Những bức ảnh đáng sợ nhất trong đại dịch Ebola
Mặc dù bùng phát tại Guinea nhưng quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch Ebola lại là Liberia với số người thiệt mạng cao nhất. Mới đây, trang Businessinsider đã cho đăng tải những hình ảnh trong vùng tâm dịch tại Liberia.
Dịch bệnh Ebola bắt đầu bùng phát tại Guinea từ tháng 12/2013. Tuy nhiện, đến tháng Ba năm nay, căn bệnh quái ác đã lan nhanh tới Liberia – 1 trong những quốc gia nghèo nhất thế giới.
Đến tháng 6/2014, các nhân viên y tế đến từ nhóm Doctors Without Borders miêu tả dịch bệnh Ebola là “ngoài tầm kiểm soát”. Quận West Point thuộc thủ đô Monrovia với 75.000 người dân là 1 trong những vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong trận dịch này.
Sự nghèo khó tại Liberia càng khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Với 84% dân số có hoàn cảnh khó khăn, người dân thường có điều kiện sống thiếu thốn, thiếu nước sạch và nhà vệ sinh sạch đẹp. Không có đủ nước sinh hoạt, người dân cũng không hề quan tâm đến việc giữ gìn vệ sinh.
Những thông tin chưa thực sự chính xác và khoa học về căn bệnh Ebola xuất hiện khắp nơi.
Nhóm nhân viên y tế mặc áo bảo hộ đang tiến hành khử trùng căn phòng của bệnh nhân nhiễm Ebola ở Liberia.
Ban đầu, nhiều người Liberia được thông báo về nguyên nhân thiệt mạng của người thân là do họ mắc căn bệnh khác. Nhiều thi thể nạn nhân không được xét nghiệm trước khi chôn cất hay hỏa táng. Các nhân viên của Bộ Y tế Liberia đang đưa thi thể các nạn nhân nhiễm Ebola lên giàn thiêu.
Video đang HOT
Đám đông chưa tin vào bệnh dịch và cho rằng Ebola chỉ là trò lừa đảo.
Những người dân ở West Point đã tranh thủ hôi của của các nạn nhân nhiễm Ebola sau khi họ bị đặt trong trạm cách ly. Nhiều người thậm chí còn tranh thủ lấy đi những đồ vật có khả năng nhiễm virus Ebola như đệm, tấm ga giường nhuốm máu.
Một vùng đất rộng lớn chứa đầy rác thải, đồ dùng và quần áo của các nan nhân nhiễm Ebola.
Một nhà chăm sóc sức khỏe cộng đồng đang cố gắng thay đổi nhận thức của người dân về căn bệnh cũng như cách phòng chống Ebola.
Các nhân viên y tế của Tổ chức UNICEFT đang tuyên truyền thông tin về virus Ebola. Một trong những biện pháp hiệu quả nhất trong việc phòng chống Ebola là rửa tay thật sạch.
Những người dân bị nghi nhiễm Ebola được đưa tới các khu cách ly. Trong ảnh là cậu bé Andrew (14 tuổi). Cậu bé sắp bị đưa ra khu cách ly, rời xa gia đình.
Nhiều trường học biến thành trung tâm Ebola. Trong ảnh: Một người đàn ông nhiễm Ebola kiệt sức, ngã quỵ trên nền nhà.
Các nhân viên y tế đến từ Tổ chức Doctors Without Ebola đang xây dựng 1 trung tâm chữa trị Ebola gần Monrovia. Trung tâm gồm 120 giường bệnh, và dự định sẽ mở rộng thành 350 giường bệnh. Đây là trung tâm chữa trị Ebola lớn nhất trong lịch sử.
Các bệnh nhân nghi nhiễm Ebola ngày một kéo đến đông đúc.
Nhiều trường học buộc phải đóng cửa, nhiều khu vực bị cách ly.
Bạo loạn nổ ra tại thành phố Monrovia, thủ đô của Liberia, sau khi những người biểu tình bao vây nhà của Miatta Flowers, quan chức phụ trách khu ổ chuột West Point, và đổ lỗi cho bà vì biến khu dân cư xung quanh thành điểm kiểm dịch Ebola.
Giá cả thực phẩm và nước sạch tại vùng tâm dịch bị đội lên nhiều lần.
Chính phủ phân phát gạo, dầu ăn và các loại thực phẩm cho người dân ở vùng tâm dịch.
Nhiều trẻ em trở thành nạn nhân đáng thương trong đại dịch lịch sử.
Tổ chức Y tế thế giới cho biết đại dịch Ebola đã ảnh hưởng tới 20.000 người dân. Và cho đến nay, ít nhất 1.552 người đã thiệt mạng trong đại dịch này. Theo Thanh niên
Theo_Megafun
Hiện đã có 3069 ca mắc và 1552 trường hợp tử vong do Ebola
Tính đến cuối tuần này, đã có 3.069 người nhiễm vi rút Ebola tại Liberia, Guinea, Sierra Leone, Nigeria, và mới đây là Senegal (với ca đầu tiên xuất hiện vào ngày 30.8).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, đến nay sự bùng phát của vụ dịch Ebola vẫn chưa có dấu hiệu chững lại, theo thông tin cập nhật mới nhất đến ngày 26.8 đã có 3.069 ca mắc và 1.552 trường hợp tử vong ở 4 nước Tây Phi, tổ chức này lo ngại dịch bệnh Ebola có thể tiếp tục gây nhiễm cho 20.000 người.
Các chuyên gia y tế của WHO khuyến cáo rằng các nước cần phải tuân theo lộ trình hướng dẫn và phối hợp quốc tế để đối phó với sự bùng phát của dịch bệnh này. Lộ trình đối phó này thúc giục các nước ngay lập tức áp dụng kế hoạch ứng phó toàn diện cũng như tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó của các nước, bao gồm việc huy động và duy trì nguồn nhân lực đủ để thực hiện các biện pháp ứng phó, đảm bảo các thiết bị bảo hộ thích hợp cũng như các thiết bị cần thiết khác.
Ước tính, chi phí để thực hiện lộ trình đối phó này trong vòng 6 tháng là 489 triệu USD để hỗ trợ cho 750 nhân viên y tế thế giới và 12.000 nhân viên y tế của từng quốc gia.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo vi rút gây bệnh Ebola đang liên tục biến đổi và đột biến một cách nhanh chóng, gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị.
Các quan chức WHO cho biết, nếu các sản phẩm thực phẩm được chế biến đúng cách và được nấu chín thì con người có thể không bị nhiễm bệnh do tiêu thụ chúng vì virus Ebola bị bất hoạt thông qua nấu chín. Các biện pháp vệ sinh cơ bản có thể ngăn ngừa nhiễm trùng ở những người tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm bệnh hoặc với thịt sống và các sản phẩm bao gồm việc rửa tay thường xuyên, thay quần áo và giày trước và sau khi chạm vào các động vật này và sản phẩm của chúng. Tuy nhiên, không nên tiêu thụ động vật bị bệnh và bị ốm.
Theo Lao động
Kinh hoàng chó ăn thịt thi thể bệnh nhân Ebola - Người dân trong một ngôi làng ở Liberia cho biết, thi thể các bệnh nhân nhiễm virus Ebola được chôn cất tập thể đã bị những con chó đào bới và ăn thịt. Tin tức từ Daily Mail cho biết, những con chó đã đào bới và kéo thi thể bệnh nhân nhiễm virus Ebola ra đường phố ở Liberia để ăn...