Những bức ảnh đáng suy ngẫm về cuộc sống ở Syria
Những bức ảnh thảm khốc, hoang tàn vì cuộc khủng hoảng ở Syria cho thấy lý do người Syria đang tìm mọi cách trốn chạy khỏi đất nước mình, với hy vọng về một cuộc sống mới tốt đẹp hơn ở phương trời Tây.
Cuộc khủng hoảng ở Syria đã kéo dài dai dẳng nhiều năm qua, nhưng thế giới chỉ thực sự được đánh thức về tình trạng trên kể từ khi hình ảnh của cậu bé Aylan Kurdi đáng thương trôi dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.
Hình ảnh này đã chạm vào trái tim của nhân loại, đồng thời thể hiện một sự thật tàn khốc về khủng hoảng, đói nghèo và chiến tranh tại Syria. Sự việc cũng khiến mọi người phải bắt đầu suy nghĩ về số phận của 4 triệu người Syria đang tìm cách tị nạn và những gì phải làm để giúp đỡ họ.
Tình hình ở Syria hiện nay vô cùng thảm khốc. Cuộc nội chiến ở quốc gia này đã giết chết 250.000 người kể từ năm 2011 và khiến một nửa trong số 22 triệu người Syria phải rời bỏ nhà cửa của họ. Vox (một trang tin tức của Mỹ) mô tả, toàn bộ các khu phố bị san bằng và hàng triệu người dân phải sống trong các khu tồi tàn, nguy hiểm.
Đây là hình ảnh đã đoạt giải Pulitzer dành cho lĩnh vực văn học, báo chí trong năm 2012, được chụp bởi phóng viên Rodrigo Abd của hãng tin AP. Bức ảnh thể hiện một gia đình đang tìm cách trốn chạy khỏi thành phố của họ bởi chiến tranh và bạo lực. Ảnh: AP
Đây là trại tị nạn Yarmouk. Nó được mô tả như một “địa ngục trần gian” và là “địa điểm tồi tệ nhất trên trái đất” với các điều kiện sống vô cùng khổ sở. Bức ảnh được chụp vào năm 2014, cho thấy dòng người người chờ đợi lương thực và viện trợ, xung quanh là các tòa nhà đã bị bom đạn tàn phá. Ảnh: Getty Images
Hình ảnh các tòa nhà bị phá hủy hoàn toàn trong khu phố Khaldiyeh ở thành phố Homs vào năm 2014. Thành phố này đã được biết đến như là “thủ đô của cách mạng” khi các cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu vào năm 2011. Ảnh: Joseph Eid/AFP/Getty Images
Đây là hình ảnh sau một vụ nổ bom vào tháng 5.2015 tại Aleppo. Ảnh: Karam al-Masri/AFP/Getty Images
Video đang HOT
Kết quả của nội chiến Syria là vào năm 2013, 7,6 triệu người đã phải di chuyển khỏi nơi cư trú tới trại tập trung Atme ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Bulent Klc/AFP/Getty Images
Người tị nạn Syria chờ thức ăn từ một tổ chức phi chính phủ gần Azaz, Syria vào năm 2012. Ảnh: ManuBrabo/AP Photo
Năm 2013, tổ chức khủng bố ISIS bắt đầu tham gia cuộc chiến và nhắm mục tiêu vào dân thường cũng như phá hủy toàn bộ các khu phố. Hình ảnh trên cho thấy một số người Kurd đang ở bên trong thị trấn Kobane – nơi bị bao vây bởi ISIS vào thời điểm đó. Hiện tại ISIS đã bị đẩy lùi khỏi Kobane, nhưng tất cả mọi thứ đã bị tàn phá.
Phần lớn 4 triệu người Syria tị nạn quốc tế đang sinh sống tại các quốc gia láng giềng như Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ, trong các trại tập trung thiếu thốn về điều kiện vật chất. Trong ảnh là những đứa trẻ trong một trại tị nạn ở Jbaa, Lebanon vào cuối năm 2014. Ảnh: Anwar Amro/AFP/Getty Images
Một cậu bé bị bỏng toàn thân và phải băng bó trắng xóa cơ thể do lâm nạn trong một vụ không kích.
