Những bức “ảnh tự sướng” lâu đời nhất mọi thời đại
Mọi người đã chụp “ảnh tự sướng” từ rất lâu, nhưng tại thời điểm những bức ảnh này xuất hiện, chúng được gọi là “chân dung tự họa”.
Những bức “ảnh tự sướng” này được chụp bởi những chiếc máy ảnh đầu tiên và đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho chúng ta hiểu thế giới nhiếp ảnh đã phát triển như thế nào trong lịch sử.
“Ảnh tự sướng” lâu đời nhất thế giới của Robert Cornelius (1839).
Robert Cornelius là người tiên phong trong lịch sử nhiếp ảnh Mỹ. Gia đình của anh là những người nhập cư từ Amsterdam và cha của Cornelius là một thợ chế tác bạc, sau đó đã mở một công ty sản xuất đèn.
Khi Cornelius học xong, anh bắt đầu làm việc cho cha mình và trở thành một chuyên gia về mạ bạc và đánh bóng kim loại. Tác phẩm của anh trở nên nổi tiếng đến mức khi Daguerreotype – quy trình nhiếp ảnh đầu tiên được phát minh, anh đã được Joseph Saxton – nhiếp ảnh gia người Mỹ đầu tiên được biết đến tiếp cận để nhờ anh ta tạo ra một tấm bạc cho Daguerreotype của mình. Chính điều này đã khiến cho Robert Cornelius bắt đầu quan tâm đến nhiếp ảnh.
Cornelius rất quan tâm đến hóa học khi còn đi học, vì vậy, anh đã kết hợp kiến thức hóa học của mình với kinh nghiệm luyện kim và làm việc để cải thiện mô hình Daguerreotype.
Năm 1839, ở tuổi 30, anh chụp ảnh selfies bên ngoài cửa hàng của gia đình và hình ảnh này được coi là bức “ảnh tự sướng” đầu tiên trên thế giới. Cornelius phải ngồi bất động trong khoảng 10 – 15 phút để có thể thực hiện tấm ảnh này.
Chân dung tự họa một người đàn ông bị chết đuối của Hippolyte Bayard (1840).
Hippolyte Bayard là một nhiếp ảnh gia người Pháp và là người tiên phong trong lịch sử nhiếp ảnh. Ông đã phát minh ra quy trình của riêng mình tạo ra các bản in giấy trực tiếp trong máy ảnh.
Vào ngày 24/6/1839, ông trở thành người đầu tiên tổ chức triển lãm ảnh công cộng. Ông cũng tuyên bố đã phát minh ra nhiếp ảnh trước Louis-Jacques Mandé Daguerre của Pháp và William Henry Fox Talbot của Anh (hai người đàn ông được ca ngợi là nhà phát minh nhiếp ảnh).
Phương pháp phát triển ảnh của Bayard liên quan đến việc phơi giấy bạc clorua ra ánh sáng. Điều này đã biến giấy thành màu đen. Tờ giấy đen sau đó được ngâm kali iodua trước khi tiếp xúc với máy ảnh. Sau khi tiếp xúc, nó được rửa trong dung dịch hyposeulfite của soda và để khô.
Bayard muốn đưa kỹ thuật của mình đến Viện hàn lâm Khoa học Pháp, nhưng vì một vài lí do mà Bayard mất cơ hội được công nhận là một trong những nhà phát minh nhiếp ảnh. Để đối phó với sự bất công mà anh ta phải chịu, anh ta đã tạo ra kiệt tác của mình là Chân dung tự họa như một người đàn ông bị đuối nước vào năm 1840.
Những bức chân dung tự họa của Jean-Gabriel Eynard có từ năm 1847 (trái), 1851 (giữa) và 1853 (phải).
Jean-Gabriel Eynard là một trong những người đầu tiên đam mê phương pháp nhiếp ảnh Daguerreotype. Ông bắt đầu sử dụng Daguerreotype vào năm 1839. Điều này khiến ông trở thành một trong những người đầu tiên ở Thụy Sĩ sử dụng phương pháp chụp ảnh này. Ông giữ niềm đam mê của mình cho đến khi trút hơi thở cuối cùng vào năm 1863.
Henri Evenepoel, họa sĩ người Bỉ chụp “ảnh tự sướng” vào năm 1898.
Video đang HOT
Henri-Jacques-Edouard Evenepoel là một nghệ sĩ đến từ Bỉ, nổi tiếng với các tác phẩm nghệ thuật liên quan đến Fauvism – Trường phái dã thú, phong cách hội họa của một nhóm các nghệ sĩ hiện đại của thế kỷ 20.
