Những bữa cơm thiện nguyện tiếp sức cho bệnh nhân nghèo
Cùng với quán cơm 2 nghìn đồng, còn có bữa trưa miễn phí cho bệnh nhân nghèo dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa của Câu lạc bộ thiện nguyện Hệ thống Y tế GEM (phường Phù Đổng, thành phố Pleiku).
Quán cơm 2 nghìn đồng của chị Nguyễn Thị Huy (sinh năm 1989, trú tại tổ 4, phường Hội Thương, thành phố Pleiku, Gia Lai) mở trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai giúp nhiều người nghèo bớt khó khăn khi vào viện. (Ảnh: TTXVN)
Để hỗ trợ bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nghèo, nhiều cá nhân, tổ chức tại thành phố Pleiku (Gia Lai) đã tổ chức các hoạt động nấu cơm thiện nguyện.
Cuối tháng 4/2024, trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai xuất hiện một quán cơm chay từ thiện có tên Thị Huy. Hằng ngày, quán cơm có khoảng 200-300 suất ăn miễn phí dành cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hoặc người nghèo.
Lúc đầu, quán miễn phí 100%, tuy nhiên sau đó, nhiều người có ý kiến muốn trả tiền để đóng góp vào những phần ăn miễn phí dành người nghèo nên chủ quán đã lấy mỗi suất cơm 2 nghìn đồng.
Chị Nguyễn Thị Huy (sinh năm 1989, trú tổ 4, phường Hội Thương, thành phố Pleiku, Gia Lai) cho biết, chị từng đi thăm nuôi người thân nằm viện và chứng kiến nhiều hoàn cảnh hết sức khó khăn. Vì vậy, chị quyết định mở quán ăn từ thiện để giúp đỡ những bệnh nhân nghèo giảm bớt một phần chi phí.
Do điều kiện công việc của chị Huy và những cộng sự nên quán cơm từ thiện chỉ phục vụ buổi trưa vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần. Quán không sử dụng thịt động vật.
Món ăn chính của quán là trứng gà, đậu khuôn, chả chay, cá chay, dưa leo, rau xào và canh các loại. Sau mỗi bữa ăn còn có trái cây tráng miệng như: chuối, táo, lê, nhãn; nước uống có chè đậu xanh, nước đậu nành, nước mía, trà tắc, nước lá mát…
Ông Nguyễn Thanh (75 tuổi, thôn 2, xã Ia H’lốp, huyện Chư Sê, Gia Lai) cho biết, hơn 1 tuần đi chăm vợ điều trị ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, cứ đúng 11 giờ, ông tới quán Thị Huy để ăn cơm. Cơm rất ngon, sạch sẽ, đảm bảo dinh dưỡng.
“Được ăn suất cơm như thế này, những bệnh nhân khó khăn sẽ tiết kiệm được một phần chi phí. Đây là việc làm ý nghĩa, thiết thực và nhân văn,” ông Thanh chia sẻ.
Cùng với quán cơm 2 nghìn đồng, còn có bữa trưa miễn phí cho bệnh nhân nghèo dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa của Câu lạc bộ thiện nguyện Hệ thống Y tế GEM (phường Phù Đổng, thành phố Pleiku).
Video đang HOT
Theo chị Trần Thị Mỹ Hằng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ thiện nguyện Hệ thống Y tế GEM, 2 năm qua, hằng tháng, 200 thành viên là nhân viên y tế GEM đều đặn trích thu nhập cho Câu lạc bộ chi 20 triệu đồng/tháng để mua các suất ăn miễn phí phục vụ bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Câu lạc bộ có một tủ bánh mì từ 300-400 cái để phát miễn phí cho bệnh nhân. Ngoài ra, Câu lạc bộ cũng hỗ trợ miễn phí từ 40-50 suất cơm trưa mỗi ngày cho người nhà và bệnh nhân.
Tại thành phố Pleiku, hoạt động từ thiện cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang được tổ chức thường xuyên tại các cơ sở y tế. Ngoài quán cơm 2 nghìn đồng, tủ bánh mì, suất cơm miễn phí, còn có nhiều nhóm từ thiện phát cháo cho bệnh nhân nhi, bệnh nhân chạy thận…
Những nghĩa cử cao đẹp ấy được đông đảo người dân địa phương ủng hộ. Nhiều người hưởng ứng bằng cách quyên góp tiền, gạo, gia vị cho các bếp ăn, nhóm từ thiện./.