Toàn cảnh hoang tàn của một phần Syria. Ảnh: WJS
Theo Ngọc Phạm (tổng hợp) (danviet.vn)
Vì Nga, Mỹ bị đồng minh tạt gáo nước lạnh
Mỹ có lẽ sẽ cảm thấy không gì có thể bẽ mặt hơn khi bị chính đồng minh thân thiết lâu năm dội gáo nước lạnh bằng việc bắt tay với "đối thủ" của họ là Nga để loại bỏ "quyền bá chủ" của Mỹ.
Tổng thống Nga và Tổng thống Ai Cập
Một trong những sự kiện quốc tế đáng chú ý nhất trong những ngày gần đây là việc Nga và Ai Cập đang thắt chặt quan hệ ở mức chưa từng có bất chấp việc Ai Cập từng là một nước vốn là đồng minh lâu năm gắn bó với Mỹ, .
Ngoài lợi ích kinh tế chung cho cả hai phía, sự thân thiết giữa Ai Cập và Nga cũng như mối quan hệ đối tác chiến lược ngày càng bền chặt giữa hai nước này đã cho thấy một lập trường chung của họ về việc không chấp nhận "thế độc quyền, bá chủ của Mỹ" trên thế giới. Đây có lẽ là điều khiến Mỹ cảm thấy ngỡ ngàng và sốc nhất.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 9/2 đã bắt đầu chuyến thăm chính thức 2 ngày đến thủ đô Cairo. Tại đây, ông đã có các cuộc hội đàm với người đồng cấp Ai Cập Abdel-Fattah al-Sisi về việc tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược và đẩy mạnh hợp tác kinh tế, quân sự giữa hai nước Nga và Ai Cập.
"Thông điệp đầu tiên sau chuyến thăm là cả Nga và Ai Cập đều không hài lòng với sự bá chủ của Mỹ ở cả trên lĩnh vực kinh tế và chính trị", ông Nourhan al-Sheikh - một giáo sư về khoa học chính trị ở trường Đại học Cairo và cũng là một chuyên gia về Nga đã nhận định như vậy.
Vị giáo sư trên đã nói rằng, việc Nga và Ai Cập bác bỏ sự thống trị của Mỹ cũng được thể hiện qua lời phát biểu của Tổng thống Ai Cập Sisi về sự cần thiết phải "thiết lập một hệ thống kinh tế quốc tế công bằng hơn".
Mặc dù ông Sisi không chỉ đích danh tên nước Mỹ nhưng Tổng thống Ai Cập hôm qua (10/2) đã cho biết trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Putin rằng thế giới cần phát triển "một hệ thống quốc tế dân chủ hơn, công bằng hơn và an toàn hơn cho tất cả mọi nước".
Ai Cập đang phải đối diện với sự chỉ trích từ phương Tây do Mỹ dẫn đầu kể từ khi ông Sisi - người từng là một lãnh đạo quân sự, đứng lên dẫn đầu một cuộc đảo chính lật đổ cựu Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi hồi tháng 7 năm 2013. Trong khi đó, Nga đang phải hứng chịu sự dồn ép, gây áp lực cũng như các biện pháp trừng phạt của phương Tây vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Giáo sư Sheikh miêu tả chuyến thăm của Tổng thống Putin đến thủ đô Cairo là "mang tính ủng hộ và thể hiện sự nhiệt thành" bởi chuyến thăm đó cho thấy Nga tự tin vào sự ổn định của đất nước Ai Cập. Ông Putin đã đến Cairo trước thềm một hội nghị thượng đỉnh kinh tế được chờ đợi lâu nay của Ai Cập. Hội nghị thượng đỉnh này sẽ được tổ chức ở Sharm El-Sheikh vào tháng Ba với mục đích mở ra các cơ hội đầu tư cho những doan nghiệp nước ngoài vào Ai Cập.
"Chuyến thăm của ông Putin giống như minh chứng cho thấy Nga tin tưởng Ai Cập là một đất nước đủ tin cậy, đủ ổn định, đủ an toàn để thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược cũng như thực hiện những khoản đầu tư khổng lồ", giáo sư Sheikh phân tích, nhấn mạnh đến việc thủ đô Cairo là điểm đến nước ngoài đầu tiên mà Tổng thống Nga Putin lựa chọn trong năm 2015.