Những nhóm nghệ sĩ đặc biệt này nhấn mạnh phong cách nghệ thuật sôi động và đầy màu sắc trái ngược với phong cách đại diện hoặc hiện thực phổ biến tại thời điểm đó.
Nhưng họa sĩ người Bỉ này không chỉ bị bó buộc tư tưởng trong những bức tranh. Evenepoel đã thử nghiệm với máy ảnh selfies và nghiêm túc coi chúng như một hình thức thể hiện nghệ thuật. Bức ảnh trên là bức ảnh selfies được Evenepoel chụp vào khoảng năm 1897-1898.
Năm bức ảnh của Hannah Maynard trong một khung hình được thực hiện nhờ vào nhiều lần phơi sáng (1893).
Hannah Maynard hoạt động vào cuối những năm 1800, chủ yếu vào khoảng năm 1893. Cô là nhiếp ảnh gia chính thức đầu tiên của Sở Cảnh sát Victoria. Cô ấy nổi tiếng với những bức “ảnh tự sướng” lập dị khi xuất hiện nhiều hình ảnh của chính mình trong cùng một bức hình chân dung.
Giống như trong bức ảnh trên, có năm hình ảnh của Hannah Maynard trong cùng một khung hình! Bí quyết để thực hiện những bức ảnh này là là sử dụng nhiều lần phơi sáng. Maynard dường như đã vượt quá khả năng của các máy ảnh có sẵn trong thời gian đó.
Bức “ảnh tự sướng” của Hannah Maynard với ba người trong đó được chụp bằng nhiều lần phơi sáng.
Trong bức ảnh trên, hai cô được miêu tả, mặc quần áo giống hệt Victoria và uống trà. Ngoài ra, dường như có một bức tranh của cô ấy trên tường, rót trà lên một trong những Hannahs đang ngồi.
Người phụ nữ vô danh chụp “ảnh tự sướng” qua gương, sử dụng máy ảnh hộp Kodak có từ năm 1900.
Bức chân dung tự họa của Harold Cazneaux (1904).
Harold Cazneaux là người tiên phong trong lịch sử nhiếp ảnh Úc. Ông học tại Trường Thiết kế, Hội họa và Nghệ thuật Kỹ thuật và làm việc tại Freeman & Co., một trong những studio chụp ảnh lâu đời nhất ở Sydney. Ông là người Úc đầu tiên tổ chức triển lãm vào năm 1909.
Bức ảnh trên được chụp bởi nhiếp ảnh gia vào năm 1904. Bức ảnh này không giống những bức ảnh tự sướng thông thường khác vì nó được chụp ngoài trời.
Những bức chân dung tự họa của Harold Cazneaux được chụp vào năm 1910 (trái) và 1937 (phải).
Bức chân dung tự họa của Joseph Byron có từ năm 1910-1920.
Theo Trí thức trẻ
Số 7 đem lại may mắn hay chết chóc?
Thế giới tồn tại 7 kỳ quan cổ đại, một tuần có 7 ngày, 7 vòng tròn của vũ trụ, cầu vồng có 7 sắc hay âm nhạc có 7 nốt... Và còn rất nhiều điều bí ẩn mang tên số 7.
Số 7 - số của sự huyền bí
Ở phương Tây, theo trường phái Thuật số do nhà toán học Pytago sáng lập thì số 7 là con số về những điều huyền bí, thần kỳ. Sách Vận mệnh đời người qua thuật số phương Tây viết: "Nó là con số linh thiêng đối với các hội thần bí của Ấn giáo, Ai Cập, Hy Lạp, Do Thái cổ và cả Trung Quốc. Số 7 tượng trưng cho sức mạnh thần linh trong thiên nhiên. Vì không chia chẵn cho số nào cả nên nó được so với Thượng Đế. Số 7 cũng tiêu biểu cho giai đoạn cuối trước khi hoàn thiện và gắn kết với 70 năm của kiếp nhân sinh. Số 7 chi phối nhịp của sự sống. Thời xa xưa người ta quan niệm có 7 hành tinh tạo ảnh hưởng lên các sự kiện ở trái đất và gắn với 7 ngày trong tuần".
Số 7 là số của những điều huyền bí, thần kỳ.