Kiểm soát suất ăn từ thiện tại bệnh viện: Khó nhưng phải làm!
Việc phát cơm, suất ăn từ thiện là một nghĩa cử cao đẹp nhằm san sẻ một phần khó khăn với những người bệnh có hoàn cảnh ngặt nghèo.
Tuy nhiên, tại TPHCM, không ít sự việc ngộ độc đáng tiếc đã xảy ra, thậm chí đã có trường hợp tử vong, hàng loạt người nhập viện.
Điều này đặt ra phương án quản lý thực phẩm từ thiện, hoạt động chế biến, bảo quản phải có quy trình chặt chẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh để những sự việc đáng tiếc xảy ra đối với sức khỏe con người.
Chặt chẽ suất ăn từ thiện ở bệnh viện
Sáng sớm, hơn 200 người là thân nhân bệnh nhân ở Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) đã tập trung về căn "Bếp yêu thương" để nhận phần ăn sáng từ chi hội từ thiện. Những món ăn nóng hổi, thơm phức được nhanh chóng mang về cho người bệnh. Bếp có đầy đủ khay, muỗng, đũa, chỗ ngồi sạch sẽ nên nhiều thân nhân tranh thủ ăn luôn khi còn nóng.
Bà Mai Ngọc Châu - nhóm trưởng của một chi hội ở "Bếp yêu thương" cho biết, thực phẩm ở đây đều là món chay. Vì vậy, khâu lựa chọn thực phẩm, chuẩn bị sẽ được thực hiện từ tối hôm trước rồi bảo quản lạnh. Đến sáng sớm ngày hôm sau tiếp tục được rửa lại với nước muối rồi chế biến:
"Chúng tôi nấu xong là đem đi liền, vô tới đây là còn nóng hổi, vừa kho đậu hũ vừa làm bún. Món này chỉ ăn buổi sáng không để tới buổi trưa, vì nấu từ 4h sáng để tới trưa sẽ bị hư, vừa tới là ở đây cho vô luôn, nửa tiếng là phát xong hết", bà Châu chia sẻ.
Thân nhân bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy sử dụng hộp đựng thức ăn dùng được nhiều lần để hạn chế lên men, hư hỏng đồ ăn.
Ông Lê Minh Hiển - Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, có 4 chi hội từ thiện cung cấp suất ăn miễn phí cho thân nhân (chia làm 5 khung giờ trong ngày). Mỗi ngày, bếp cung cấp khoảng 4.500 suất ăn. Bếp quy định không sử dụng hộp nhựa, hộp xốp dùng 1 lần. Các thân nhân mang hộp nhựa dùng nhiều lần để giúp giảm sự lên men, hạn chế thức ăn bị "đổ mồ hôi", dẫn đến hư hỏng.
Đặc biệt, "Bếp yêu thương" trang bị một tủ lạnh to, mỗi chi hội lưu mẫu thức ăn ở ngăn riêng. Ông Lê Minh Hiển chia sẻ:
"Những chi hội như chị Châu khi vào "Bếp yêu thương" là phải lấy mẫu cũ bỏ đi, lấy hộp mới để lưu mẫu mới, rồi mọi người mới bắt đầu rửa mặt, rửa tay, mang tạp dề, khẩu trang, đội nón rồi phát suất ăn. Nếu xảy ra trường hợp đau bụng do ngộ độc thức ăn, thì chúng tôi có thể lấy mẫu đã lưu để kiểm tra có phải do thức ăn của mình hay không".
Tủ lưu mẫu thức ăn phát từ thiện mỗi ngày tại Bếp yêu thương, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 1, hiện có 3 đơn vị phát suất ăn miễn phí với khoảng gần 1.200 phần ăn/ngày. Không chỉ lo thức ăn ngon, dễ tiêu hóa cho các bé mà còn phải bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Theo ông Chu Văn Thành - Trưởng phòng Công tác xã hội của Bệnh viện Nhi đồng 1, những bệnh nhân điều trị tại đây đều là trẻ bị bệnh nặng, ốm yếu. Do đó các đơn vị này đều phải ký hợp đồng, có giấy an toàn vệ sinh thực phẩm, thủ tục giấy tờ xuất trình đầy đủ mới được cung cấp thực phẩm cho trẻ. Mẫu thức ăn cũng được lưu tại Khoa Dinh dưỡng.