Trong khi sự ủng hộ của Nga là rất quan trọng cho Ai Cập trong cuộc chiến chống khủng bố cũng như trong các nguyện vọng phát triển thì Nga cũng cần Ai Cập như một cánh cổng để duy trì các lợi ích của mình ở Trung Đông cũng như để giúp Nga vượt qua sự cô lập về kinh tế mà Mỹ và phương Tây đang tìm cách tạo ra để gây áp lực với Moscow.
Tổng thống Sisi và người đồng cấp Putin đã nhất trí với nhau về việc xây dựng một nhà máy hạt nhân ở thành phố ven biển của Ai Cập, một khu vực thương mại tự do giữa Nga và Ai Cập cũng như một thành phố công nghiệp của Nga gần khu vực hành lang của Kênh đào Suez.
"Nga sẽ đáp ứng nhu cầu của Ai Cập cho các dự án năng lượng cũng như các thoả thuận vũ khí trong khi Ai Cập sẽ cung cấp cho Nga nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp và các mặt hàng tiêu dùng khác mà Nga đang phải chịu ảnh hưởng vì những đòn trừng phạt của phương Tây", giáo sư Sheikh cho biết, nói thêm rằng đây là điều "giải thích cho việc lợi ích chung giữa Nga và Ai Cập lớn như thế nào".
Tổng Putin hôm qua đã phát biểu tại thủ đô Cairo rằng có hơn 400 công ty Nga đang hoạt động ở Ai Cập và rằng 3 triệu du khách Nga đến thăm Ai Cập trong năm 2014, tăng 50% so với năm 2013.
Giá trị giao dịch thương mại hàng năm giữa Ai Cập và Nga đã vượt quá 4 tỉ USD và ước tính con số này sẽ đạt tới 5 tỉ USD trong tương lai gần.
"Quyết định của Nga và Ai Cập trong việc thay thế đồng USD bằng đồng tiền địa phương trong các giao dịch thương mại chung cũng là một phần trong chính sách chống sự bá quyền của Mỹ", ông Abdel-Moneim Fawzi - người đứng đầu ban ngoại giao của tờ báo nhà nước Gomhuria ở Ai Cập nhận định.
Theo ông Fawzi, Nga trước đó đã có những động thái tương tự với các đồng minh thân thiết như Trung Quốc và Thái Lan. Đây được xem như là một nỗ lực nhằm "làm lung lay sự thống trị của đồng đô la Mỹ".
Theo chuyên gia ngoại giao Fawzi, những bước đi mới nhất của Nga và Ai Cập đã phát đi một thông điệp quan trọng rằng hệ thống cấu trúc quốc tế sẽ không thể duy trì mãi thế "một cực".
"Ví dụ, không giống như Mỹ, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và nước này không tìm cách áp đặt ý chí lên các nước khác. Nga cũng như vậy", ông Fawzi phân tích.
Đồng quan điểm với giáo sư Sheikh, ông Fawzi cho rằng, Nga và Ai Cập có lợi ích bổ sung lẫn nhau và có nhu cầu chung cần đến sự ủng hộ cả về kinh tế lẫn chính trị của nhau, "trong khi Mỹ muốn sắp xếp thế giới theo ý chí và cách nhìn của họ".
Hai nguyên thủ của Ai Cập và Nga còn chia sẻ lập trường chung với nhau trong các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có sự cần thiết phải đạt được các giải pháp chính trị trong những cuộc khủng hoảng ở Syria, Libya, Iraq và Yemen, cũng như trong việc phải thực hiện giải pháp hai nhà nước nhằm kết thúc cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.
Giới chuyên gia tin rằng, việc tiến gần tới Nga là một phần trong chính sách đối ngoại của AI Cập nhằm tạo ra một loại cân bằng trong quan hệ giữa nươc snafy với các cường quốc tế giới ở phương Tây cũng như phương Đông qua việc củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược với những nước có ảnh hưởng như Nga, Trung Quốc và Nhật Bản.
Theo NTD