Những bức ảnh du lịch đẹp nhất năm
National Geographic Traveler công bố 12 ảnh đẹp nhất tranh tài cuộc thi ảnh du lịch 2020 với 4 mục Thành phố, Phong cảnh, Thiên nhiên và Con người.
Cuộc thi ảnh du lịch của National Geographic Traveller được tổ chức hàng năm từ 2011 thu hút hàng nghìn tác phẩm. Năm nay, cuộc thi có hơn 4.500 ảnh của các tác giả trên khắp thế giới gửi về dự thi ở 4 mục Thành phố, Phong cảnh, Thiên nhiên và Con người. Mỗi mục ban giám khảo chọn ra 3 bức đẹp nhất để quyết định những người dành giải cao nhất vào 25/8.
Trong mục ảnh Thành phố, bức đầu tiên được công bố là ảnh chụp cảnh nhà thờ Đức Mẹ trước Tyn ở Prague, CH Czech, của nhiếp ảnh gia Holly Barber.
Hình ảnh 2 người phụ nữ đi bộ trong thành phố Bari Vecchia, miền nam Italy của tác giả Mick Ryan.
Hình ảnh những căn hộ nhiều màu do nhiếp ảnh gia Jordan Banks chụp tại tòa nhà Soho ở Odaiba, hòn đảo nhân tạo thuộc vịnh Tokyo, Nhật Bản.
Video đang HOT
Tác phẩm Tu viện Thiksey ở Ladakh – vùng đất Phật yên bình của miền bắc Ấn Độ. Tu viện nằm giữa vùng hoang mạc núi đá hùng vỹ bao quanh. Đây là một trong 3 bức đẹp nhất thuộc mục ảnh Phong cảnh.
Ảnh “Gỗ chết” ở Vườn quốc gia Namib-Naukluft, Namibia của nhiếp ảnh gia George Turnbull.
“Những thửa ruộng bậc thang Nguyên Dương” mùa nước đổ ở Vân Nam, phía nam dãy núi Ailao, Trung Quốc của tác giả Eric Ho.
Trong mục ảnh Thiên nhiên, một trong 3 tác phẩm vào chung kết là “Cô đơn trong bão cát”. Đây là ảnh chụp một con sư tử đứng giữa báo cát bên bờ sông Mara, Kenya.
Ảnh cá đuối chụp ở gần đảo Cocos, Costa Rica của nhiếp ảnh gia Francesca Page.
Đàn hồng hạc, chim non và những chiếc tổ trong hồ Natron, Tanzania. Ảnh cũng tranh giải cao nhất trong mục Thiên nhiên của National Geographic Traveller năm nay.
Ở mục ảnh Con người, một trong những bức xuất sắc nhất do Hariel Torres chụp tại lễ hội Matavaa tổ chức ở đảo Ua Pou thuộc quần đảo Marquesas. Đây là cảnh người dân thực hiện điệu nhảy Haka với những chuyển động mạnh mẽ.
Nhiếp ảnh gia Kay Lockett chụp bức ảnh về Dugerjav là mẹ 8 con và bà của 22 cháu ở Mông Cổ. Bà tự hào đeo Huân chương Người Mẹ Vinh quang của mình trên ngực áo. Ở Mông Cổ, một quốc gia thưa dân, việc làm mẹ được coi là nghĩa vụ yêu nước và chính phủ tôn vinh những phụ nữ có nhiều con.
Bức ảnh cuối cùng của mục Con người là ông cụ thợ rèn Danchu ở Transylvania, Romania do Lynn Fraser chụp.
Một địa chỉ đỏ của du lịch Hà Nội
Di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò là một trong những địa chỉ đỏ của du lịch về nguồn của Hà Nội, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng tới các tầng lớp nhân dân Thủ đô và cả nước. Đây cũng là nơi thu hút đông khách du lịch quốc tế đến tham quan, tìm hiểu.
