với lớn hơn vào tâm Biển Đông, nơi Trung Quốc và vài quốc gia Đông Nam Á đang có tranh chấp chủ quyền.
Thông tin trên được đưa ra ngay trước chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Washington vào tuần tới. Các lo ngại của Mỹ về các tuyên bố chủ quyền ngày càng quyết liệt của Trung Quốc dự kiến sẽ là chủ đề chính trong chương trình nghị sự của chuyến thăm.
Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, ông Bill Urban, từ chối bình luận cụ thể về đánh giá của chuyên gia Greg Poling, nhưng nhắc lại các kêu gọi của Mỹ nhằm ngừng việc cải tạo đất, xây dựng và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông "để giảm căng thẳng và tạo không gian cho các giải pháp ngoại giao".
Các ý đồ của Trung Quốc đối với dự án, và việc tiếp tục xây dựng, sẽ không giảm căng thẳng hay dẫn tới một giải pháp ngoại giao có ý nghĩa", ông Urban nói thêm.
Đe dọa toàn bộ giao thông hàng không
Ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động xây đường băng phi pháp của Trung Quốc tại bãi Xu Bi (Ảnh: CSIS)
Chuyên gia Poling cho rằng 3 đường băng, một khi được hoàn thành, sẽ cho phép Trung Quốc đe dọa toàn bộ giao thông hàng không trên các thực thể mà nước này đơn phương tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Sẽ đặc biệt lo ngại nếu Trung Quốc lắp đặt các hệ thống phòng không tiên tiến, chuyên gia Mỹ cảnh báo.
Các bức ảnh vệ tinh từ cuối tháng 6 cũng cho thấy Trung Quốc đã gần hoàn thành một đường băng dài 3.000 trên bãi đá Chữ Thập.
Các bức ảnh vệ tinh mới đây còn cho thấy công tác cải tạo đất tại bãi Xu Bi, mở đường để xây dựng một đường băng khác. Ông Poling cho biết các bức ảnh mới nhất đã rõ ràng cho thấy một đường băng như vậy đang được xây dựng tại Xu Bi.
Trung Quốc đã đẩy mạnh việc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông từ năm ngoái, vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ Mỹ và cộng đồng quốc tế.
Khi được hỏi về công tác xây dựng trên bãi đá Vành Khăn, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 14/9 đã biện bạch rằng các hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa và khu vực lân cận "đều nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc". Ông Hồng còn ngang nhiên nói Trung Quốc có quyền thiết lập các cơ sở quân sự tại đó.
An Bình
Theo Dantri
Ảnh vệ tinh "vạch trần" Trung Quốc xây đường băng trên bãi Xu Bi Những hình ảnh vệ tinh chụp bãi Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào ngày 3/9/2015 đã cho thấy rõ ràng việc Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng một đường băng phi pháp tại đây. Tờ Diplomat đưa tin, Trung Quốc bị phát hiện đang thực hiện công tác san nền đất trên bãi Xu Bi. Với độ...