Ông Thành cho hay, bệnh viện đã từ chối nhiều nhà hảo tâm, nhóm từ thiện khi họ không có các giấy tờ liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua đó, Phòng Công tác xã hội cũng giải thích, tư vấn cho nhiều người đổi sang hình thức hỗ trợ sản phẩm đóng gói như sữa, bánh...
"Nhiều người bảo tại sao chỉ xin vô cho bệnh nhân ăn thôi mà bệnh viện làm khó, nhưng mình cũng phải cố gắng giải thích để họ hiểu. Một vài nhóm tự nấu thì đa số không có giấy tờ. Còn nhiều nhóm thì sau khi giải thích, họ về tìm mua thực phẩm ở các đơn vị nổi tiếng, có uy tín, có giấy tờ an toàn vệ sinh thực phẩm thì tiếp tục liên hệ rồi hỗ trợ cho bệnh nhân", ông Thành giải thích.
Khó quản lý thực phẩm từ thiện
Chị Nguyễn Thị Ngọc Thu, ngụ thành phố Thủ Đức, TPHCM cho biết, nhóm đã phát cơm từ thiện gần 10 năm qua. Sản phẩm từ thiện đều được lựa chọn từ siêu thị, có nguồn gốc xuất xứ, tự tổ chức nấu vào các ngày rằm, cuối tháng, mùng 1.
Trước đây, phần lớn nhóm hoạt động chủ yếu trong Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2. Tuy nhiên, tháng 5 vừa qua, trên địa bàn thành phố Thủ Đức xảy ra vài trường hợp ngộ độc do bánh mì chả bán dạo, bệnh viện đã đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn, yêu cầu cả giấy an toàn vệ sinh thực phẩm. Do không cung cấp được nên nhóm chỉ phát ở bên ngoài khuôn viên bệnh viện.
Nhà hảo tâm lựa chọn thực phẩm và tự tay nấu để phát từ thiện.
Cũng theo chị Thu, mặc dù mong muốn được tự làm, tự tay trao cho thân nhân, bệnh nhân, nhưng quy định khó khăn nên nhóm không thể đáp ứng được. Do đó, nhóm mong muốn có phương án hỗ trợ để lan tỏa được nhiều hơn tấm lòng thiện nguyện:
"Khó khăn là mình không có giấy an toàn vệ sinh thực phẩm. Làm từ một nhóm, không ai có kinh nghiệm và cũng không có người trong ngành y tế. Làm sao để tiếp cận phát cơm cho bệnh nhân, vẫn chứng minh được hàng hóa từ siêu thị, chọn ở những nơi an toàn, nhưng chúng tôi vẫn không có cách nào để nhóm nhỏ như mình làm được giấy chứng nhận an toàn đó", chị Ngọc Thu trăn trở.
Trong khuôn viên bệnh viện, hoạt động từ thiện lớn có tổ chức, được bệnh viện quản lý một cách khoa học, chặt chẽ. Tuy nhiên, các suất ăn từ thiện bên ngoài khuôn viên bệnh viện và cả ở địa bàn dân cư vẫng đang là "mảng trống".
Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM thừa nhận, chưa có cách quản lý hiệu quả thực phẩm từ thiện. Chủ yếu các cơ quan chức năng trông cậy vào hành động, tấm lòng thiện nguyện, nhà hảo tâm sẽ được lựa chọn cẩn thận các sản phẩm trao tặng.
Tuy nhiên, về mặt pháp luật, loại hình này có nhiều điểm tương tự với thực phẩm đường phố, không đăng ký kinh doanh, không cần giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, Ban sẽ phối hợp tăng cường tuyên truyền, cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng chế biến, kinh doanh, tiêu dùng; về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm; đồng thời tăng cường giám sát các bếp ăn tập thể trên địa bàn...
"Chúng tôi đã có kế hoạch thống kê tất cả các cơ sở từ thiện ở các quận huyện. Trước mắt chúng tôi cũng sẽ tập huấn, tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho người làm từ thiện để chuẩn bị những bữa ăn đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân", bà Phạm Khánh Phong Lan nói.
Phá thùng từ thiện của bệnh viện để trộm tiền Kẻ gian phá hỏng thùng quyên góp ủng hộ bệnh nhân nghèo ở Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, Quảng Bình và lấy đi số tiền trong đó. Ngày 6/10, lãnh đạo Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, Quảng Bình đã trình báo với cơ quan Công an địa phương về việc kẻ...