Những bức ảnh ‘biết nói’ về 12 năm nội chiến ở Syria
Cách đây 12 năm, người biểu tình đổ ra các con phố tại Syria lên tiếng phản đối chính phủ.
Sau đó, cuộc nổi dậy đã biến thành nội chiến kéo dài nhiều năm, khiến hàng triệu người mất nhà cửa và hàng trăm nghìn người thiệt mạng.
Liên hợp quốc (LHQ) vào năm 2022 ước tính rằng tính từ tháng 3/2011, trên 306.000 người Syria đã thiệt mạng, tương đương 1,5% dân số nước này. Ngay cả trước khi trận động đất kinh hoàng 6/2 xảy ra, LHQ cho biết có khoảng 14,6 triệu dân Syria cần hỗ trợ nhân đạo cùng 6,9 triệu người mất nhà cửa và trên 5,4 triệu người Syria đang sống tị nạn ở các quốc gia láng giềng.
Xung đột tại Syria phần lớn đã đóng băng nhưng vẫn xảy ra giao tranh gián đoạn, đặc biệt là ở khu vực Tây Bắc.
Dưới đây là những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc chân thực, lột tả phần nào tác động của cuộc nội chiến đối với người dân, cơ sở hạ tầng Syria:
Video đang HOT
Người đàn ông bị phủ một lớp bụi ngồi bần thần trên đường phố Aleppo năm 2017. Ảnh: AFP Aleppo là một trong những nơi chịu tác động nặng nề của cuộc nội chiến. Bốn năm giao tranh xảy ra trong Aleppo khiến nhiều khu vực của thành phố này bị phá hủy hoàn toàn. Theo Liên hợp quốc, Aleppo cũng là nơi có tỷ lệ tử vong cao nhất trong nội chiến tại Syria với trên 51.000 người thiệt mạng trong giai đoạn từ 2011 đến 2021.
Cậu bé Omran Daqneesh 4 tuổi với gương mặt sững sờ khi đầu bị thương và toàn thân phủ bụi ngồi trong xe cứu thương đã trở thành hình ảnh gây chấn động năm 2016, biểu tượng của hàng triệu người dân thường phải chịu tác động từ cuộc nội chiến Syria. Ảnh: AFP
Trong bức bên trái là khu chợ trung cổ tại thành phố Aleppo vào tháng 4/2021 và bức ảnh bên phải là chính khu chợ này 6 tháng sau đó. Theo UNESCO, có đến 60% thành cổ Old City tại Aleppo bị hư hại nặng nề do giao tranh tại đây. Ảnh: AFP
Chị gái của Mohammed Ismael – một nạn nhân trong vụ đáng bom liều chết do Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện tại Tal Tamr, tỉnh Hasakeh năm 2015 – thương xót em trai. Ảnh: AFP IS đã hiện diện tại Syria và gây ra nhiều hành vi bạo lực tàn ác trong khu vực chúng kiểm soát. Đến năm 2019, chúng đã bị đánh bại.
Trẻ em Syria chờ được sơ tán tránh xung đột tại tỉnh Hasakeh, miền Đông Bắc Syria, ngày 18/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Những người đàn ông Syria bế trẻ nhỏ qua các tòa nhà đổ nát sau một trận không kích tại Aleppo tháng 9/2016. Ảnh: AFP
Người mất nhà cửa tại Syria chờ nhận hỗ trợ thực phẩm tại phía Nam Damascus tháng 1/2014. Ảnh: Reuters
Người đàn ông đau đớn sau khi nghe tin về cái chết của hai con tại Aleppo tháng 1/2013. Ảnh: Reuters
Mỹ tiêu diệt một số thành viên cấp cao IS tại Syria
Theo Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM), các lực lượng nước này đã tiêu diệt 1 thành viên cấp cao của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trong một cuộc tấn công vào rạng sáng 6/10 tại miền Đông Bắc Syria.
Binh sĩ Mỹ tuần tra tại làng Jawadiyah, thuộc tỉnh Hasakeh, Syria. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố qua thư điện tử, người phát ngôn của CENTCOM, Đại tá Joe Buccino nêu rõ: "Các lực lượng CENTCOM đã tiến hành một cuộc đột kích tại miền Đông Bắc Syria nhằm vào một thành viên cấp cao của IS là Rakkan Wahid al-Shammari, người chuyên hỗ trợ cho hoạt động buôn vũ khí và các tay súng của IS".
Tuyên bố nêu rõ, các lực lượng Mỹ đã tiêu diệt Shammari, làm bị thương 1 phụ tá của tên này và bắt giữ 2 đối tượng khác. Chiến dịch được thực hiện nhằm vào làng Muluk Saray, nằm cách thành phố Qamishli nằm dưới sự kiểm soát của người Kurd 17 km về phía Nam.
Trong khi đó, Đài phát thanh Syria cho biết chiến dịch này của Mỹ có sự tham gia của nhiều máy bay trực thăng.
Chiều cùng ngày, các lực lượng Mỹ cũng tiến hành một cuộc không kích khác ở miền Bắc Syria, tiêu diệt 2 thành viên cấp cao khác của IS, trong đó có Abu Hashum al-Umawi.
Mỹ đang đứng đầu một liên minh quân sự chống IS ở Syria. Tháng 7 vừa qua, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết đã tiêu diệt thủ lĩnh hàng đầu của IS là Maher al-Agal trong một cuộc không kích bằng máy bay không người lái ở khu vực miền Bắc Syria. Theo CENTCOM, al-Agal là 1 trong 5 thủ lĩnh hàng đầu của IS, chịu trách nhiệm mở rộng địa bàn hoạt động của nhóm cực đoan này tại Iraq và Syria.
5 điều 'cấm kỵ' lớn EU đã phá vỡ do xung đột Nga - Ukraine Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã buộc EU phải xem xét lại nhiều chính sách của mình, chẳng hạn như viện trợ sát thương, tị nạn và mở rộng liên minh. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Leyen (trái) và Tổng thống Ukraine Zenlensky. Ảnh: AP EU được thành lập để ngăn chặn chiến tranh tàn phá lục địa châu Âu và...