Khách tham quan dâng hương tại Đài tưởng niệm các chiến sĩ yêu nước và cách mạng tại di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò. Ảnh: Anh Tuấn
Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò nằm ngay trung tâm TP Hà Nội do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1896 nhằm giam giữ những người Việt Nam yêu nước đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập, tự do cho dân tộc. ược xây trên đất của một làng nghề với các lò nung gốm, cho nên nơi đây thường được gọi là Nhà tù Hỏa Lò. Với thiết kế ban đầu dự định giam giữ khoảng 450 tù nhân, nhưng cùng với các phong trào cách mạng sục sôi, thực dân Pháp phải nhiều lần mở rộng các khu vực nhà giam lên 2.000 người với các trang thiết bị, công cụ tra tấn và chế độ lao lý hà khắc. ây là một trong những nhà tù được canh phòng cẩn mật với bức tường bằng đá, cốt thép cao 4 m, dày 0,5 m, được gia cố bởi hệ thống dây thép gai có dòng điện cao thế chạy qua, bốn góc là những tháp canh có lính gác ngày đêm. Hệ thống phòng giam được xây dựng kiên cố với các phòng giam, phòng tối, xà lim chật chội, thiếu không khí cùng những tên cai ngục dữ dằn.
Hàng vạn chiến sĩ cách mạng Việt Nam ở khắp các tỉnh phía bắc từng bị giam cầm tại đây. Trong đó có nhiều chí sĩ yêu nước, đến các lãnh tụ của ảng cùng nhiều cán bộ chiến sĩ cách mạng. Dù bị giam hãm trong ngục tù, tra tấn dã man, song những người con ưu tú của dân tộc vẫn giữ vững ý chí đấu tranh, biến nhà tù trở thành trường học cách mạng, là môi trường rèn luyện ý chí và tư tưởng cách mạng. Nhiều lớp huấn luyện chính trị đã được thành lập, rèn luyện cho phong trào cách mạng nhiều chiến sĩ kiên trung.
Sau ngày Thủ đô giải phóng năm 1954, Nhà tù Hỏa Lò được đổi tên thành Trại tạm giam phạm nhân Hà Nội và trực thuộc quyền quản lý của Công an thành phố Hà Nội. Trong thời kỳ chống chiến tranh ném bom phá hoại của đế quốc Mỹ, nhà tù còn là nơi giam giữ nhiều phi công Mỹ bị ta bắt giữ. Hiện tại, trên diện tích phần lớn Nhà tù Hỏa Lò xưa kia đã trở thành một trung tâm thương mại, khách sạn và văn phòng cho thuê. Phần còn lại được bảo tồn, tôn tạo thành Khu lưu niệm Nhà tù Hỏa Lò. Nơi đây trở thành bảo tàng di tích lịch sử cách mạng đặc biệt của Thủ đô, lưu giữ các hiện vật, hình ảnh, tài liệu, hồ sơ về những tấm gương bất khuất, chiến đấu hy sinh oanh liệt của nhiều thế hệ các chiến sĩ cộng sản bị địch bắt tù đày và các chứng tích tội ác của thực dân Pháp. Tại khu di tích, hiện có đài tưởng niệm các chiến sĩ yêu nước, cách mạng đã hy sinh tại Nhà tù Hỏa Lò với các mô hình tái tạo hình ảnh lao tù thực dân cùng chiếc máy chém mà thực dân Pháp đã dùng để hành quyết các chiến sĩ yêu nước, cách mạng. ây cũng là nơi trưng bày các hiện vật, hình ảnh thể hiện tinh thần nhân đạo của Nhà nước ta với những phi công Mỹ từng bị bắn rơi trên bầu trời miền bắc.
Với nội dung trưng bày được sắp xếp theo chủ đề ở từng thời điểm, áp dụng công nghệ thuyết minh hiện đại, giúp khách chủ động trong tham quan, tìm hiểu cùng việc xây dựng nhiều chương trình trải nghiệm hấp dẫn, di tích lịch sử Khu lưu niệm Nhà tù Hỏa Lò thường xuyên đón nhiều khách trong nước và ngoài nước, nhất là vào những ngày này khi cả nước đang hướng tới kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.
Đi khắp thế giới chụp ảnh trong trang phục truyền thống các nước Nữ nhiếp ảnh gia người Ba Lan đã bắt đầu dự án này từ 8 năm trước để tôn vinh vẻ đẹp của đất nước và văn hóa những nơi cô đã đi qua. Nhiếp ảnh gia Anita Demianowicz đã đi khắp nơi trên thế giới để tìm kiếm những cảnh quan đẹp và tự ghi lại các bức ảnh tuyệt vời về...