Ở phương Đông, số 7 gắn với quan niệm về tháng 7 (âm lịch) là tháng cô hồn, tháng có mở cửa mả, xá tội vong nhân. Dân gian cho rằng, ngày 2/7, Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ tự do trở về dương thế và phải trở về vào đêm 14/7 trước khi cửa âm phủ đóng bởi thế mà người ta gọi tháng 7 tháng của ma quỷ, không đem lại may mắn. Chính vì vậy,hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,... đều tránh tháng 7.
Riêng số 7 cũng được xem là một số không mang lại may mắn tốt đẹp. Ở Trung Quốc, số 7 tượng trưng cho sự bỏ rơi và tức giận, hay kể cả cái chết. Còn ở Việt Nam, trong việc chọn ngày để đi đâu đó xa, người dân không bao giờ chọn ngày có số 7, chính vì thế mới có câu "chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3" .
Ở Nhật Bản, số 7 được coi là một con số may mắn. Niềm tin này phát triển từ nền văn hóa và tôn giáo của đất nước chứ không phải chỉ là một trào lưu được truyền vào từ những nước khác.
Là một quốc gia mà người dân đa số theo Phật giáo, số 7 có ý nghĩa khá quan trọng trong đời sống tâm linh của người Nhật. Theo Phật giáo, một người có thể được tái sinh 7 lần trước khi vào được cõi Niết Bàn. Hình tượng biểu tượng của con số 7 này có thể được coi là điểm gốc của hình tượng con số 7 trong văn hóa Nhật.
Văn hóa Nhật Bản có "7 vị thần may mắn": Ebisu (thần phù hộ người đi biển và nhà nông), Daikoku (thần của thương nghiệp và của cải, mùa màng), Bishamon (thần bảo vệ Phật giáo và hòa bình), Benten (thần của kiến thức, tài biện luận, âm nhạc và cái đẹp), Fukurokuju (thần Phúc-Lộc-Thọ), Juroji (thần của sức khỏe, sự trường sinh và trí tuệ), Hotei (thần của tiền tài, phước lộc và sự thịnh vượng).
Số 7 là số may mắn của người Nhật Bản.
Số 7 cũng gắn liền với lễ kỉ niệm sự sống và cái chết của con người. Người Nhật thường tổ chức lễ mừng 7 ngày sau sinh của trẻ con. Ngược lại, người ta cũng cho rằng bảy ngày là khoảng thời gian cần thiết để linh hồn người chết về với cõi âm. Nhiều lễ hội của Nhật cũng được tổ chức liên quan đến số 7 như ngày lễ 7-5-3 của trẻ con hay lễ Tanabata vào 7/7.
Theo quan niệm cổ xưa, con người có 7 lỗ (khiếu): là hai mắt, 2 tai, 2 lỗ mũi, mồm để hấp thụ vật chất và tinh thần từ vũ trụ (đàn bà có thêm 2 nhưng khi hết chức năng sinh đẻ lại trở về con số 7). Mỗi khiếu là một vía. Cứ một vía thì phải cúng 7 ngày. Cho nên có tục cúng tuần đầu tiên.
Con người gọi cúng 7 ngày là cúng giải vía, cúng 49 ngày gọi là cúng chung thất, nghĩa là hết 7 tuần. Với quan niệm rằng linh hồn người chết phải đi qua 10 cửa ngục (thập điện Diêm vương), cúng 7 tuần cũng tương ứng với 7 cửa ngục (cúng 100 ngày là qua cửa thứ 8, giỗ đầu là cửa thứ 9, giỗ hết (mãn tang) là cửa thứ 10). Còn theo thuyết của phái Mật Tông (Tây Tạng), con người sống trên trái đất chịu sự chi phối của 7 vị tinh quân: mặt trăng, mặt trời, sao thuỷ, hoả, mộc, kim, thổ. Mỗi vị cai quản một cung, mỗi cung lại có 7 phân bộ, cả thảy phân bộ vì thế nếu muốn linh hồn siêu thoát phải cúng đủ 49 phân bộ.
Theo đạo Phật, con số 7 mang ý nghĩa to lớn. Nó được coi là con số đi lên (số phất) vì khi sinh ra, Đức Phật bước 7 bước, nở ra 7 đóa hoa sen. Đến khi chết, con người bị đày xuống 7 tầng địa ngục và để cúng cho người đã mất người ta lấy bội số của 7 là 49 ngày.
Theo Phật giáo, số 7 mang ý nghĩa to lớn.
Số 7 là quyền năng mạnh nhất của mặt trời, nó tượng trưng cho sự thành tựu sinh hóa cả vũ trụ không gian là đông, tây, nam, bắc; thời gian là quá khứ, hiện tại, tương lai. Thời cổ cho rằng có 7 mặt trời hoạt động xung quanh và chiếu sáng cho trái đất, loài người nhận thức có 7 tầng trời khác nhau, cùng với 7 sắc cầu vồng tạo nên ấn tượng mạnh mẽ của số 7. Số 7 đem lại sức sống cho vạn vật, đem lại ánh sáng và hy vọng cho loài người.
Số 7 - số của sự kỳ diệu
7 giai đoạn tiến hóa của loài người.
Nhắc đến số 7, chúng ta có thể kể ngay đến những sự trùng hợp ấn tượng mà cả thế giới đều biết như: âm nhạc có 7 nốt, cầu vồng có 7 sắc, 1 tuần có 7 ngày, thế giới có 7 châu lục, cuốn sách nổi tiếng nhất của Stephan Covey có tựa đề "7 Thói quen của Người thành đạt", từ Thành công trong tiếng Anh SUCCESS có 7 chữ cái và Văn minh nhân loại có 7 kỳ quan".
Đó là những điều ai cũng biết nhưng có rất nhiều sự thật thú vị về số 7 mà không phải ai cũng biết:
Loài người có 7 giai đoạn tiến hoá và con người có 7 cái lỗ trên mặt ( 2 mắt, 2 tai, 2 lỗ mũi và một cái miệng) cùng với 7 trạng thái tinh thần khác nhau (ái, ố, hỉ, nộ, lạc, ai, dục - mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn).
Đức Chúa Trời đã mất 7 ngày để tạo ra vũ trụ. Eva cũng được tạo ra từ xương sườn thứ 7 của Adam trong khi đó Adam được "tạo ra" vào ngày 7/10 (ngày đầu tiên của Tishri - tháng 7 theo lịch Do Thái).
Bảy thứ quý báu nhất với con người (thất bảo): vàng bạc, ngọc, hổ phách, mã não, xà cừ, san hô, lưu ly
Có 7 vị chính : chua, cay, mặn, ngọt, đắng, chát, nồng.
Có 7 loại quân trên bàn cờ: tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt.
Hàng năm Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau ngày 7 tháng 7 âm lịch.
Loài người sáng tạo ra 7 loại hình nghệ thuật cơ bản trong suốt thời kỳ lịch sử phát triển của mình: Điêu khắc, Hội họa, Âm nhạc, Múa, Văn học, Sân khấu, Điện ảnh. Chính bởi thế mà điện ảnh còn được gọi là môn nghệ thuật thứ bảy.
7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới công bố vào thứ 7 ngày 7/7/2007.
Bảy thiên thể mà mắt thường có thể nhìn thấy trong Hệ Mặt Trời là: Sun - Mặt Trời, Moon - Mặt Trăng, Mars - Sao Hỏa, Mercury - Sao Thủy, Jupiter - Sao Mộc, Venus - Sao Kim, Saturn - Sao Thổ.
Bảy thiên thể này tương ứng với bảy ngày trong tuần là: Sunday - Chủ nhật, Monday - Thứ hai,(tiếng Pháp)Mardi - Thứ ba, (tiếng Pháp) Mercredi - Thứ tư, (tiếng Pháp) Jeudi - Thứ năm, (Pháp) Vendredi - Thứ sáu, Saturday - Thứ bảy.
"Cơn sốt số 7" trên thế giới vào thứ 7 ngày mùng 7 tháng 7 năm 2007. Hôm đó: 7 kỳ quan của thế giới mới được công bố tại Lisbon (Bồ Đào Nha), chương trình hòa nhạc "Live Earth" diễn ra tại 7 châu lục, hàng chục ngàn cặp tình nhân tổ chức hôn lễ với những tiêu chuẩn "hoàn hảo" như 7 phù dâu, 7 phù rể, bánh 7 tầng, hoa 7 loại, tiệc 7 món,...
Theo Khám phá
Tư liệu tiết lộ cuộc đời Leonardo Da Vinci Sách tiểu sử "Leonardo da Vinci" cho thấy năng lực sáng tạo phi thường, phát minh vĩ đại, khả năng kết nối khoa học và nghệ thuật của danh họa Leonardo. Khoảng năm 1468, Leonardo 14 tuổi, theo học Andrea del Verrocchio - họa sĩ đại tài kiêm kỹ sư. Trong ảnh là bức vẽ thuộc thời kỳ đầu của ông, hình nhìn...